Chương 7 slide 20:

Một phần của tài liệu Tài liệu hướng dẫn ôn thi Kinh tế Vĩ Mô (Trang 34 - 36)

-Ý kiến 1: Để tăng sản lượng thực, không nên áp dụng chính sách tiền tệ mở rộng. Chính sách này thường xuyên xảy ra hiện tượng bẫy tiền nhưng do vốn di chuyển sẽ làm giảm lãi suất và tăng đầu tư.

Nhận định này sai, vì: để biết có nên áp dụng CSTTMR hay không còn tùy thuộc vào chế độ tỷ giá theo đuổi

-Đối với tỷ giá thả nổi: CSTTMR LM dịch phải

 i<i*  vốn ra  TG↑  X↑ M↓  IS dịch phải

i=i*  SL↑

Như vậy, tỷ giá tăng, cán cân thương mại tốt hơn, i=i*, sản lượng tăng  CSTTMR có hiệu quả

-Đối với tỷ giá cố định CSTTMR LM dịch phải

 i<i*  vốn ra

 NHTW bán ngoại tệ, mua nội tệ  LM dịch về vị trí cũ

i=i*  Y2= Y1 (trở về mức sản lượng ban đầu) và dự trữ ngoại tệ giảm

CSTTMR không hiệu quả

-Ý kiến 2: Chính sách tiền tệ không hiệu quả trong cơ chế tỷ giá cố định và tự do vốn. CSTTMR không làm giảm lãi suất, do đó, không thúc đẩy đầu tư và tăng sản lượng – Chính xác là co chế hoàn hảo tạo ra hiện tượng bẫy tiền.

Nhận định trên là sai vì: trong nền kinh tế mở, nhỏ, tỷ giá cố định, CSTT tác động đến sản lượng thông qua việc thay đổi dự trữ ngoại tệ chứ không phải lãi suất. Do đó, việc sản lượng không gia tăng là do sự thay đổi dự trữ ngoại tệ của NHTW để ổn định tỷ giá chứ không phải là do việc thực hiện CSTTMR nhưng không làm giảm lãi suất. Nên lúc này không thể nói rằng đó chính xác là cơ chế hoàn hảo để tạo ra hiện tượng bẫy tiền.

Chương 7 slide 20:

Ý kiến 3 : Để tăng sản lượng thực, không nên áp dụng chính sách tiền tệ mở rộng. Chính sách này thường xảy ra hiện tượng bẫy tiền nhưng do vốn di chuyển sẽ không làm giảm lãi suất và tăng đầu tư.

Ý kiến trên chỉ đúng khi chính phủ áp dụng chính sách tỉ giá cố định. Còn đối với chính sách tỉ giá thả nổi thì chính sách tiền tệ mở rộng làm tăng sản lượng thực.

Khi thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng làm SM tăng, đường LM dịch chuyển sang phải cắt đường IS tại điểm cân bằng mới với i2 < i1 và Y2 > Y1. Lãi suất trong nước thấp hơn lãi suất nước ngoài làm vốn đi ra. Từ đó làm cho tỉ giá hối đoái e tăng lên. Trong cơ chế tỉ giá thả nổi, e tăng làm xuất khẩu tăng, nhập khẩu giảm, cải thiện cán cân thương mại, từ đó làm tổng cầu tăng, đường IS tiếp tục dịch chuyển sang phải. Đường IS2 cắt đường LM2 tại mức cân bằng với lãi suất ban đầu và sản lượng thực tăng lên.

Ý kiến 4: Chính sách tiền tệ không hiệu quả trong cơ chế tỷ giá cố định và tự do vốn. CSTTMR không làm giảm lãi suất, do đó, không thúc đẩy đầu tư và tăng sản lượng – Chính xác là cơ chế hoàn hảo tạo ra hiện tượng bẫy tiền

Hiện tượng bẩy tiền

Vì khi áp dụng chính sách tiền tệ mở rộng trong trường hợp tỉ giá cố định thì: Cung tiền SM tăng làm đường LM dịch chuyển sang phải, đường LM mới cắt đường IS cũ tại điểm cân bằng mới với lãi suất thấp hơn và sản lượng cao hơn (i2< i1, Y2>Y1). Lãi suất trong nước thấp hơn lãi suất nước ngoài làm cho nguồn vốn đi ra ngoài tăng lên, làm chỉ tỉ giá hối đoái danh nghĩa tăng lên. Nhà nước muốn giữ tỉ giá cố định buộc phải bán ngoại tệ ra, thu nội tệ vào. Điều này làm cho cung tiền giảm, đường LM dịch chuyển sang trái. Tùy thuộc vào lượng nội tệ thu vào là ít hay nhiều mà đường LM dịch chuyển sang trái ít hay nhiều. Làm cho lãi suất tăng lên lại và giảm sản lượng. Điều này làm cho chính sách tiền tệ không có hiệu quả khi áp dụng chính sách tỉ giá cố định. Nó tạo ra hiện tượng bẩy tiền( lãi suất tăng lên và sản lượng giảm), bên cạnh đó tác động của sự tự do di chuyển dòng vốn, tác động đến tỉ giá, làm lãi suất tăng lên cùng với mức sản lượng giảm xuống như mức cân bằng ban đầu.

Một phần của tài liệu Tài liệu hướng dẫn ôn thi Kinh tế Vĩ Mô (Trang 34 - 36)