Ngân hàng TMCP BIDV luôn chú trọng công tác huy động vốn bởi có nguồn vốn ổn định mạnh mẽ sẽ giúp ngân hàng chủ động trong kinh doanh.
Dịch vụ khách hàng cá nhân
Bảng 2.1: Tăng trưởng huy động vốn từ khu vực dân cư
Đơn vị tính: Tỷ VNĐ
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Công tác huy động vốn từ khu vực dân cư năm 2011 tăng trưởng mạnh đạt 3.891,55 tỷ đồng tăng 82,76% so với năm 2010 chiếm 42.03% trong cơ cấu huy động của ngân hàng.
Vốn huy động từ dân cư năm 2012 đạt 6.684,45 tỷ đồng tăng 72% so với năm 2006 chiếm 46% trong cơ cấu huy động vốn của ngân hàng.
Dịch vụ khách hàng doanh nghiệp
Bảng 2.2: Tăng trưởng huy động từ doanh nghiệp
Đơn vị tính: Tỷ VNĐ
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
2.096 2.382 2.882
Hoạt động huy động vốn từ doanh nghiệp giữ vững mức tăng trưởng ổn định trong năm 2011. Tổng số huy động vốn từ các tổ chức kinh tế năm đạt 2.382 chiếm tỉ trọng 25,53% trong tổng cơ cấu huy động vốn, tăng 13,64% so với năm 2010. Năm 2012 tổng số vốn huy động từ doanh nghiệp đạt 3.178,22 tỷ đồng, chiếm 21,2% tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng, đạt mức tăng trưởng so với năm 2011 là 33%.
Bảng 2.3: Cơ cấu huy động vốn năm 2010-2012
Đơn vị tính: Tỷ VNĐ Cơ cấu 31/12/2011 31/12/2012 So sánh 31/12/2011 Tổng nguồn huy động 9.259 14.636 158% Các tổ chức kinh tế 2.382 2.882 121% Dân cư 3.891 6.684 172% Các tổ chức tín dụng khác 2.986 5.070 170% 2.1.2.2. Tình hình sử dụng vốn (cho vay) Dịch vụ khách hàng cá nhân
Bảng 2.4: Tỷ lệ huy động vốn và tín dụng bán lẻ
Đơn vị tính: Tỷ VNĐ
2010 2011 2012
Huy động dân cư 2.129 3.892 6.684,45
Cho vay bán lẻ 940 1.560 2.817
Tỷ lệ cho vay / huy động 44% 40% 42%
Tổng dư nợ tín dụng từ khu vực khách hàng cá nhân năm 2011 đạt 1.560,9 tỷ đồng, tăng 66% so với năm 2010 chiếm 29% tổng dư nợ tín dụng.
Năm 2012 dư nợ cho vay bán lẻ của ngân hàng tiếp tục có sự tăng trưởng đáng kể, tổng dư nợ cho vay khách hàng dân cư đạt 2.817 tỷ đồng, tăng 80,5%.
Dịch vụ khách hàng doanh nghiệp.
Bảng 2.5: Tăng trưởng tín dụng doanh nghiệp
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Năm 201 Năm 2011 Năm 2012
2.525 3.819 5.993
Trong năm 2011 dư nợ tín dụng của toàn ngành ngân hàng tăng 55% , trong đó dư nợ tín dụng tại khu vực khách hàng doanh nghiệp tăng 51% (3.819,12 tỷ VND cuối năm 2011so với 2.525,29 tỷ đồng cuối năm 2010). Đối tượng cho vay vẫn tập trung chủ yếu ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ (59%) tuy nhiên tỷ lệ này đã giảm so với năm 2010 (62%). Các doanh nghiệp thương mại chiếm đa số trong cơ cấu cho vay của BIDV.
Tổng dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp đến cuối năm 2012 đạt 5.993 tỷ đồng tăng 57% so với năm 2011. Chiếm tỷ trọng 68% trong tổng dư nợ cho vay khách hàng của BIDV.
2.1.2.3. Các hoạt động khác.
Về hoạt động thanh toán quốc tế:
Trong năm 2011 doanh số thanh toán quốc tế quy đổi ngoại tệ đạt 1.014 triệu USD,tăng 94,25% so với 2010, nhờ đó doanh thu thanh toán quốc tế đã vượt kế
hoạch, đạt 40 tỷ đồng, tăng 43% so với 2010.
Năm 2012 thanh toán quốc tế tiếp tục là thế mạnh của BIDV trong các dịch vụ phi tín dụng, duy trì vị trí một trong các ngân hàng TMCP có thị phần cao nhất về thanh toán quốc tế. Doanh số thanh toán quốc tế năm 2012 đạt 1.342 triêu USD, tăng 32% so với năm 2011.
Bảng 2.6: Doanh số thanh toán quốc tế
2010 2011 2012
Doanh số TTQT (triệu USD) 520 1.014 1.342
Doanh thu TTQT (tỷ VND) 25 40 54
Hoạt động liên ngân hàng:
BIDV luôn duy trì là một trong những ngân hàng hoạt động tích cực trên thị trường tiền gửi liên ngân hàng.
Tính đến 31/122012 số dư tiền gửi của BIDV tại các tổ chức tín dụng là 4.867 tỷ đồng, tăng 51% so với thời điểm cuối năm 2011. Trong đó 409 tỷ là tiền gửi tại ngân hàng Nhà Nước và 4.458 tỷ là tiền gửi tại các ngân hàng khác. Tiền gửi và tiền uỷ thác của các ngân hàng tại BIDV cũng đạt 5.070 tỷ đồng tăng 1.916 tỷ đồng so với cuối năm 2011, tốc độ tăng trưởng là 61%. Trên thị trường chứng từ có giá cũng đạt sự tăng trưởng tốt. Nghiệp vụ kinh doanh của các giấy tờ có giá vượt hơn 20% so với kế hoạch đặt ra từ đầu năm. Đến cuối năm 2007 số dư của nghiệp vụ kinh doanh này là 2.876 tỷ đồng tăng 58% so với thời điểm cuối năm 2011.
Hoạt động maketing:
Công tác nghiên cứu thị trường: Trong năm 2012, công tác nghiên cứu thị trường tiếp tục được tăng cường nhằm cung cấp cơ sở cho việc lập chiến lược, ra quyết định các hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Bộ phận nghiên cứu thị trường đã thực hiện các chương trình điều tra: điều tra đo lường sức mạnh BIDV, điều tra thị trường về sản phẩm gửi tiết kiệm bằng USD có lãi suất với giá vàng do BIDV kết hợp với HSBC. Kết quả điều tra được sử dụng để điều chỉnh các đặc
tính của sản phẩm cho phù hợp hơn với thị trường và tâm lý khách hàng.
Chăm sóc khách hàng: Hoạt động chăm sóc khách hàng năm 2012 của BIDV có nhiều điểm mới với việc thành lập bộ phận khách hàng. Thông qua bộ phận này khách hàng được nhanh chóng giải đáp các thắc mắc,truy vấn thông tin tài khoản…
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG NGÂN HÀNG
2.2.1. khái quát hoạt động thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng
Thẩm định tín dụng: đặc biệt là tín dụng trung và dài hạn là một phần không thể thiếu được trong quy trình nghiệp vụ cho vay và cũng là một khâu khá phức tạp, đòi hỏi kinh nghiệm làm việc, kiến thức về nghiệp vụ cũng như nhạy cảm nghề nghiệp của cán bộ tín dụng.
Việc tổ chức thẩm định dự án đầu tư tại BIDV được thực hiện như sau: Một dự án đầu tư từ khi được đưa đến BIDV để xin vay vốn đến khi được chấp nhận cho vay thường phải trải qua ba giai đoạn. Việc thẩm định chủ yếu do cán bộ tín dụng thực hiện.Dự án được giao cho một hoặc hai cán bộ tín dụng, tùy theo quy mô của dự án , tiến hành thẩm định và đưa ra kết luận theo mẫu tờ trình thẩm định cho vay trung và dài hạn theo dự án đầu tư do ngân hàng ban hành sau đó nộp cho Trưởng phòng hoặc Phó phòng xem xét đề xuất ý kiến cho vay hoặc không cho vay hoặc yêu cầu cán bộ tín dụng thẩm định lại những chổ chưa hoàn thiện.
2.2.2 Nội dụng thẩm định dự án đầu tư
Tập trung vào phân tích, đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp xin vay vốn qua 3 năm gần nhất.Điều này được thực hiện qua bảng tổng kết tài sản , kết quả hoạt động kinh doanh mà doanh nghiệp cung cấp.
Trong thẩm định dự án đầu tư cần tập trung phân tích , đánh giá về các mặt sau của dự án :
Sự cần thiết của dự án đầu tư: Cán bộ tín dụng đánh giá dựa trên xu hướng phát triển của thị trường tiêu thụ , năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
thu dự kiến và chi phí dự kiến để đánh giá hiệu quả tà chính của dự án , các cán bộ tính toán các chỉ tiêu : NPV, IRR, điểm hòa vốn…
Khả năng trả nợ của dự án: Thời gian trả nợ của dự án được tính toán dựa trên nguồn vốn trả nợ từ khấu hao cơ bản và lợi nhuận sau thuế
Việc phân tích về mặt kỹ thuật , thị trường hoặc các rủi ro có thể xảy ra chưa được đầy đủ.
2.2.2. Quy trình thẩm định DAĐT tại BIDV
Sơ đồ 2.1: Quy trình cấp tín dụng tại BIDV
Diễn giải quy trình
Bước 1: Khách hàng có nhu cầu vay vốn lập Hồ sơ vay vốn
Bước 2: Chuyên viên khách hàng tiếp nhận và kiểm tra Hồ sơ vay vốn, sau đó căn cứ vào từng hồ sơ vay vốn cụ thể của khách hàng, tiến hành thu thập các thông tin liên quan đến khách hàng và thực hiện việc thẩm định tín dụng đối với khách hàng và lập báo cáo thẩm định theo mẫu của Ngân hàng rồi chuyển Báo cáo thẩm định và hồ sơ vay vốn kèm theo cho lãnh đạo phòng kinh doanh thực hiện kiểm
Khách hàng Chuyên viên khách hàng Lãnh đạo chi nhánh Phòng thẩm định Ho Lãnh đạo Phê duyệt Kí hợp đồng
Giải ngân thu nợ Phê duyệt
soát nội dung thẩm định tín dụng
Bước 3: Sau khi kiểm soát, hồ sơ và Báo cáo thẩm định sẽ được chuyển cho lãnh đạo Chi nhánh phê duyệt. Nếu khoản vay thuộc thẩm quyền xét duyệt của HĐTD chi nhánh, Giám đốc/Phó Giám đốc chi nhánh, chuyên viên tín dụng cao cấp thì sẽ tiến hành xét duyệt. Nếu khoản vay vượt cấp xét duyệt của chi nhánh thì hồ sơ sẽ được chuyển lên phòng thẩm định ở Hội sở để tiến hành Tái thẩm định và sẽ do HĐTD hội sở, Ban Tổng Giám đốc, các chuyên gia tín dụng phê duyệt
Bước 4: Chuyên viên khách hàng thực hiện lập thông báo Tín dụng và gửi tới khách hàng (sau khi khoản vay được cấp có thẩm quyền phê duyệt) thông báo việc BIDV chấp thuận hay không chấp thuận khoản vay của khách hàng, các điều kiện kèm theo và các hồ sơ khách hàng cần bổ sung. Các khoản vay được chấp thuận sẽ được ký kết hợp đồng và sẽ tiến hành giải ngân theo các điều kiện đã ký.
Bước 5: Chuyên viên khách hàng sẽ tiến hành kiểm tra việc sử dụng vốn và theo dõi các hoạt động của khách hàng. Ban Kiểm soát và Hỗ trợ kinh doanh chi nhánh sẽ lưu giữ hồ sơ, theo dõi, đôn đốc thu hồi nợ gốc và lãi vay.
2.2.3. Phương pháp thẩm định dự án đầu tư tại BIDV
Hiện nay tại BIDV, cán bộ thẩm định thường tiến hành thẩm định trên cơ sở phối hợp nhiều phương pháp: phương pháp thẩm định theo trình tự, phương pháp so sánh các chỉ tiêu, phương pháp phân tích độ nhạy. Trong các phương pháp đó, phương pháp thẩm định theo trình tự, tức là thẩm định tổng quát trước và thẩm định chi tiết sau thường được ngân hàng áp dụng trước khi áp dụng các phương pháp khác. Do tính thuận tiện và hiệu quả nên phương pháp so sánh cũng được áp dụng thường xuyên.
2.2.4. Nội dung thẩm định dự án đầu tư BIDV
Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn tại BIDV, cán bộ của Ngân hàng sẽ xem xét hồ sơ pháp lý và năng lực tài chính của khách hàng. Căn cứ vào các kết quả này, cán bộ thẩm định sẽ tiến hành thẩm định dự án trên các nội dung sau:
Kiểm tra hồ sơ vay vốn, đánh giá khách hàng vay vốn Thẩm định sự cần thiết phải đầu tư và mục tiêu của dự án
Thẩm định phương diện thị trường của dự án Thẩm định phương diện kĩ thuật của dự án
Thẩm định phương diện tổ chức quản trị nhân sự của dự án Thẩm định phương diện tài chính của dự án
Đánh giá phân tích rủi ro của dự án
2.2.5. Minh hoạ nội dung thẩm định dự án đẩu tư BIDV
Tên dự án: Dự án đầu tư xây dựng toà nhà trung tâm thương mại Pacific Place
2.2.5.1. Giới thiệu chung về khách hàng vay vốn
Tư cách pháp nhân
Tên khách hàng vay vốn: Công ty TNHH Trung tâm thương mại Ever Fotune Tên tiếng anh: Ever Fotune Co. LTD
Địa chỉ đăng ký: 83B Lý Thường Kiệt, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội Địa chỉ giao dịch: Tầng 4, số 142 Đội Cấn, Quận Ba Đình, Hà Nội Vốn đầu tư đăng kí: 29.680.000 USD
Vốn pháp định: 8.904.000 USD (Hiện tại số vốn đã được góp đủ)
Giấy phép được đầu tư số 705/GP do Bộ kế hoạch đầu tư cấp ngày 28/10/1993
Giấy phép đầu tư điều chỉnh số 705A/GP do Bộ kế hoạch đầu tư cấp ngày 16/08/2001
Tình hình hoạt động và phát triển
Công ty Việt Fortune Investment Co, Ltd có trụ sở đặt tại Tortola, British Virgin Islands. Theo trao đổi với công ty được biết công ty mẹ của chủ đầu tư là đơn vị có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, như vậy trong quá trình xây dựng và quản lý Ever – Fortune và Việt Fortune sẽ có sự hỗ trợ từ phía công ty này.
Việt Fortune Investment mới tham gia vào đầu tư Việt Nam năm 1993. Công ty Việt Fortune Investment hợp tác với công ty môi giới thương mại và đầu tư phát triển giao thông vận tải – Tradevico (Việt Nam) thành lập công ty liên doanh Trung tâm thương mại và đầu tư phát triển giao thông vận tải. Công ty liên doanh
được trao quyền sử dụng đất trong thời gian 40 năm để xây dựng một trung tâm thương mại gồm văn phòng giao dịch, khách sạn, kinh doanh các dịch vụ văn phòng và khách sạn tại 83 Lý Thường Kiệt, Hà Nội.
Tình hình tài chính của công ty
Bảng 2.7: Tình hình tài chính CHỈ TIÊU 2011 2012 TÀI SẢN - - A Tài sản ngắn hạn 4,858,307.00 6,577,565.00 I Tiền 398,941.00 4,609,008.00 1 Tiền mặt 398,941.00 4,609,008.00
2 Các khoản tương đương tiền - -
II Các khoản phải thu 3,546,193.00 1,512,576.00
1 Phải thu của khách hàng - -
2 Trả trước cho nhà cung cấp 3,495,491.00 1,454,043.00
3 Phải thu từ các đơn vị nội bộ - -
4 Các khoản phải thu khác 50,702.00 58.53
5 Dự phòng các khoản phải thu khó đòi - -
III Hàng tồn kho - -
IV Các tài sản lưu động khác 913,173.00 455,981.00
1 Chi phí trả trước ngắn hạn 501.00 501.00
2 Các khoản thuế phải thu 531,762.00 124,050.00
3 Tài sản ngắn hạn khác 380,946.00 331,430.00
B Tài sản dài hạn 22,595,471.00 7,689,614.00
I Tài sản cố định 21,890,452.00 7,260,804.00
1 Tài sản cố định hữu hình 259,621.00 279,187.00
Nguyên giá 316,348.00 297,427.00
Giá trị hao mòn luỹ kế (56,727.00) (18,240.00)
2 Tài sản cố định vô hình 742.00 -
Nguyên giá 786.00 -
Giá trị hao mòn luỹ kế (44.00) -
3 Chi phí xây dụng cơ bản dở dang 21,630,089.00 6,927,617.00
II Các tài sản dài hạn khác 705,019.00 482,810.00
1 Chi phí trả trước dài hạn 702,328.00 480,119.00
2 Tài sản thuế hoàn lại - -
3 Các tài sản dài hạn khác 2,691.00 2,691.00
TỔNG TÀI SẢN
A Nợ phải trả 22,133,723.00 9,592,902.00
CHỈ TIÊU 2011 2012
1 Phải trả khách hàng 546,389.00 63,862.00
2 Người mua ứng tiền trước 18,585,190.00 9,458,169.00
3 Các nghĩa vụ pháp lý 21,028.00 9,146.00
4 Phải trả công nhân viên 41,983.00 29,186.00
5 Chi phí phải trả 4,575.00 2,419.00
6 Phải trả nội bộ 1,043,723.00 -
7 Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng 18,889,544.00 - 8 Các khoản phải trả khác 2,291.00 30,120.00 II Nợ dài hạn - - B Nguồn vốn chủ sở hữu 5,320,055.00 4,674,277.00 I Vốn chủ sở hữu 5,320,055.00 4,674,277.00
1 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 8,904,000.00 7,329,723.00
2 Chênh lệch tỷ giá hối đoái (27,935.00) (5,703.00)
3 Thặng dư vốn cổ phần (3,556,010.00) (2,649,743.00)
II Các quỹ khác - -
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 27,453,778.00 14,246,179.00
Trong hai năm 2011 và 2012 tổng tài sản của công ty là 15,067,179 USD và 27,453,778 USD. Tài sản tập trung chủ yếu vào chi phí xây dựng dở dang 8,4 tr USD/15 tr USD tổng tài sản năm 2011 và 21,8 tr USD/27,4 tr USD năm 2012
Tỷ lệ tạm ứng trước cho nhà cung cấp 1,6/15 tr USD tổng tài sản năm 2011 và 3,5/27,4 tr USD năm 2012. Điều này phản ánh đúng thực trạng của công ty. Công ty đang trong quá trình xây dựng nên tài sản sẽ tập trung chính ở các công trình chưa hoàn thành và vốn lưu động sẽ tập trung để mua nguyên vật liệu cung cấp cho công trình.
Tỷ lệ vốn chiếm dụng nhà thầu của công ty không cao. Chủ đầu tư thường cố gắng tối đa chiếm dụng vốn của nhà cung cấp để giảm bớt chi phí. Tuy nhiên Ever Fortune có tính chất đặc thù là thuê nhà thầu xây lắp riêng để thực hiện dự án. Do vậy các giao dịch trực tiếp là không nhiều