CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÓ TÀI SẢN ĐẢM BẢO ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu hoạt động cho vay có tài sản đảm bảo tại ngân hàng thương mại (Trang 53 - 57)

VAY CÓ TÀI SẢN ĐẢM BẢO ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH HUẾ

3.1. Định hướng phát triển hoạt động cho vay có tài sản đảm bảo đối với doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Huế

Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Huế là một bộ phận của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, do đó mọi định hướng, kế hoạch hoạt động phải tuân theo mục tiêu và định hướng chung mà Hội sở chính đặt ra. Trong điều kiện nền kinh tế mở cửa, hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế ngày càng rộng mở thì các NHTM nói chung và Vietcombank Huế nói riêng gặp không ít trở ngại trong quá trình hoạt động kinh doanh, đặc biệt là đối với hoạt động tín dụng. Do vậy, trước tình hình như vậy, Chi nhánh cần xây dựng cho mình những định hướng phát triển riêng trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động cho vay có TSĐB nói riêng. Theo đó, định hướng hoạt động cho vay có đảm bảo bằng tài sản năm 2014 của Chi nhánh được xác định như sau:

 Thường xuyên quan tâm đến chất lượng tín dụng, duy trì sự tăng trưởng của dư nợ cho vay có TSĐB trên cơ sở an toàn và hiệu quả.

 Xây dựng Chi nhánh vững mạnh về mọi mặt, tạo uy tín trên thương trường và đủ khả năng cạnh tranh lành mạnh, hiệu quả với các NH khác trên địa bàn Tỉnh.

 Mở rộng tín dụng đối với những KH có uy tín lâu dài, có phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả và hạn chế cấp tín dụng đối với những KH tuy dự án quy mô lớn nhưng không đảm bảo về mặt tài chính, hiệu quả.

 Xây dựng chiến lược chiến lược tín dụng cụ thể, duy trì mối quan hệ lâu dài với KH truyền thống và tạo lập thêm những mối quan hệ mới theo chủ trương của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.

 Củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động xử lý NQH, phấn đấu đưa tỷ lệ NQH hạ xuống mức thấp nhất, đề ra phương hướng biện pháp thu hồi nợ quá hạn có hiệu quả nhằm tránh việc trích lập quỹ dự phòng, đồng thời tranh thủ sự hỗ trợ của các cấp chính quyền địa phương.

 Tổ chức thực hiện các phong trào thi đua nhằm hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu năm 2014, mục đích thúc đẩy sự phát triển hơn nữa của Chi nhánh.

 Xây dựng chính sách tín dụng về cho vay có TSĐB một cách hợp lý, chính sách đảm bảo tiền vay vừa nới lỏng, vừa chặt chẽ, linh hoạt đối với từng đối tượng KH cụ thể.

 Đẩy mạnh công tác tiếp thị để thu hút KH vay vốn, tập trung KH là các DN vừa và nhỏ, DNTN, vì những KH này chiếm số lượng đông đảo trên địa bàn.

 Phát triển thêm các hoạt động dịch vụ để thu phí dịch vụ trong tổng thu nhập phù hợp với sự phát triển của một NH hiện đại.

3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao và mở rộng hoạt động cho vay có tài sản đảm bảo đối với doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Huế

3.2.1. Giải pháp đối với hoạt động huy động vốn nhằm mở rộng cho vay có TSĐB

Các NH trên địa bàn Tỉnh đang cạnh tranh với nhau gay gắt trong việc thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ các thành phần kinh tế khác nhau. Chính vì vậy, các NH đã không ngừng đưa ra các hình thức ưu đãi, khuyến mãi khác nhau đối với KH của mình. Một số giải pháp cụ thể đối với Chi nhánh như sau:

 Tăng cường PR, quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, đa dạng hóa các hình thức huy động vốn như: tiền gửi tiết kiệm trả lãi trước, tiến hành phổ biến hình thức tiết kiệm gởi góp đến từng tổ dân phố, xây dựng các tổ tiết kiệm gởi góp hàng tháng tại khu dân cư để người dân có thể gửi tiền mà không phải đến Chi nhánh, tạo sự tiện lợi cho họ.

 Phát tờ rơi nhằm quảng bá hình ảnh của chi nhánh đến mọi phường, xã trên địa bàn.  Tặng quà, gửi thư ngỏ cho các tổ chức có tiềm năng trên địa bàn.

 Lãnh đạo Chi nhánh có thể cử nhân viên đến các cơ quan, tổ chức lớn để giới thiệu về Chi nhánh cũng như đề nghị vấn đề trả lương qua thẻ nhằm thu hút được một lượng tiền gửi lớn của dân cư.

 Thực hiện chương trình thu hút vốn trong các tầng lớp dân cư và các DN trên địa bàn bằng cách mở nhiều loại tài khoản như tài khoản séc, tài khoản tiền gửi bảo hiểm hưu trí,

tiền gửi của các tổ chức xã hội và thực hiện đa dạng hoá các hình thức thanh toán với tốc độ nhanh, hiện đại và chi phí thấp.

 Đổi mới công nghệ máy móc hiện đại nhằm rút ngắn thời gian giao dịch. Luôn giữ phong cách giao tiếp tận tình, lịch sự với KH.

3.2.2. Đa dạng hóa các loại hình cho vay có TSĐB

 Thực tế thấy rằng, nền kinh tế thị trường biến động thường xuyên, liên tục, hoạt động tín dụng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro vì thế việc bảo đảm tiền vay là rất cần thiết đối với Chi nhánh. Tuy nhiên việc xác định giá trị TSĐB cần đảm bảo tính khách quan, TSĐB phải có khả năng chuyển nhượng, đầy đủ điều kiện pháp lý, không trong tình trạng tranh chấp. CBTD nên thường xuyên cập nhật những thông tin về tài sản cùng loại qua thị trường và giá của Nhà nước đưa ra để có cơ sở xác định giá hợp lý.

 Do không tin tưởng vào khả năng trả nợ một số đối tượng KH mà Chi nhánh hạn chế cho vay với hình thức bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay và bảo lãnh, Chi nhánh chỉ nhận bảo lãnh của Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VSB). Đây là một mặt hạn chế của Chi nhánh. Vì vậy, Chi nhánh nên thẩm định KH cẩn thận hơn, kiểm tra kỹ lưỡng những gì liên quan đến việc vay vốn của KH, tạo mối quan hệ tốt với KH.

 Mở rộng cho vay đối với thành phần kinh tế 100% vốn nước ngoài, thành phần kinh tế liên doanh, hạn chế tối đa cho vay đối với các tổ chức có lịch sử tín dụng không tốt.

3.2.3. Nâng cao chất lượng thẩm định tài sản đảm bảo

Thẩm định TSĐB là một bước vô cùng quan trọng trong quá trình nhận TSĐB, là cơ sở để xác định số vốn vay cũng như tính toán khả năng trả nợ của KH. Để có quyết định chính xác thì Chi nhánh cần phải thực hiện tốt khâu thẩm định này nhằm tránh khỏi những thiếu sót không đáng có. Vì vậy, muốn nâng cao chất lượng thẩm định Chi nhánh cần chú ý :

 Cần bố trí những cán bộ có trình độ kinh nghiệm về nghiệp vụ tín dụng, thường xuyên tham gia những khóa đào tạo về thẩm định dự án đầu tư.

 Chi nhánh nên triển khai ứng dụng công nghệ phần mềm về thẩm định dự án, xây dựng một số tiêu thức định giá giá trị TSĐB dựa trên những thông tin thực tế.

 CBTD không chỉ thẩm định tài sản khi vay vốn mà phải thường xuyên kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay của KH. Thực hiện thẩm định như vậy được coi như một biện pháp nhằm ngăn chặn những KH sử dụng vốn sai mục đích.

 Tái thẩm định TSĐB định kì nhằm biết được những thay đổi giá trị của tài sản trên thị trường nhằm tránh khỏi rui ro trường hợp giá tài sản xuống thấp.

3.2.4. Nâng cao tính pháp lý trong các văn bản, Nghị định

 Vấn đề đảm bảo tiền vay cũng cần phải có đầy đủ nội quy luật định có tính hệ thống, chuyên nghiệp nhằm tạo môi trường pháp lý cho hoạt động cho vay có TSĐB.

 Việc định giá tài sản để đảm bảo khoản vay nên lập riêng biên bản định giá TSĐB vì đây là cơ sở thỏa thuận giá trị định giá tài sản thế chấp, cầm cố giữa NH và KH. Mặt khác cũng nhằm đảm bảo đầy đủ thủ tục theo yêu cầu của cơ quan công chứng trong trường hợp phải ra chứng thực.

 Ban hành các quy định rõ ràng, cụ thể về việc thanh lý TSĐB phù hợp với thực trạng giấy tờ chứng minh quyền sở hữu của giai đoạn trước đây. Có những quy định cụ thể đối với TSĐB, trong đó ngoài việc đảm bảo quyền sở hữu hợp pháp của chủ tài sản còn tính đến khả năng phát mại tài sản trên thị trường.

3.2.5. Nâng cao trình độ, chất lượng cán bộ tín dụng

 Các nhân viên tín dụng cần phải tuân thủ theo quy trình cho vay một cách chính xác, không sai lệch nhằm hạn chế khả năng xảy ra rủi ro sau này.

 Cán bộ, nhân viên cần phải thẳng thắn khen ngợi, phê bình đồng nghiệp để cùng nhau tiến bộ hơn trong công việc cũng như tạo sự đoàn kết giữa các anh em trong cùng Chi nhánh. 3.2.6. Tổ chức tái thẩm định tài sản thường xuyên

Việc sử dụng TSĐB để đảm bảo tiền vay nhằm phòng trường hợp KH không trả được nợ thì NH có thể phát mại tài sản để thu hồi lại khoản vốn vay đó. Vì vậy giá trị của TSĐB có ảnh hưởng quan trọng đến mức độ an toàn của khoản vay. Đối với tình hình kinh tế luôn luôn biến động như hiện nay thì giá trị của TSĐB thay đổi theo từng thời điểm là không có gì đáng ngạc nhiên. Do đó, để đánh giá được chính xác giá trị TSĐB Chi nhánh phải thường xuyên thu thập thông tin giá cả trên thị trường, xác định mức khấu

hao hợp lý cho tài sản đó. Trường hợp đánh giá lại tài sản mà giá trị của tài sản đó bị xuống giá, không thể bù đắp giá trị của các khoản vay thì Chi nhánh có thể giảm giá trị của khoản vay đó hoặc yêu cầu KH bổ sung thêm TSĐB.

Một phần của tài liệu hoạt động cho vay có tài sản đảm bảo tại ngân hàng thương mại (Trang 53 - 57)