- Chất tẩy trắng: Để tạo cho vải có độ trắng cần thiết, trong quá trình
2.2.3 Tăng trắng quang học.
Sau khi tẩy trắng hóa học tuy các chất màu thiên nhiên của vải đã bị phá hủy, vải đã đạt được độ trắng 82÷85%, song với các mặt hàng để trắng thì chỉ tiêu này vẫn chưa đạt yêu cầu, tẩy thêm nữa bằng biện pháp hóa học sẽ không tăng được độ trắng mà còn làm mục vải.
Để tăng độ trắng của vải hơn nữa người ta dùng biện pháp quang học, trong sản xuất gọi là tăng trắng quang học hay lơ quang học. Vì thực chất của quá trình này là do hiệu quả quang học mang lại và được giải thích như sau: sắc vàng hay ánh vàng còn lại sau khi tẩy hóa học rất khó khử sạch làm cho
vải hoặc giấy có màu trắng đục. Dựa vào nguyên lý bổ trợ màu của 1 số tia đơn sắc trong quang phổ ánh sáng mặt trời thì tia vàng sẽ bị triệt tiêu khi phối với tia xanh lam để thành tia vô sắc (tia trắng), làm cho vật liệu trắng xanh mà mắt ta cảm thụ gần như chúng đạt độ trắng tuyệt đối (100%).
a) Về bản chất:
Chất tăng trắng quang học là những hợp chất hữu cơ, có cấu tạo tương tự như thuốc nhuộm nhưng không có màu, ở dạng bội đa số có màu vàng nhạt. Đặc điểm chung của các hợp chất này là chúng có khả năng hấp thụ các tia tử ngoại của ánh sáng mặt trời với bước sóng λ=335÷375µm (ở bước sóng này mắt người không cảm thụ được), và biến năng lượng vừa hấp thụ được thành quang năng, phát ra những bước sóng lớn hơn (λ=400÷450µm) so với những tia nó đã hấp thụ. Những tia này nằm ở phần đầu của miền quang phổ thấy được và có màu xanh tím. Màu này sẽ phối hợp và trung hòa sắc vàng còn lại trên vật liệu, làm cho vật liệu trở nên không màu và mắt ta cảm thấy nó trắng biếc.
Ngoài tác dụng tạo độ trắng cao do hiệu quả quang học, những hợp chất này còn tạo cho vật liệu có độ bóng nhất định do tác dụng phát huỳnh quang của chúng, nên trong tên gọi mới có chữ fluorescent (có nghĩa là huỳnh quang).
- Các chất tẩy trắng quang học dùng trong công nghiệp dệt có ba loại: + Loại thứ nhất: Gồm những chất hòa tan trong nước và phân ly thành ion, ion có tác dụng tăng trắng quang học, mang điện tích âm (anion) chúng được dùng để lơ các loại vải từ xenlulô (bông, visco), len, tơ tằm. Chúng có khả năng liên kết với vật liệu tương tự như thuốc nhuộm trực tiếp, nên có độ bền nhất định với giặt giũ, ánh sáng và các ảnh hưởng khác.
+ Loại thứ hai: gồm những chất cũng hòa tan trong nước và phân ly thành ion, những ion có tác dụng tăng trắng quang học tích điện dương (cation), được dùng để tăng trắng cho vải dệt từ sợi PAN.
+ Loại thứ ba: Gồm những chất tăng trắng quang học không hòa tan trong nước nên không phân ly thành ion, chúng được sản xuất ở dạng bột mịn phân tán cao giống như thuốc nhuộm phân tán, được sử dụng để tăng trắng quang học cho xơ tổng hợp nghĩa là xơ nhiệt dẻo và ghét nước. Việc xử lý tăng trắng quang học cho xơ này phải thực hiện hoặc là ở nhiệt độ cao (130÷1500C), áp suất cao hoặc là theo phương pháp gia nhiệt khô (Thermosol) ở 180÷2100C. Những chất tăng trắng loại này cũng được chế tạo để dùng chung cho nhiều loại xơ hoặc chỉ dùng riêng cho một loại xơ.
b) Điều kiện công nghệ tăng trắng quang học:
Điều kiện xử lý tăng trắng quang học cho các loại vải hoàn toàn khác nhau. Đối với các loại vải pha, như Pe/Co thì phải sử dụng hỗn hợp cả hai loại tăng trắng quang học và thực hiện công nghệ làm hai giai đoạn: xử lý ở nhiệt độ cao dể tăng trắng cho phần xơ PES và xử lý ở nhiệt độ dưới 1000C để tăng trắng cho phần xơ bông.
c) Hiệu quả tăng trắng quang học:
Chất tăng trắng quang học chỉ phát huy đầy đủ hiệu lực của nó trong ánh sáng trắng (ánh sáng thiên nhiên), nhất là về buổi sáng vì lúc đó ánh sáng chứa nhiều tia tử ngoại. Trong ánh sáng nhân tạo, do chứa ít tia tử ngoại nên hiệu lực tăng trắng của nó thấp hơn hẳn so với dưới ánh sáng thiên nhiên. Vì vậy, để đánh giá độ trắng của vải, người ta phải dùng đèn xênon, được coi là nguồn ánh sáng chuẩn.
Chất lượng tăng trắng quang học cũng được đánh giá bằng các chỉ tiêu như với thuốc nhuộm: độ trắng đạt được, độ bền với giặt giũ, ánh sáng, bền với các dung dịch kiềm, axít v.v…
2.2.4 - Giặt vải.
Giặt là khâu quan trọng trong quá trình xử lý ướt sản phẩm dệt. Là công đoạn được áp dụng thường xuyên, giặt là khâu cần thiết nếu không có giặt thì quá trình xử lý sản phẩm sẽ không thực hiện được, nên giặt được thực hiện sau các giai đoạn:
- Nấu vải - Tẩy vải - Làm bóng - Nhuộm - In
Và sau một số công đoạn khác cũng phải xử lý giặt. Trong các quá trình trên sau mỗi công đoạn xử lý bán sản phẩm đều phải giặt kỹ, sau đó mới chuyển sang các công đoạn khác được, cho nên trong thực tế giặt được xem như là một phần không thể thiếu và tách rời được trong các phương pháp xử lý ở trên.
Có thể nói giặt là biện pháp để loại trừ các tạp chất còn nằm lại ở trên xơ sợi như: những chất có nguồn gốc thiên nhiên (sáp thiên nhiên, chất pectin...) hoặc các chất đưa vào sợi những hóa chất khác như dầu mỡ bám vào trong quá trình gia công béo sợi, dệt hoặc sản phẩm của các phản ứng hóa học khác, những phần tử thuốc nhuộm chỉ bám ngoài mặt xơ sợi không liên kết với xơ sợi, các hóa chất, chất phụ trợ có trong dung dịch nhuộm còn dư lại trên xơ sợi sau một quá gia công nhất định.
Phương pháp giặt và kết quả giặt phụ thuộc rất nhiều yếu tố. Những chất bẩn này được phân biệt như sau:
+ Những chất tan được trong nước. + Nhũ tương của các chất kỵ nước. + Sự phân tán của các chất rắn.
Không nên thực hiện quá trình giặt xả lạnh ngay sau khi kết thúc quá trình nhuộm, xả lạnh lúc đó không những làm thất thoát năng lượng còn lại của vải và máy mà còn làm cho sợi bị sốc nguội đột ngột làm khả năng tăng nhàu và ngưng việc khuyếch tán màu vào xơ. Vì vậy nên người ta thường giặt nóng hoặc giặt ấm sau khi nhuộm để làm sạch các chất điện ly, kiềm, quan trọng là những thuốc nhuộm chỉ bám mặt ngoài của sợi.