Tháng 4: Hai sàn diễn biến trái chiều nhưng thị trường chưa có sự đột phá. Thị trường chứng khoán tháng 4 ghi nhận sự phản ứng ngược chiều của nhà đầu tư vào thị trường mặc dù CPI công bố tăng ở mức kỷ lục trong hơn 3 năm qua. Kết hợp với đó là dòng tiền của khối ngoại đã có xu hướng giải ngân tăng trở lại tại thị trường chứng khoán Việt Nam đã giúp VNIndex tăng điểm nhẹ trong tháng 4. Trong khi đó với việc chỉ nhận được sự quan tâm chưa đủ mạnh của dòng tiền bắt đáy thì chỉ số chứng khoán sàn HNX lại có mức giảm điểm và tạo đáy mới cho mình năm 2011.
Thị trường thực chất vẫn đang trong xu thế giảm điểm và được thể hiện khá rõ qua chỉ số HNXIndex trong tháng 4 đã mất đến 8,63% (7,9 điểm) chạm mốc thấp nhất trong vòng 2 năm qua.29 Tỷ trọng cổ phiếu giảm điểm ở sàn HNX xấp xỉ sàn HOSE với tỷ lệ 83,7% nhưng rõ ràng HNXIndex đã phản ánh khá tốt tình trạng của nền kinh tế vĩ mô hiện tại. Dưới góc nhìn của nhà đầu tư cho rằng chỉ số HNXIndex thực tế và phù hợp với thị trường.
Thanh khoản thị trường tháng 4 giảm sút khá rõ rệt khi cả 2 sàn đều giao dịch ở mức thấp, một phần do tác động của 2 đợt nghỉ lễ dài ngày nhưng tâm lý thận trọng khiến nhà đầu tư chưa muốn giải ngân mạnh lại là yếu tố tác động lớn nhất. Hơn nữa, lãi suất đang ở mức cao cũng khiến dòng tiền vào chứng khoán bị hạn chế khá nhiều, thậm chí lãi suất cho vay vào kênh chứng khoán có lúc đạt 27%/năm càng 29 http://www.stockbiz.vn/Reports/4072/kinh-te-vi-mo-thi-truong-chung-khoan-viet-nam-thang-04-2011.aspx
làm cho dòng chảy gặp nhiều khó khăn hơn. Mức rủi ro đã đến với nhiều nhà đầu tư bắt đáy tại sàn HNX trong tháng 3 do vậy thanh khoản bình quân tháng 4 tại đây đã có mức giảm 30% đạt 23,9 triệu cổ phiếu/ngày. Với tình trạng thị trường tăng mà danh mục vẫn lỗ thì nhà đầu tư khá dè chừng khi giải ngân vào sàn HOSE cũng đẩy thanh khoản ở sàn này giảm 26% so với tháng 3 và giao dịch ở mức 24,7 triệu cổ phiếu/phiên.
Khối ngoại đã quay trở lại mua ròng với xu hướng tăng dần trong tháng 4 khi nhà đầu tư trong nước còn nhiều do dự trong các quyết định của mình. Giá trị 780 tỷ đồng mua ròng ở HOSE trong tháng 4 đánh dấu sự trở lại của nhà đầu tư nước ngoài sau đợt điều chỉnh tỷ giá mạnh tay của NHNN. Điều này là tín hiệu khá tích cực cho thị trường trong thời gian sắp tới và cho thấy sự hấp dẫn của thị trường chứng khoán Việt Nam trong con mắt nhà đầu tư nước ngoài vẫn còn khá lớn. Bên cạnh đó vai trò tạo lập thị trường của khối ngoại khá tốt trong tháng trong những phiên tăng/giảm điểm mạnh và tập trung vào các blue chip. Ở 2 sàn các mã tài chính vẫn đang là các cổ phiếu yêu thích của nhà đầu tư nước ngoài để bổ sung vào danh mục như CTG, OGC, KLS, VND… Giá trị mua ròng ở HNX của khối ngoại giảm sút 33% đạt 115 tỷ đồng30
Nhìn chung diễn biến thị trường chứng khoán tháng 4 mặc dù chỉ số sàn HOSE tăng điểm nhưng xu hướng của thị trường vẫn chưa thoát khỏi xu hướng đi ngang trung hạn trong vùng 420 - 525 điểm. Xu hướng này sẽ tiếp tục cho đến khi diễn biến của nền kinh tế vĩ mô có tín hiệu tích cực hơn trong vài tháng tới. Trong khi đó, chỉ số sàn HNX đã tiếp tục xu hướng giảm điểm trung hạn khi kéo dài chuỗi giảm giá liên tục lên tháng thứ 4.
Nếu so sánh các kênh đầu tư khác trong cùng thời kỳ thì rõ ràng kênh chứng khoán đang còn nhiều bất lợi. Nếu xem xét về khía cạnh cơ bản thì rõ ràng hiện nay
thị trường khá hấp dẫn cho nhà đầu tư dài hạn khi mà giá cổ phiếu, P/E, P/B đang ở mức khá thấp. Tuy vậy, với sự rủi ro vốn có của thị trường đã không thu hút được dòng vốn của nhà đầu tư vào kênh này khi mà giá vàng vật chất và lãi suất ngân hàng đang ở mức khá cao. Mặc dù với dự thảo hạn chế kinh doanh vàng miếng đã khiến nhà đầu tư chùn bước nhưng vẫn chưa xóa bỏ được kênh đầu tư vẫn còn hấp dẫn này. Do đó, thị trường chứng khoán vẫn đang trong quá trình tích lũy và chưa có chuyển biến tích cực trong ngắn hạn.
CHƯƠNG IV: NHỮNG CHÍNH SÁCH ĐIỀU TIẾT CỦA NHÀ NƯỚC