TRƯỜNG DU LỊCH NHÂN VĂN CHO
3.3.1. Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch văn hóa
Các nhà quản lý, nhà đầu tư, cần thiết phải đánh giá một cách toàn diện và hệ thống tài nguyên MTDL nhân văn tại Tp. Hồ Chí. Các điểm du lịch văn hóa phải đựơc qui hoạch một cách hợp lý đảm bảo đúng bản chất văn hóa, nâng cao và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống, giữ gìn bản sắc dân tộc, có tác động tích cực đến đời sống của người dân địa phương.
- Cần có sự hợp tác, tham vấn của các cơ quan quản lý và tư vấn thành phố đối với những chương trình phát triển sản phẩm du lịch văn hóa ở những nơi nhạy cảm trong môi trường văn hóa của thành phố.
- Vận động sự hợp tác động bộ của các cơ quan quản lý ở từng điểm từng loại hình hoạt động văn hóa của thành phố.
- Chúng ta cần đẩy mạnh kết hợp ngoài gắn kết giữa các bảo tàng và di tích lịch sử trên địa bàn thành phố, liên kết giữa loại hình du lịch văn hóa với các lọai hình du lịch khác để phát huy mối quan hệ, phối hợp lẫn nhau để tạo nên sự phong phú níu kéo du khách.
- Các bảo tàng, các di tích cần phố hợp với các công ty lữ hành: đào tạo hướng dẫn viên, thuyết minh viên, xây dựng các tour du lịch tại bảo tàng, di tích, chính sách khuyến khích các công ty du lịch
- Chương trình du lịch thiết kế đa dạng, tránh sự trùng lấp ví dụ như làng nghề, các lể hội, các ngôi chùa.v.v.
- Kết hợp hoạt động du lịch giữa thành phố và khu vực, Sở Du lịch thành Phố phối hợp và tổ chức cho các doanh nghiệp du lịch đi khảo sát các điểm du lịch mới và thiết kế xây dựng một số tuyến điểm làm phong phú thêm cho sản phẩm du lịch văn hóa. Về lể hội, mỗi năm mỗi một chuyên đề hội chợ du lich
- Xây dựng lể hội 30 tháng 4 kết hợp ngày lễ lớn đầu tháng 5 trở thành “Những ngày Hội Hòa Bình”
- Cần có sự phối hợp liên ngành. Ví dụ phố hợp với sở thương mại để thực hiện chương trình khuyến mãi đồng loạt các trung tâm mua sắm, phố hợp với Sở Văn Hóa thông tin để tổ chức các lể hội trên khắp các đường phố trung tâm Sài Gòn, tổ chức ngày hoặc tuần lể văn hóa ẩm thực.