Bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu Sự biến đổi cơ cấu giai cấp xã hội Miền Bắc (Trang 33 - 38)

II. Một số nhận xét về cơ cấu giai cấp xã hội Miền Bắc trong thời kì 1954 –

4.Bài học kinh nghiệm

Sức mạnh vĩ đại của miền Bắc trong chiến tranh chống Mỹ cứu nước một phần xuất phát từ sự biến đổi cơ cấu giai cấp xã hội, điều này là không thể phủ nhận được. Nhưng mặt khác, có rất nhiều sai lầm và hạn chế nảy sinh, cần phải giải quyết. Nhất là khi trên thế giới xu thế hòa bình, hợp tác hóa đang diễn ra mạnh mẽ. Việt Nam sau khi bước ra khỏi chiến tranh để tồn tại và phát triển cũng phải hòa vào dòng chảy của lịch sử đó. Chính những bài học kinh nghiệm của miền Bắc trong thời kì lịch sử này là vô

cùng quý báu cho Việt Nam bước vào con đường Đổi mới, phát triển theo hướng hiện đại hóa.

4.1 Về lực lượng, thành phần xã hội đa dạng

Triết học Mác-Lênin chỉ ra có quy luật phủ định, nhưng đó không phải là phủ định sách trơn, mà nó có sự kế thừa giữa cái cũ và cái mới để tạo ra bước phát triển cao hơn. Cũng như vậy, một xã hội phát triển bình thường là một xã hội biết kế thừa những ưu điểm của xã hội cũ.

Quá độ từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu lên chủ nghĩa xã hội là một chặng đường dài, bao gồm nhiều thành phần, lực lượng xã hội khác nhau. Xã hội càng phát triển, cơ cấu giai tầng càng phức tạp.

Lịch sử phát triển tự nhiên của xã hội chưa từng có một xã hội nào có cấu trúc đơn giản lại có khả năng phát triển lâu dài. Ngược lại, một cơ cấu xã hội với nhiều tầng lớp xã hội khác nhau, trong quá trình cùng tồn tại và tương tác mới thúc đẩy xã hội biến chuyển không ngừng.

Hơn thế nữa, trong hoàn cảnh hiện tại, nội dung tính đa dạng của cơ cấu giai tầng xã hội còn bị chi phối bởi bối cảnh quốc tế và khu vực.

Sự chuyến biến về nhận thức này được đánh dấu bằng cuộc họp của Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần VI năm 1986. Đó là một bước chuyển quan trọng đưa nước ta vào xu thế phát triển của thời đại mới.

4.2 Về cơ cấu giai cấp xã hội xã hội chủ nghĩa không phát triểnmột cách tự phát. một cách tự phát.

Bản chất cơ cấu xã hội xã hội chủ nghĩa là đa dạng, nhưng phát triển theo định hướng, có tổ chức. Vấn đề là nhận thức đúng quy luật phát triển khách quan, chứ không phải là từ ý chí chủ quan, để xây dựng cơ cấu xã hội.

Phải tôn trọng mọi lực lượng xã hội, mọi thành phần kinh tế quốc dân đều bình đẳng như nhau nếu sự phát triển của chúng đều nhằm bảo đảm quyền lợi của mình, đồng thời bảo đảm quyền lợi chung của toàn xã

hội. Nhưng cũng không vì bất cứ lí do nào mà sao nhãng việc chăm lo lực lượng trụ cột của quốc gia là công nhân và nông dân.

Cũng giống như lịch sử nhiều quốc gia trên thế giới, trong quá trình xây dựng cơ cấu xã hội xã hội chủ nghĩa đã mắc phải những sai lầm chủ quan, duy ý chí. Nhưng điều quan trọng là Việt Nam đã nhận ra những sai lầm đó và Đại hội VI (12 – 1986) của Đảng, đã đề ra đường lối đổi mới. Đó là sự đổi mới từ bên trong để tự cường đất nước, tự cường dân tộc theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Trong những năm 1954 – 1975 giai cấp công nhân và nông dân tập thể là lực lượng chủ chốt của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Từ thời kì đổi mới đến nay, có nhiều lực lượng xã hội khác ở nhiều thành phần kinh tế khác nhau cùng tồn tại. Nếu bài học kinh nghiệm xây dựng cơ cấu giai cấp xã hội thời kì 1954 – 1975 chỉ ra cần phải phát triển xã hội toàn diện bằng xây dựng cơ cấu giai cấp đa dạng, thì ngược lại bài học của ngày hôm nay phải chăng là cần quan tâm hơn nữa, tổ chức tốt hơn nữa hai giai cấp rường cột của đất nước là công – nông.

Trong xã hội Việt Nam hiện đại, nếu không tổ chức lại sản xuất, không chấn chỉnh lại lực lượng lao động toàn xã hội, mà trước hết là đội ngũ cán bộ, công nhân viên chức và giai cấp nông dân, thì đất nước không thể thực hiện được công nghiệp hóa, hiện đại hóa một cách nhanh chóng được.

Nhìn lại con đường quá độ công nghiệp hóa của các quốc gia trên thế giới thuộc hệ thống các nước công nghiệp phát triển như Anh, Mỹ, Pháp, Nhật Bản, chúng ta thấy con đường và mô hình của họ cực kì phức tạp, lâu dài, biến động không ngừng và không có mẫu số chung nào. Mỗi quốc gia với một điều kiện, hoàn cảnh riêng nên có bước đi riêng. Bởi vậy, không có một mô hình sản xuất cụ thể nào có thể đúng để áp dụng vào Việt Nam.

Đất nước chúng ta đang đứng trước những vận hội và thử thách. Sau hơn 20 năm đổi mới đất nước ta đã đạt được những kết quả to lớn khiến cả

thế giới phải ngỡ ngàng. Song, trong thời đại mới, chúng ta phải biết nắm thời cơ để đẩy mạnh hơn nữa sự nghiệp đổi mới, để tránh nguy cơ bị tụt hậu.

C. Kết luận

Cũng như lịch sử loài người, cơ cấu giai cấp xã hội luôn vận động và biến đổi. Thời kì 1954 – 1975 có ý nghĩa đặc biệt trong lịch sử đấu tranh cách mạng và đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam. Vượt lên trên nền kinh tế xã hội bị chủ nghĩa thực dân kìm hãm ngót một thế kỉ, với một cơ cấu xã hội mới, miền Bắc có điều kiện nhân sức mạnh của mình lên gấp bội, để tự mở đường xây dựng chế độ mới và làm nghĩa vụ hậu phương vững chắc cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở miền Nam.

Nền tảng của xã hội của xã hội chủ nghĩa Việt Nam là giai cấp công nhân và nông dân lao động. Đó là hai bộ phận chủ chốt của cơ cấu xã hội miền Bắc trước đây và của cả nước trong hiện tại. Hai giai cấp đó là động lực thúc đẩy xã hội Việt Nam phát triển và là đạo quân chủ lực của sự nghiệp giải phóng dân tộc, là nguồn gốc của sực mạnh dân tộc, của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, là nhân tố hàng đầu quyết định sự thành bại của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Thực sự không phải dân tộc nào, xã hội nào cũng có lực lượng xã hội như giai cấp công nhân và nông dân Việt Nam. Chủ nghĩa xã hội Việt Nam vẫn duy trì và phát triển nhờ vào nền tảng xã hội của xã hội Việt Nam, trong đó lực lượng tiên quyết là giai cấp công nhân và nông dân.

Sau hơn 20 năm đổi mới và mở cửa, Việt Nam đã thu được nhiều thắng lợi trên nhiều phương diện. Trong đà phát triển ấy, cơ cấu giai cấp xã hội hôm nay đã khác hẳn ngày hôm qua. Có thể nói, ngày nay thế giới có những ngành nghề nào với cơ cấu xã hội bao gồm những lực lượng gì, thì hầu như ở Việt Nam đều có như vậy nhưng với quy mô, tỉ lệ khác. Xu hướng của thời đại cũng như nhu cầu phát triển bên trong, đòi hỏi phải có cơ cấu kinh tế đa thành phần cùng với một cơ cấu xã hội phong phú.

Xây dựng đất nước giàu mạnh, văn minh, hiện đại, không có chế độ người bóc lột người, đó là mục tiêu của cả dân tộc Việt Nam. Công cuộc xây dựng đất nước ta thành quốc gia tiên tiến, có nền nông nghiệp, công nghiệp hiện đại phải là một quá trình liên tục, phải trải qua nhiều thế hệ xây dựng và bảo vệ.

Trong lịch sử, chúng ta luôn là người biết nắm bắt thời cơ. Nhưng đó là thời cơ trong chiến tranh. Còn trong hoà bình thì sao? Nhân loại đang từng bước tiến tới nền văn minh mới, văn minh trí thức. Thời cơ và thách thức đặt ra trước mắt mỗi quốc gia dân tộc. Đây là con đường ngắn nhất để chúng ta tiến lên xây dựng xã hội mới dân chủ, văn minh hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình: Đại cương lịch sử Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2000.

2. Giáo trình chuyên đề: Lịch sử Việt Nam, NXB Giáo dục.

3. Nguyễn Đình Lê: Biến đổi cơ cấu giai cấp xã hội thời kì 1954 – 1975, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1999.

4. Viện kinh tế học: Kinh tế hộ trong nông thôn Việt Nam, NXB Khoa học Xã hội, HN, 1995.

5. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III, NXB Sự thật, HN, 1960, tập 1.

6. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, NXB Sự thật, HN.

7. Hồ Chí Minh: Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tập 8.

Một phần của tài liệu Sự biến đổi cơ cấu giai cấp xã hội Miền Bắc (Trang 33 - 38)