Đo lường tính hiệu quả của hệ thống TTTD

Một phần của tài liệu v2947 (Trang 28 - 33)

II. VAI TRÒ CỦA HỆ THỐNG TTTD ĐỐI VỚI CÔNG TÁC CHẤM

4.Đo lường tính hiệu quả của hệ thống TTTD

Thông qua nghiên cứu, phân tích hoạt động thông tin tín dụng của 120 quốc gia trên thế giới, WB đưa ra một số chỉ số, gọi là chỉ số thông tin tín dụng. Chỉ số này được xây dựng trên cơ sở 6 yếu tố then chốt đo lường phạm vi, khả năng tiếp cận và chất lượng thông tin tín dụng sẵn có. Mỗi yếu tố được gắn với 1 điểm số trong tổng số 6 điểm của chỉ số TTTD, 6 yếu tố đó gồm có:

♦ Thu thập và cung cấp cả hai loại TTTD tích cực và tiêu cực (thông tin tiêu cực để phòng ngừa rủi ro tín dụng, thông tin tích cực để lựa chọn khách hàng)

♦ Thu thập và cung cấp TTTD cả đối với doanh nghiệp và cá nhân vay (lịch sử vay vốn, cấp hạng tín nhiệm, tình hình vay nợ hiện tại….).

♦ Thu thập và cung cấp TTTD đối với các tổ chức tín dụng, các tổ chức tài chính khác (công ty tài chính, cho thuê tài chính), các công ty bảo hiểm, các tổ chức cung cấp dịch vụ công cộng, bán lẻ.

♦ Lưu trữ dữ liệu lịch sử trên 5 năm

♦ Giới hạn thu thập các khoản vay có giá trị trên 1% GDP/người.

♦ Pháp luật quy định, người tiêu dùng có quyền truy cập vào dữ liệu lưu trữ của chính họ

Chỉ số này có giá trị từ 0 đến 6, giá trị càng cao thể hiện hoạt động thông tin tín dụng càng hoàn thiện.

Kết quả phân tích cũng cho thấy có mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa tăng cường chia sẻ thông tin với năng suất lao động và tăng trưởng kinh tế. Phân tích cho thấy, cứ thêm một điểm trong chỉ số thông tin tín dụng thì tín dụng cho khu vực tư nhân sẽ tăng thêm 6%. Điều đó có nghĩa là cứ tăng thêm 1 điểm trong chỉ số thông tin tín dụng thì sẽ tăng tương ứng 0.9% tăng thêm trong GDP và 0.7% tăng thêm trong tăng trưởng năng suất lao động.

Chương II:

THỰC TRẠNG VIỆC THU THẬP VÀ CHIA SẺ TTTD ĐỂ PHỤC VỤ CHO CÔNG TÁC CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG

CỦA CÁC NGÂN HÀNG VIỆT NAM HIỆN NAY

I- THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG VIỆT NAM

Trong cơ chế thị trường, hoạt động ngân hàng luôn tiềm ẩn những rủi ro. Thực tế hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam trong thời gian qua cho thấy chất lượng tín dụng chưa tốt, hiệu quả tín dụng chưa cao, tỷ lệ nợ quá hạn còn cao, bình quân những năm gần đây là khoảng 5% và chưa có khuynh hướng giảm vững chắc, khả năng xảy ra rủi ro tại các NHTM Việt Nam đang là vấn đề bức xúc cả trên phương diện lý thuyết lẫn thực tiễn. Để giải quyết vấn đề này cần đẩy mạnh việc xây dựng các mô hình đánh giá rủi ro phù hợp với thực trạng hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay, trong đó việc sử dụng mô hình chấm điểm tín dụng để đánh giá rủi ro, xếp hạng tín nhiệm khách hàng được coi là khá phù hợp và đang được các ngân hàng xây dựng và đưa vào áp dụng.

 Giai đoạn từ 1994 đến 2000

Trong giai đoạn này việc phân tích và xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp vay vốn hầu hết được thực hiện tại hệ thống ngân hàng thương mại quốc doanh. Ví dụ như Ngân hàng Công thương bắt đầu thực hiện từ năm 1994, ngân hàng Đầu tư và Phát triển bắt đầu thực hiện từ năm 1995 (trong các văn bản 493/NHĐT ngày 20/6/1998 và văn bản 516/NHĐT ngày 01/7/1998 về hướng dẫn một số chỉ tiêu trong tiêu chuẩn xếp hạng doanh nghiệp). Ngoài ra, xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp vay vốn còn được tiến hành tại các ngân hàng liên doanh, ngân hàng Nhà nước. Nhưng các NHTMCP thì chưa, việc xếp hạng tín nhiệm lúc này mang tính hình thức,

 Giai đoạn từ năm 2000 đến nay

Trước những biến đổi của hoạt động ngân hàng, với sự quản lý của NHNN ngày càng thông thoáng hơn, linh hoạt và hiệu quả hơn. Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng trong nước, nước ngoài, trong xu thế hội nhập với các nước trong khu vực và thế giới, đòi hỏi cải thiện công tác xét cấp tín dụng phải nhanh chóng, hiệu quả hơn. Hầu hết các ngân hàng đều thực hiện phân tích và xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp đi vay để phục vụ công tác quản trị tín dụng.

Đặc biệt từ năm 2000 đến nay, ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có thông báo số 1963/NHNNo –05,06 ngày 18 -8-2000 về phân loại khách hàng, ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu có công văn 1087/CV – TD ngày 07/6/2002 của Giám đốc về phân loại khách hàng. NHTMCP Đông Á dự thảo xây dựng các chỉ tiêu chấm điểm phân loại khách hàng là doanh nghiệp, ngân hàng liên doanh Việt Nam – Đài Loan, Ngân hàng Ngoại thương … đều bước đầu áp dụng công tác chấm điểm tín dụng.

Như vậy, công tác chấm điểm tín dụng để xếp hạng tín nhiệm cho doanh nghiệp vay vốn đã được các NHTMQD quan tâm từ 1994, sau đó mở rộng ra các NHTM ngoài quốc doanh từ năm 2000 và đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ:

 Hệ thống chỉ tiêu phân tích xây dựng được hoàn thiện từng bước, phù hợp với đặc điểm từng ngân hàng. Các chỉ tiêu phân tích cũng thường xuyên bổ sung, thay thế, tập trung vào mục tiêu đo lường và dự đoán rủi ro tín dụng chính xác hơn.

 Vận dụng phương pháp xếp hạng tiên tiến, các chỉ tiêu được lượng hoá bằng cách tính điểm, căn cứ vào tổng số điểm của các chỉ tiêu để xếp hạng tín nhiệm.

 Mức hạng trước năm 2002 không nhiều, thường các ngân hàng xếp thành ba loại A,B và C theo mức độ rủi ro từ thấp đến cao. Từ năm 2002 đến nay, một số ngân hàng xếp thành nhiều loại hơn, có quan tâm đến sự khách nhau về ngành nghề kinh doanh, quy mô lớn, nhỏ.

 Tiêu chuẩn dùng để so sánh thường so với kỳ trước hoặc tiêu chuẩn quốc tế.

 Nguồn thông tin dùng để so sánh thường so với kỳ trước hoặc tiêu chuẩn quốc tế.

 Nguồn thông tin dùng để phân tích chủ yếu: Báo cáo tài chính năm liền kề năm kế hoạch, hồ sơ lịch sử của khách hàng, kết quả kiểm tra trước, trong và sau khi vay, thông tin của tổ chức CIC và quan sát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

 Công tác tổ chức phân tích và xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp vay vốn của các ngân hàng giai đoạn này đều tương tự như nhau. Cụ thể, việc xây dựng một hệ thống chỉ tiêu phân tích có thể do một bộ phận chuyên trách thực hiện, hoặc một nhóm người kiêm nhiệm thực hiện và chịu trách nhiệm. Tổ chức phân tích và xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp vay vốn tiến hành theo định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm một lần. Giám đốc ngân hàng chi nhánh hoặc hội sở sẽ chịu trách nhiệm tổ chức phân tích và xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp vay vốn. Mỗi cán bộ tín dụng chịu trách nhiệm phân tích và xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp do mình phụ trách, sau đó trình báo cho giám đốc. Tuỳ theo từng ngân hàng, giám đốc có thể triệu tập cuộc họp để xét duyệt lại việc xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp của các cán bộ tín dụng.

 Kết quả xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp vay vốn được lập thành văn bản và lưu tại hồ sơ khách hàng, giúp ngân hàng thương mại quản lý rủi ro, sử dụng kết quả đánh giá rủi ro để đưa ra các quyết định tín dụng thích hợp, có hiệu quả nhằm hạn chế rủi ro như: Nếu doanh nghiệp vay vốn được xếp loại C hoặc B là các doanh nghiệp có mức

rủi ro cao, khi đề nghị vay vốn, ngân hàng hoặc không cho vay, hoặc cho vay, nhưng ngân hàng phải cẩn trọng hơn, điều kiện cho vay và biện pháp giám sát chặt chẽ hơn… vì khả năng trả nợ của các doanh nghiệp này rất kém và ngược lại. Khi doanh nghiệp vay đang sử dụng vốn vay, kết quả xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp là thông tin quan trọng để ngân hàng đưa ra biện pháp xử lý thích hợp các khoản vay có vấn đề như: giảm hạn mức tín dụng, tăng đảm bảo, yêu cầu bảo lãnh, lập dự phòng rủi ro TD…Điều này đã góp phần không nhỏ vào việc giảm dư nợ quá hạn so với tổng dư nợ, mở rộng cho vay, để tăng thu nhập của ngân hàng thương mại.

Tuy nhiên việc xếp hạng tín nhiệm các doanh nghiệp vay vốn tại ngân hàng thương mại Việt Nam thời gian qua cũng bộc lộ những hạn chế với nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan cần phải được hoàn thiện. Trong đó, một trong những nguyên nhân hết sức quan trọng, có ảnh hưởng quyết định tới công tác chấm điểm tín dụng của các ngân hàng là TTTD còn thiếu, chất lượng thông tin chưa cao, việc chia sẻ thông tin còn hạn chế.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu v2947 (Trang 28 - 33)