Các yếu tố ảnh hưởng đến tầng tiền khuếch đại công suất

Một phần của tài liệu bài tập lớn máy thu phát jss 800 (Trang 42 - 44)

1. 2: SƠ ĐỒ KHỐI MÁY PHÁT

3.1.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến tầng tiền khuếch đại công suất

Tầng tiền khuếch đại công suất bao gồm ba tầng, trong đó hai tầng khuếch đại thứ nhất và thứ hai sử dụng transistor bán dẫn. Do vậy khi tầng khuếch đại hoạt động ở tần số cao sẽ xuất hiện một số hiện tượng có hại và sẽ ảnh hưởng tới công suất của tầng khuếch đại công suất, do vậy cần có một biện pháp nhằm cải thiện một số hiện tượng có hại do tần số cao gây ra.

3.1.1.1. Hiện tượng trực thông và hồi tiếp ký sinh.

Hiện tượng trực thông là hiện tượng một phần công suất ra đi thẳng đến đầu ra mà không thông qua Transistor khuếch đại. Hiện tượng hồi tiếp kí sinh là hiện tượng một phần công suất đầu ra qua Cbc về đầu vào.

Hình 3.1 sơ đồ hồi tiếp ký sinh

Với transistor hoạt động ở tần số cao thì sẽ xuất hiện điện dung Cbc. Khi tín hiệu vào xuất hiện trên L1, C1 thì một phân tín hiệu sẽ qua tụ ký sinh Cbc đến thẳng đầu ra đó là hiện tượng trực thông. Mặt khác tin hiệu ra trên L2, C2 một phần cũng qua Cbc về đầu vào. Đây là hiện tượng hồi tiếp ký sinh.

3.1.1.2. Tác hại của hiện tượng hồi tiếp ký sinh và hiện tượng trực thông.

Khi transistor chưa hoạt động vẫn có một phần công suất đầu vào thông qua Cbc

đến đầu ra. Nó được coi là tạp âm và làm giảm tỷ số tín hiệu trên tạp âm ( S/N ). Khi transistor hoạt động, công suất đầu vào thông qua Cbc làm giảm công suất đầu ra nếu transistor mắc kiểu emitter chung.

Cbc sẽ tạo nên hồi tiếp dương hoặc âm tùy thuộc vào quan hệ giữa pha của dòng điện hồi tiếp với điện áp vào và điện áp ra.

Tại tần số cộng hưởng: ƒ = ƒ0 = 1 1 1 L C = 2 1 2 L C

Của hai khung cộng hưởng. Lúc này trở kháng của mạch sẽ là thuần trở Ztd = Rtd do Xtd = 0. Do hoạt động ở tần số cao nên xuất hiện tụ ký sinh Cbc . Một phần dòng ic thông qua Cbc để về đầu vào. Do vậy icb nhanh pha hơn Vc một góc 900. Dòng điện ibc qua mạch cộng hưởng đầu vào tạo ra Vb’ . Vb’ lệch pha với Vb là 900

nên hiện tượng phản hồi này sẽ gây nên hiện tượng tụ kích.

Nếu mạch công hưởng không cộng hưởng toàn phần, khi đó dòng điện hồi tiếp ibc sẽ tạo nên V’b có hai thành phần V’b1 và V’b2. V’b1 có pha trùng với Vb nghĩa là trong mạch có hồi tiếp dương. Trong trường hợp thỏa mãn được điều kiện biên độ sẽ xảy ra hiện tượng mạch tự kích.

Nếu mạch cộng hưởng không cộng hưởng hoàn toàn, thì khi đó dòng điện hồi tiếp ibc sẽ tạo ra V’b1, V’b2. Trong đó V’b1 ngược pha với Vb có nghĩa là trong mạch có hồi tiếp âm, làm suy giảm điện áp vào Vb. Muốn đảm bảo công suất ra như cũ, trong trường hợp này ta phải tăng hệ số khuếch đại của mạch lên.

Tóm lại để khử tín hiệu trực thông và hồi tiếp ký sinh ta cần sử dụng mạch trung hòa.

3.1.1.3. Chống hiện tượng dao động ký sinh.

Hiện tượng hồi tiếp ký sinh có thể gây nên dao động ký sinh và ta sẽ khử chúng bằng tụ điện và cuộn cảm trung hòa (tại tần số fks < f0). Ngoài ra trong mạch cũng có thể có dao động ký sinh có tần số khác nhau với tần số cộng hưởng của mạch, có nghĩa là fks < f0hoặc fks > f0. Lúc đó để mạch không xảy ra hiện tượng tự kích ta phải phá vỡ điều kiện biên độ bằng cách mắc thêm R hồi tiếp âm hoặc về pha bằng cách mắc thêm tụ ngoài. Các hiện tượng dao động ký sinh có thể làm hỏng Transistor, do vậy người ta thường để các bóng neon ở gần base hoặc collector, khi có điện áp kích thích (Vm = 0) làm cho đèn sáng tức là trong mạch có hiện tượng hồi tiếp ký sinh và phải tìm cách phải khử chúng.

Một phần của tài liệu bài tập lớn máy thu phát jss 800 (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w