Để quy trình phân tích có hiệu quả, KTV nên kết hợp với khả năng xét đoán nghề nghiệp để phân tích sự biến động các khoản mục, xác định nguyên nhân của những biến động và sự kiện phát sinh bất thường. KTV cần phân tích kết hợp với số liệu chung toàn ngành, so sánh số liệu của khách hàng với các đơn vị khác trong ngành. Việc tính ra các tỷ suất tài chính đã được các kiểm toán viên thực hiện nhưng chưa đi sâu vào phân tích. KTV có thể tiến hành phân tích tìm hiểu nguyên nhân cho sự tăng lên hay giảm xuống của một số tỷ suất. So sánh giá trị của các tỷ suất với tỷ suất bình quân trong toàn ngành. Ví dụ như tỷ suất đầu tư.
Tỷ suất đầu tư = TSCĐ và đầu tư dài hạn Tổng tài sản
Tỷ suất này đối với mỗi ngành kinh doanh sẽ có một giá trị hợp lý khác nhau: đối với ngành chế biến thực phẩm vào khoảng 0,1 – 0,3, ngành công nghiệp luyện kim là 0,7, ngành khai thác dầu khí là 0,9.
Như đã trình bày ở trên, thủ tục phân tích trong kiểm toán khoản mục TSCĐ được KTV tiến hành chủ yếu ở giai đoạn lập kế hoạch, ở hai giai đoạn sau của cuộc kiểm toán được thực hiện không nhiều. Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, KTV có thể áp dụng thủ tục phân tích bằng cách dự đoán số dư tài khoản liên quan đến khoản mục TSCĐ như hao mòn, chi phí khấu hao… Để ước tính được các số liệu này KTV cần phải đảm bảo tính độc lập và tin cậy của các dữ liệu tài chính. Sau đó, tiến hành so sánh giữa giá trị ghi sổ và giá trị ước tính, tiến hành phân tích nguyên nhân của những chênh lệch. Mức chênh lệch này được so sánh với một giá trị được xác định gọi là ngưỡng có thể chấp nhận được (threshold). Mức chênh lệch tính ra được so sánh với threshold, nếu nhỏ hơn thì không cần phải điều chỉnh, ngược lại thì cần phải điều chỉnh.
KẾT LUẬN
Khoản mục tài sản cố định tại công ty sản xuất chiếm tỉ trọng lớn vì vậy việc áp dụng các thủ tục kiểm toán vào khoản mục này là hết sức cần thiết
Ở Việt Nam hiện nay đã có rất nhiều công ty Kiểm toán được thành lập với mong muốn hạn chế được những sai phạm trong báo cáo tài chính.