Trình độ lý luận chính trị:

Một phần của tài liệu Quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên Trung học cơ sở của Huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang (Trang 92 - 116)

đƣợc học bồi dƣỡng kiến thức quản lý giáo dục, quản lý nhà nƣớc.

Thực hiện tốt việc đánh giá, phân tích chất lƣợng giáo viên, làm tốt công tác thống kê số lƣợng, chất lƣợng giáo viên; tăng cƣờng công tác dự báo và xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên đảm bảo phù hợp với quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở trong thời gian tới.

Quản lý tốt đội ngũ cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên trung học cơ sở theo phân cấp quản lý cán bộ (theo Quyết định số 23/2013/QĐ-UBND ngày 23/01/2013 của UBND tỉnh Bắc Giang về ban hành Quy định về phân cấp quản lý tổ chức bộ máy, biên chế và cán bộ, công chức, viên chức). Làm tốt công tác quản lý hồ sơ cán bộ quản lý và hồ sơ giáo viên trung học cơ sở.

3.4.3.3. Cách tiến hành biện pháp

Xây dựng quy chế quản lý cán bộ, quy chế quản lý giáo viên của huyện, của ngành giáo dục, của từng trƣờng và thực hiện tốt quy chế đã đề ra. Trong quy chế quản lý giáo viên cần mạnh dạn phân cấp cho các nhà trƣờng trong việc tuyển chọn, sử dụng và quản lý giáo viên; tăng cƣờng cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của hiệu trƣởng các nhà trƣờng. Đồng thời, tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy chế và các quy định về phân cấp cán bộ.

Xây dựng quy chế phối hợp giữa các ngành: Phòng Nội vụ, Phòng Giáo dục và Đào tạo trong việc làm quy trình đề bạt, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ quản lý giáo dục.

Xây dựng tiêu chuẩn cán bộ quản lý trung học cơ sở đảm bảo khoa học, phù hợp với đặc điểm, tình hình thực tế của huyện và đảm bảo tiêu chuẩn chung. Kiên quyết không bổ nhiệm hoặc bổ nhiệm lại đối với những cán bộ quản lý không đủ điều kiện về sức khỏe, tiêu chuẩn về năng lực, trình độ chuyên môn, lý luận chính trị. Bố trí, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ quản lý trung học cơ sở cho phù hợp với khả năng, năng lực của từng ngƣời. Kịp thời thay thế những cán bộ quản lý không đáp ứng đƣợc với yêu cầu của sự đổi mới giáo dục trong tình hình hiện nay.

Ban Tổ chức Huyện uỷ tham mƣu giúp Ban Thƣờng vụ Huyện uỷ rà soát, kiện toàn, quản lý hồ sơ cán bộ quản lý Phòng Giáo dục và Đào tạo theo quy chế quản lý hồ sơ của Ban Tổ chức Trung ƣơng và theo phân cấp quản lý cán bộ của Tỉnh uỷ. Phòng Giáo dục và Đào tạo quản lý hồ sơ giáo viên trung học cơ sở theo quy chế và xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý cán bộ công chức, viên chức của ngành, từng bƣớc hiện đại hoá các công cụ quản lý hồ sơ cán bộ, quan tâm áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào việc quản lý hồ sơ cán bộ.

Đẩy mạnh công tác đào tạo, đào tạo lại, bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, từng bƣớc nâng cao năng lực của bộ máy quản lý giáo dục. Tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra việc sử dụng và quản lý giáo viên: việc chấp hành chính sách, pháp luật của đội ngũ giáo viên và thực hiện quy chế chuyên môn.

3.4.4. Thực hiện tốt các chế độ chính sách của Nhà nước, của địa phương đối với đội ngũ giáo viên trung học cơ sở

3.4.4.1. Mục tiêu của biện pháp

Tạo động lực và nhằm động viên đội ngũ giáo viên trung học cơ sở thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, phát huy tính năng động, sáng tạo trong công tác của đội ngũ giáo viên trung học cơ sở, góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục trung học cơ sở trong toàn huyện.

3.4.4.2. Nội dung của biện pháp

Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc đối với giáo viên trung học cơ sở. Tôn trọng quyền lợi chính đáng của cán bộ, giáo viên. Kịp thời giải quyết những thắc mắc, khiếu nại của cán bộ, giáo viên trong việc thực hiện chế độ, chính sách.

Xây dựng và thực hiện tốt chế độ ƣu đãi, các chính sách riêng của tỉnh Bắc Giang đối với cán bộ, giáo viên nói chung và giáo viên trung học cơ sở nói riêng nhƣ: chính sách ƣu đãi, thu hút và sử dụng nhân tài, chính sách khuyến khích giáo viên đi học nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ...

Tích cực ban hành các chính sách của địa phƣơng nhƣ trợ cấp thêm cho cán bộ, giáo viên đi học, ƣu tiên xem xét, đề bạt, bổ nhiệm những giáo viên đạt danh hiệu giáo viên giỏi cấp tỉnh, chiến sỹ thi đua cơ sở nhiều năm... nhằm động viên, khuyến khích cán bộ, giáo viên kịp thời, tạo động lực để họ phát huy tốt khả năng của mình.

Xây dựng và tổ chức tốt đời sống vật chất, tinh thần cho đội ngũ giáo viên trung học cơ sở trong các nhà trƣờng. Phát huy trách nhiệm của các tổ chức công đoàn trong nhà trƣờng, tăng cƣờng các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao. Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và mở rộng dân chủ trong nhà trƣờng để mọi cán bộ, giáo viên đều đƣợc tham gia đóng góp ý kiến của mình.

3.4.4.3. Cách tiến hành biện pháp

Triển khai thực hiện kịp thời các chế độ, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc, của địa phƣơng đến từng trƣờng và toàn bộ giáo viên. Thƣờng xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách và xử lý nghiêm đối với những trƣờng hợp vi phạm chế độ chính, sách cán bộ.

3.4.5. Huy động mọi nguồn lực phục vụ cho việc phát triển giáo dục và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trung học cơ sở cao chất lượng đội ngũ giáo viên trung học cơ sở

3.4.5.1. Mục tiêu của biện pháp

Huy động mọi nguồn lực trong và ngoài ngân sách Nhà nƣớc để đầu tƣ phục vụ cho việc dạy và học trong nhà trƣờng. Đồng thời, nâng cao chất lƣợng đội ngũ giáo viên trung học cơ sở góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục trung học cơ sở của huyện.

3.4.5.2. Nội dung của biện pháp

Huy động các nguồn lực trong ngân sách Nhà nƣớc: Ngân sách Nhà nƣớc giữ vai trò chủ yếu trong tổng nguồn lực dành cho giáo dục và đào tạo. Nguồn kinh phí của Nhà nƣớc cần phải bảo đảm phần chi bắt buộc cho con ngƣời nhƣ: tiền lƣơng, phụ cấp theo lƣơng, tiền nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, các khoản chế độ, chính sách cho giáo viên... Ngoài

ra, cần phải dành một phần kinh phí để chi cho hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ, khen thƣởng, mua sắm trang, thiết bị dạy và học, đầu tƣ xây dựng nâng cấp cơ sở vật chất của nhà trƣờng... Nguồn ngân sách Nhà nƣớc cũng cần ƣu tiên cho công tác đào tạo, bồi dƣỡng giáo viên. Huy động , quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí trên và xây dựng kế hoạch chi hợp lý, đảm bảo đúng chế độ tài chính hiện hành sẽ là điều kiện thúc đẩy cho giáo dục nói chung và giáo dục trung học cơ sở nói riêng ngày một phát triển, đạt hiệu quả cao.

Huy động các nguồn lực ngoài ngân sách Nhà nƣớc nhƣ: tiền đóng góp của cha mẹ học sinh, các dự án đầu tƣ, tài trợ của các tổ chức, các nhà doanh nghiệp và cá nhân, quỹ khuyến học, các chƣơng trình học bổng, khuyến khích học sinh giỏi, giúp đỡ những học sinh có hoàn cảnh khó khăn... Nếu các nhà trƣờng biết cách huy động, tận dụng nguồn vốn này thì đây là một nguồn lực không nhỏ góp phần phục vụ cho các hoạt động của nhà trƣờng, đầu tƣ cho việc dạy và học, góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục của nhà trƣờng.

3.4.5.3. Cách tiến hành biện pháp

Tranh thủ các nguồn vốn đầu tƣ của Trung ƣơng, của địa phƣơng; tích cực tuyên truyền, vận động, kêu gọi các nguồn đầu tƣ khác nhƣ: các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc, các tổ chức xã hội, các hội tự phát, các nhà hảo tâm, các nhà doanh nghiệp, con em quê hƣơng đang công tác ở xa có điều kiện về kinh tế... để đầu tƣ cho giáo dục và nâng cao chất lƣợng đội ngũ giáo viên.

Các cấp uỷ Đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở cần có những chƣơng trình hành động cụ thể nhằm huy động mọi nguồn lực từ ngân sách Nhà nƣớc và ngoài ngân sách Nhà nƣớc để đầu tƣ cho giáo dục của địa phƣơng mình. Tập trung đẩy mạnh phong trào xây dựng trƣờng chuẩn quốc gia, kiên cố hoá trƣờng, lớp học, hiện đại hoá nhà trƣờng, chuẩn hoá đội ngũ giáo viên. Có những chính sách ƣu tiên cho phát triển giáo dục nhƣ: ƣu tiên cấp đất xây dựng nhà trƣờng, ƣu đãi trong việc vay vốn đầu tƣ xây dựng và chuẩn hoá nhà trƣờng, quan tâm ƣu đãi đối với đội ngũ giáo viên, đặc biệt là giáo viên giỏi các cấp.

Các nhà trƣờng cần xây dựng kế hoạch ngân sách hằng năm đảm bảo sự hợp lý trong việc sử dụng nguồn ngân sách của Nhà nƣớc; tranh thủ sự giúp đỡ của địa phƣơng, của cấp trên và có kế hoạch vận động để huy động nguồn kinh phí ngoài ngân sách Nhà nƣớc phục vụ cho việc phát triển giáo dục.

3.4.6. Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.4.6.1. Mục tiêu của biện pháp

Làm cho các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội và tầng lớp nhân dân nhận thức rõ về vị trí, vai trò của giáo dục - đào tạo trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời khuyến khích, tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia vào sự nghiệp giáo dục.

3.4.6.2. Nội dung của biện pháp

Đẩy mạnh tuyên truyền về công tác xã hội hóa giáo dục bằng nhiều hình thức khác nhau nhƣ: trên hệ thống truyền thanh từ huyện đến các xã, thị trấn, hội nghị, hội thảo, pano, áp phích, tờ rơi... để mọi tổ chức, cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong huyện nhận thức rõ về mục đích, ý nghĩa của công tác xã hội hoá giáo dục; tích cực tham gia vào công tác giáo dục, chăm lo cho sự nghiệp giáo dục.

Kiện toàn, đổi mới hoạt động của Hội đồng giáo dục ở các nhà trƣờng và xây dựng quy chế hoạt động, quy chế phối hợp công tác để phát huy hiệu quả hoạt động. Tăng cƣờng sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phƣơng đối với công tác giáo dục.

Đẩy mạnh hoạt động của Hội khuyến học các cấp, nhằm đạt hiệu quả thiết thực. Phát động phong trào vận động, ủng hộ xây dựng quỹ khuyến học của các thôn, khu dân cƣ, dòng họ. Phát động phong trào xây dựng gia đình văn hoá, gia đình hiếu học, dòng họ khuyến tài, tạo dựng môi trƣờng làng, xã văn minh, không có tệ nạn xã hội. Tăng cƣờng sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trƣờng - gia đình - xã hội trong giáo dục học sinh.

Tiếp tục củng cố và duy trì hiệu quả hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng tại các xã, thị trấn. Tạo cơ hội để mọi ngƣời có đủ điều kiện đều đƣợc tham gia học tập với nhiều hình thức khác nhau. Xây dựng một xã hội học tập với những nội dung và hình thức phong phú, đa dạng. Nâng cao ý thức trách nhiệm, nhận thức của giáo viên để họ sẵn sàng tham gia vào các hoạt động giáo dục và giảng dạy tại các trung tâm học tập cộng đồng khi có yêu cầu.

3.4.6.3. Cách tiến hành biện pháp

Cấp ủy Đảng, chính quyền, các cơ quan chức năng và các tổ chức đoàn thể tích cực chỉ đạo thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục. Mỗi cấp, mỗi ngành, mỗi tổ chức xây dựng cho mình những chƣơng trình hành động cụ thể nhằm đạt đƣợc những nội dung và mục tiêu đề ra.

3.5. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Để thực hiện quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở của huyện trong tình hình hiện nay, cần phải tiến hành đồng thời nhiều biện pháp. Với khuôn khổ của luận văn này, tôi xin nêu 6 biện pháp cơ bản nhất. Các biện pháp này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, là cơ sở để quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở của huyện Hiệp Hòa đƣợc xây dựng và đem lại hiệu quả thiết thực khi triển khai thực hiện.

Biện pháp "tăng cƣờng sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền đối với việc xây dựng phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở" là biện pháp quan trọng nhất và bao trùm tất cả các biện pháp khác. Mọi hoạt động của Nhà nƣớc đều đặt dƣới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, trong đó có sự phát triển kinh tế - xã hội, phát triển sự giáo dục và đào tạo. Nhƣ vậy, sự phát triển về giáo dục và đào tạo của huyện Hiệp Hòa của các trƣờng trung học cơ sở trong huyện cũng phải đƣợc đặt dƣới sự lãnh đạo, chỉ đạo của các uỷ Đảng từ huyện đến cơ sở. Tuy nhiên, trong thực tế ở một số địa phƣơng cấp uỷ Đảng, chính quyền còn chƣa quan tâm đến việc lãnh đạo, chỉ đạo đối với việc xây dựng quy hoạch phát triển giáo dục nói chung

và quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên nói riêng. Chính vì vậy cần đƣa ra và nhấn mạnh biện pháp tăng cƣờng sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền đối với việc xây dựng phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở. Thực hiện tốt biện pháp này sẽ là cơ sở, là tiền đề cho các biện pháp còn lại đã nêu ở trên.

Để thực hiện đƣợc quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở của huyện Hiệp Hòa trong thời gian tới cần phải phấn đấu từng bƣớc đáp ứng yêu cầu về quy mô, chất lƣợng, cơ cấu đội ngũ giáo viên; đổi mới và nâng cao chất lƣợng quản lý đội ngũ giáo viên; đồng thời thực hiện tốt chế độ, chính sách đối với giáo viên để họ yên tâm công tác và tạo động lực để giáo viên tích cực phát huy khả năng của mình, năng động, sáng tạo, hăng say công tác và hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục. Muốn thực hiện các biện pháp trên thì điều quan trọng là phải huy động tốt các nguồn lực phục vụ cho phát triển giáo dục và nâng cao chất lƣợng giáo dục. Nhƣ vậy, biện pháp huy động mọi nguồn lực sẽ là điều kiện để có thể thực hiện các biện pháp khác. Cuối cùng để thực hiện đƣợc các nội dung của quy hoạch cần phải đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục để toàn xã hội, mọi tổ chức và cá nhân đều có trách nhiệm tham gia vào sự nghiệp giáo dục. Nhƣ vậy các biện pháp trên có sự tác động qua lại, hỗ trợ lẫn nhau, tạo điều kiện thuận lợi cho nhau và có quan hệ chặt chẽ với nhau, cùng có chung một nhiệm vụ là để thực hiện tốt quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở của huyện Hiệp Hòa.

3.6. Khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất

Để khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp nêu trên, qua tiến hành xin ý kiến bằng phiếu hỏi đối với 71 đồng chí cán bộ quản lý và chuyên viên Phòng Giáo dục và Đào tạo, cán bộ quản lý các trƣờng trung học cơ sở trên địa bàn huyện. Đa số các ý kiến đánh giá khẳng định các biện pháp đƣa ra để thực hiện quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở

của huyện Hiệp Hòa trong thời gian tới là cần thiết (điểm trung bình 2,96 điểm) và có tính khả thi (điểm trung bình 2,92 điểm).

Bảng 3.26: Kết quả khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất

(1≤ X ≤ 3) TT Tên biện pháp Mức độ cần thiết Mức độ khả thi Cần thiết Bình thƣờng Ít cần thiết Điểm TB X Thứ bậc Khả Thi Bình

Một phần của tài liệu Quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên Trung học cơ sở của Huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang (Trang 92 - 116)