Các bước tiến của Long An là nhờ cải thiện chỉ số Tính minh bạch tăng, mà thí dụ điển hình nhất về cải thiện này là ngay cửa trụ sở của Sở Tài nguyên và Môi trường Long An có đặt máy tính nối mạng, giúp người dân tiếp cận với các kế hoạch sử dụng đất, văn bản pháp luật và tiến độ xử lý các hồ sơ. Tỉnh đã công khai, minh bạch trong điều hành và phát triển kinh tế nhằm giúp doanh nghiệp tiếp cận đầy đủ thông tin về quy hoạch, các quy định liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Tỉnh đã xây dựng cổng thông tin kinh tế - xã hội; họp mặt đối thoại trực tiếp với doanh nghiệp hàng năm; cải cách thủ tục hành chính theo mô hình “một cửa”. Riêng lĩnh vực cấp giấy chứng nhận đầu tư, tỉnh đang thực hiện theo đúng quy định của Luật đầu tư là 15 ngày.
Long An là tỉnh áp dụng khá sớm hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000 trong các cơ quan quản lý hành chính.
Ông Dương Quốc Xuân, Chủ tịch UBND tỉnh Long An có nói: “Khó khăn của doanh nghiệp là khó khăn của tỉnh – thành công của các doanh nghiệp là nhiệm vụ của chúng tôi”. Với phương châm trên, cải thiện lớn nhất của tỉnh là thực hiện cơ chế một đầu mối tiếp nhận đầu tư, giảm thiểu chi phí, thời gian tiến hành các thủ tục
hành chính và tiếp cận, sử dụng ổn định đất, thực hiện chính sách phát triển khu vực tư nhân, nâng cao tính minh bạch và tiếp cận thông tin.(Nguồn: Huy Thắng, Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2009: Dấu ấn của đề án 30.Địa chỉ: www.chinhphu.vn
[truy cập ngày 15.03.2011])
Long An đã thành công vang dội từ việc huy động vốn tư nhân cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội với 20 khu công nghiệp, 43 cụm công nghiệp và trên 50 khu dân cư đô thị với diện tích 15.000 ha.Hiện tỉnh đang cố gắng tiến hành cho doanh nghiệp đăng ký kinh doanh qua mạng từ 2010.Long An năm 2009 được đánh giá có PCI ở mức tốt, đứng ở vị trị 12/63.
1.3.2. Thành phố Đà Nẵng
Đà Nẵng đứng đầu PCI năm thứ 2 liên tiếp : “Chúng tôi đặt mình vào vị thế DN”. Theo Ông Trần Văn Minh – Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng để giữ vững ngôi quán quân,chính quyền Đà Nẵng đã chủ động chỉ đạo khảo sát các DN nhằm tìm ra giải pháp nâng cao chỉ số PCI ngay từ đầu năm 2009.
Trên thực tế, tỉnh đã thực hiện các công việc theo quan điểm đặt mình vào vị thế của DN. Ngay đầu năm 2009, UBND thành phố đã trực tiếp chỉ đạo Trung tâm xúc tiến Đầu tư Đà Nẵng và Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng dựa vào các chỉ tiêu cơ bản của chỉ số PCI năm 2008, khảo sát các DN về các chỉ số năng lực cạnh tranh của Đà Nẵng để vạch ra kế hoạch quyết tâm giữ vững ngôi vị số 1 trong năm 2009. Kết quả cho thấy,nổi bật nhất là chỉ số tính năng động của chính quyền thành phố, có tới 82,87% DN cho rằng thành phố luôn linh động trong việc giải quyết những trở ngại đối với cộng đồng DN; 92,34% DN cho rằng thành phố triển khai tốt trong khuôn khổ các quy định của Trung ương… Thời gian chờ đợi thực sự để có mặt bằng kinh doanh từ 75 ngày năm 2008 sang năm 2009 còn 60 ngày;Tỷ lệ DN khó khăn có đủ giấy phép cần thiết tăng từ 2,8% năm 2008 lên 10,98% năm 2009.
Tuy nhiên, một số chỉ số cấu thành PCI biến động đáng lo ngại như: Chỉ số “Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất” năm 2008 Đà Nẵng xếp vị trí
58/64 (cách Bình Dương khá xa là 2,2 điểm); Chỉ số “chi phí không chính thức” Đà Nẵng xếp hạng thấp trên bảng xếp hạng 63 tỉnh thành năm 2008 và đứng sau Bình Dương với cách biệt 0,40 điểm..
Nắm được các hạn chế đó, UBND thành phố chỉ đạo cho các sở, ban ngành liên quan thực hiện tốt kế hoạch “một cửa liên thông”. Chỉ đạo tổ chức Hội thảo “Nâng cao Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của thành phố Đà Nẵng” và mời TS Jim Winkler – GĐ Dự án nâng cao năng lực cạnh tranh VN (VNCI) tham dự để tư vấn cho chính quyền Đà Nẵng đưa ra những giải pháp tốt nhất nâng cao chỉ số PCI. Từ đó UBND thành phố đã chính thức chỉ đạo các đơn vị tập trung tăng cường hơn nữa tính công khai minh bạch về chủ trương chính sách, mở rộng dân chủ, đi kèm một số định hướng mang tầm chiến lược như lựa chọn mô hình phát triển 21ong thiện với môi trường, cải thiện mạnh mẽ cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong tất cả các loại hình dịch vụ, quy hoạch, xúc tiến đầu tư…; phát triển kinh tế mũi nhọn du lịch dịch vụ…
Theo Ông Lâm Quang Minh – Giám đốc Trung tâm xúc tiến đầu tư TP Đà Nẵng :một trong những nguyên nhân chính trong thành công của Đà Nẵng là việc chế độ một cửa liên thông đã được thực hiện từ năm 2000. Ngay từ đó, UBND thành phố điều cán bộ đi nhiều nước trên thế giới để học tập cách quản lý hành chính theo chế độ một cửa liên thông. Tiếp đó, UBND thành phố chỉ đạo Trung tâm xúc tiến đầu tư (TTXTĐT) chịu sự chỉ đạo trực tiếp của UBND thành phố, chứ không thuộc sự quản lý của Sở KHĐT như các tỉnh thành khác. Từ đây, tất cả các dự án đầu tư vào Đà Nẵng đều thông qua TTXTĐT. Những dự án lớn chủ đầu tư sẽ làm việc trực tiếp với UBND thành phố. TTXTĐT chuyển hồ sơ liên quan đến từng sở, ban ngành để hợp thức hóa hồ sơ cấp phép đầu tư. Như vậy, các nhà đầu tư đến Đà Nẵng không phải chạy đi xin “con dấu” bất kỳ cơ quan nào, mà chỉ cần đến làm thủ tục tại TTXTĐT. Năm 2003, chế độ một cửa được đẩy mạnh, mở rộng đến các sở, ban ngành. Mỗi sở có 21ong “một cửa liên thông” (một bộ phận tổng hợp hồ sơ – PV). Từ đó, TTXTĐT chỉ cần mang hồ sơ dự án nộp cho bộ phận duy nhất của các sở. Bộ phận tổng hợp đó chịu trách nhiệm thực hiện theo trình tự quy định. Đến
nay, có nhiều sở đã lắp camera ngay tại cơ quan để lãnh đạo Sở theo dõi cụ thể về quy trình “một cửa liên thông” của sở. Từ thành công từ mô hình “chế độ một cửa liên thông” đẩy mạnh thu hút đầu tư của TP Đà Nẵng, Bộ KHĐT đã thành lập TTXTĐT miền Trung theo mô hình này để hỗ trợ các TTXTĐT các tỉnh miền Trung và chính TTXTĐT nhiều tỉnh thành như: Hà Nội, Đồng Nai, Đắk Lắk đã đến Đà Nẵng tìm hiểu về mô hình này.Chính nhờ sự thông thoáng ấy, năm 2009, TP Đà Nẵng đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới cho khoảng 2.350 DN, tổng vốn đăng ký ước đạt 5.300 tỷ đồng. Lũy kế đến nay, trên địa bàn thành phố có trên 11.800 DN, tổng vốn đăng ký đạt 28,5 ngàn tỷ đồng, tăng 21,6% về số DN và 12,3% về vốn đăng ký so với cuối năm 2008. Tiếp tục triển khai hiệu quả việc đăng ký kinh doanh trực tuyến và thực hiện mô hình một cửa liên thông trong đăng ký kinh doanh, đăng ký mã số thuế, khắc dấu, triển khai áp dụng một mã số cho đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế, tạo môi trường thông thoáng, thuận tiện cho nhà đầu tư trong việc thành lập, khởi sự. (Nguồn: Tâm Vũ, Đà Nẵng đứng đầu PCI năm thứ 2 liên tiếp:”Chúng tôi đặt mình vào vị thế của doanh nghiêp”.Địa chỉ:
www.dddn.com).
1.3.3. Một số bài học kinh nghiệm rút ra cho Bắc Ninh
Bắc Ninh đã học tập kinh nghiệm trong việc cải cách chất lượng điều hành kinh tế của một số tỉnh có thành tích tốt. Rút ra một số bài học kinh nghiệm cho mình, tỉnh thực hiện cơ chế một đầu mối tiếp nhận đầu tư, xây dựng trung tâm thông tin tư vấn và xúc tiến đầu tư, từ đó giảm thiểu chi phí, thời gian tiến hành các thủ tục hành chính và tiếp cận, sử dụng ổn định đất.
Ngoài ra, dựa trên kinh nghiệm của các tỉnh bạn, trong quá trình phát triển tỉnh đã nhận ra vai trò quan trọng của việc huy đông vốn tư nhân cho đầu tư phát triển kinh tế, xã hội. Từ đó, tỉnh có chính sách phát triển khu vực tư nhân, tăng cường thu hút đầu tư tư nhân vào các lĩnh vực đào tạo nhân lực và các lĩnh vực cải cách khác nữa..
Một bài học nữa được rút ra trong quá trình học tập kinh nghiệm từ các tỉnh có thánh tích tốt trong việc nâng cao chỉ số PCI đó là việc áp dụng hệ thống quản lý
chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000, công khai hoá các thủ tục hành chính trên cổng điện tử của tỉnh, tại trụ sở làm việc của các cơ quan hành chính để tổ chức, doanh nghiệp và công dân dễ dàng tìm hiểu, thực hiện và giám sát thực hiện. Chế độ “Một cửa”, “Một cửa liên thông” được áp dụng, bảo đảm thuận lợi. Qua đó, thực hiện cải cách mạnh mẽ, thủ tục hành chính, đổi mới, cải tiến lề lối, tác phong làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức khi giao tiếp, giải quyết công việc cho tổ chức, doanh nghiệp và công dân tại “Bộ tiếp nhận và trả kết quả”.
Ngoài những bài học rút ra từ sự thành công của các tỉnh thì một số bài học rút ra được từ sự thất bại của các tỉnh,đó là tiến trình cải cách phải được duy trì, cải cách với chất lượng cao hơn, đặc biệt tăng cường hơn nữa tính minh bạch và khả năng sẵn sàng đón nhận làn sóng đầu tư lớn. Đây là một kinh nghiệm xương máu rút ra từ sự tụt hạng của một số tỉnh.Từ đó Bắc Ninh cần tránh lập lại sai lầm giống như tỉnh ban
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH CỦA TỈNH BẮC NINH
2.1. Giới thiệu sơ lược về tỉnh Bắc Ninh
2.1.1. Vị trí địa lý
Bắc Ninh là tỉnh thuộc vùng đồng bằng Bắc bộ, nằm gọn trong châu thổ Sông Hồng, liền kề với thủ đô Hà Nội. Bắc Ninh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm: tam giác tăng trưởng Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, khu vực có mức tăng trưởng kinh tế cao, giao lưu kinh tế mạnh.
- Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang
- Phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên và một phần Hà Nội - Phía Đông giáp tỉnh Hải Dương
- Phía Tây giáp thủ đô Hà Nội
Với vị trí như thế, xét tầm không gian lãnh thổ vĩ mô, Bắc Ninh có nhiều thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh:
- Nằm trên tuyến đường giao thông quan trọng chạy qua như quốc lộ 1A, quốc lộ 18, đường sắt Hà Nội – Lạng Sơn và các tuyến đường thuỷ như Sông Đuống, Sông Cầu,Sông Thái Bình rất thuận lợi cho vận chuyển hàng hoá và du khách giao lưu với các tỉnh trong cả nước.
- Gần thủ đô Hà Nội được xem như là một thị trường rộng lớn hàng thứ hai trong cả nước, có sức cuốn hút toàn diện về các mặt chính trị, kinh tế, xã hội, giá trị lịch sử văn hoá… đồng thời là nơi cung cấp thông tin, chuyển giao công nghệ và tiếp thị thuận lợi đối với mọi miền đất nước. Hà Nội sẽ là thị trường tiêu thụ trực tiếp các mặt hàng của Bắc Ninh về nông – lâm – thuỷ sản, vật liệu xây dựng, hàng tiêu 24ong, hàng thủ công mỹ nghệ… Bắc Ninh cũng là địa bàn mở rộng của Hà Nội qua xây dựng các thành phố vệ tinh, là mạng lưới gia công cho các xí nghiệp của thủ đô trong quá trình công nghiệp hoá – hiện đại hoá.
- Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc gồm Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh sẽ có tác động trực tiếp đến hình thành cơ cấu và tốc độ tăng trưởng kinh tế của Bắc Ninh về mọi mặt, trong đó đặc biệt là công nghiệp chế biến nông sản và dịch vụ du lịch.
- Là cửa ngõ phía Đông Bắc của thủ đô Hà Nội, Bắc Ninh là cầu nối giữa Hà Nội và các tỉnh trung du miền núi phía Bắc, trên đường bộ giao lưu chính với Trung Quốc và có vị trí quan trọng đối với an ninh quốc phòng.
Trong cấu trúc địa lý không gian thuận lợi như vậy sẽ là yếu tố phát triển quan trọng và là một trong những tiềm lực to lớn cần được phát huy một cách triệt để nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và thúc đẩy quá trình đô thị hoá của tỉnh Bắc Ninh. Xét trên khía cạnh cấu trúc hệ thống đô thị và các điểm dân cư của tỉnh thì các đô thị Bắc Ninh sẽ dễ trở thành một hệ thống hoà nhập trong vùng ảnh hưởng của thủ đô Hà Nội và có vị trí tương tác nhất định với hệ thống đô thị chung toàn vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.
Tuy nhiên, bên cạnh thuận lợi do vị trí mang lại thì Bắc Ninh cũng gặp không ít khó khăn trong việc thu hút đầu tư do vị trí gần các tỉnh có nhiều tiềm năng đầu tư như Hưng Yên, Hải Phòng, Hà Nội…..
2.1.2. Môi trường kinh tế:
Trong 5 năm 2006-2010, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển khá và tương đối bền vững, quy mô nền kinh tế lớn mạnh không ngừng, năm 2010 lớn gấp 2 lần so với năm 2005. Tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định và luôn đạt ở mức cao, bình quân 5 năm đạt 15,11% /năm (đạt chỉ tiêu KH), cao hơn mức 13,9% bình quân 5 năm 2001-2005. Cơ cấu kinh tế theo ngành tiếp tục chuyển dịch theo hướng CNH-HĐH, sự chuyển dịch đó khá rõ nét: Năm 2005, tỷ trọng trong GDP khu vực kinh tế Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 26,3%, Công nghiệp và xây dựng 45,9% và Dịch vụ 27,8%; đến năm 2010, các tỷ trọng này tương ứng 11% - 64,8% - 24,2%. Sản xuất Công nghiệp luôn duy trì tốc độ tăng trưởng cao; sản xuất nông nghiệp từng bước phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng, vật nuôi chuyển dịch theo hướng hiệu quả cao, các loại giống cây, con mới,
tiến bộ khoa học kỹ thuật được áp dụng rộng rãi; khu vực dịch vụ có nhiều chuyển biến, tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ và dịch vụ tiêu dung xã hội tăng khá… Thu ngân sách trên địa bàn đạt kết qủa khá, từ năm 2006 đến năm 2010 bình quân tăng 24%/năm; tỷ lệ huy động ngân sách so với GDP đạt 10,1%. Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng thu hồi đất nông nghiệp chuyển mục đích sử dụng tuy có lúc, có nơi gặp khó khăn, vướng mắc nhưng đều đã được giải quyết, tạo mặt bằng cho các dự án đầu tư và tạo nguồn quỹ vốn cho đầu tư phát triển. Thu hút vốn đầu tư, nhất là nguồn vốn từ các thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài đầu tư vào sản xuất kinh doanh đạt kết qủa khá. Chất lượng hoạt động các lĩnh vực văn hoá, xã hội tiếp tục được nâng lên.
Với sự tăng trưởng về mặt kinh tế sẽ tạo nền tảng cho việc thu hút các nhà đầu tư vào tỉnh. Song vấn đề nào cũng có hai mặt, nếu tăng trưởng quá nhanh thì sự chuyển đổi xã hội sẽ không đáp ứng kịp, như vấn đề lao động việc làm..do đó cần phải chú ý vấn đề tăng trưởng bền vững.
2.1.3. Môi trường đầu tư
Kể từ ngày tái lập tỉnh đến nay, nhất là 5 năm qua, tỉnh đã tiếp tục ban hành và bổ sung kịp thời nhiều cơ chế, chính sách nhằm tạo môi trường thông thoáng, thuận lợi thu hút các nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng mạnh, góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng CNH-HĐH. Tổng vốn đầu tư toàn xã hôi năm 2010 ước 19.574 tỷ đồng (giá thực tế), tăng gấp