SỬA CHỮA, AN TOAÌN LAO ĐỘNG

Một phần của tài liệu thiết kế máy ly tâm đường (Trang 63 - 68)

5.1. Hướng dẫn sử dụng:

Khi máy chạy không tải cần kiểm tra:

+ Kiểm tra bên trong máy có tạp chất gì không, dùng tay cho chạy tự nhiên, phải không có một hiện tượng ma sát nào, kiểm tra lưới lọc xem đã chính xác chưa đáng tin cậy chưa.

+ Kiểm tra van đường, ống hơi, ống nước có thông không.

+ Tại chỗ kết cấu treo đỡ và trục cần kiểm tra mỡ bôi trơn và bảo đảm dầu mỡ đầy đủ.

+ Khi máy chạy không tải nếu có tiếng kêu va đập phải ngừng máy để kiểm tra. Sau khi loại bỏ chướng ngại vật tiếp tục cho máy khởi động.

+ Sau khi cho máy chạy bình thường mới bắt đầu vào đường non. + Ngừng máy.

- Khi ngừng máy, việc trước tiên là đóng cửa tháo đường non, cửa vào liệu, ngắt nguồn điện.

- Nếu thời gian ngừng máy tương đối dài thì phải vệ sinh máy.

- Sau khi sử dụng một thời gian nếu thấy trục máy rung mạnh cần kiểm tra kết cấu treo nếu có hư hỏng gì thì lập tức sửa chữa.

5.1.1. Tình hình làm việc không bình thường của máy ly tâm và cách xử lý:

a.Mâm quay của máy ly tâm bị đảo.

Khi khởi động, nạp liệu và quay hết tốc độ máy ly tâm có thể xuất hiện tượng đảo.

Khi khởi động mâm quay bị đảo có 3 nguyên nhân chính.

- Do đế ổ trục bị mòn, trục quay bị cong hoặc vít bắt các chi tiết máy lỏng. Khi khởi động làm mâm quay bị mất cân bằng sinh ra đảo. Gặp trường hợp này, phải ngắt điện ngừng máy, kiểm tra, sửa chữa.

- Do kiểm tra không chu đáo, có vật bằng sắt rơi vào mâm quay làm mâm không cân bằng gây đảo, cần dừng máy ngay để xử lý.

- Trong mâm quay cục bộ có đường dính lại chưa lấy hết làm cho mâm quay bên nặng, bên nhẹ gây nên đảo. Cần xử lý kịp thời đường đó.

- Khi nạp liệu bị đảo hoặc rung, chủ yếu là tốc độ nạp liệuü không thích đáng hoặc đường non đóng cục làm cho đường non phân bố không đều gây nên.

- Khi vận hành hết tốc độ thấy đảo, chủ yếu là do lưới sàng rách, do tác dụng của lực ly tâm làm đường văng ra gây nên thoát mật không đều.

b. Máy ly tâm tăng tốc chậm chạp.

Mâm quay chuyển động là dựa vào khớp nối, nếu tăng tốc chậm là do khớp nối tiếp xúc không bình thường gây nên.

c. Sau khi hãm mâm quay dừng rất chậm.

Khi tách mật xong dỡ đường, măc dù đã ngắt điện và phanh hãm nhưng máy không dừng ngay thì nên thay má phanh.

d. Thoát đường.

Trong quá trình tách mật, phát hiện thấy mật đường tách ra có lẫn hạt đường. Chủ yếu là do lưới sàng của mâm quay bị rách hoặc lưới sàng lắp không khí, hạt tinh thể đương non nấu không đều hoặc hạt nhỏ quá.

e. Chụp liệu không nâng lên được hoặc chặt quá.

Do khống chế tốc độ nạp liệu và tốc độ quay không phù hợp hoặc do đóng van rửa nước và hơi quá sớm làm cho đường cứng lại.

Khi dỡ đường do thao tác nâng chụp lên chậm quá làm cho đường trong mâm hạ thấp nhiệt độ nên cứng lại hoặc rơi xuống đề chặt lên chụp liệu.

f. Đường cát bị cứng lại không dỡ được.

Trong quá trình tách mật có lúc gặp hiện tượng đường cát bị cứng lại dỡ không được.Nguyên nhân là thời gian tách mật dài quá hoặc khi rửa đường đóng hơi sớm quá làm cho đường trong mâm hạ thấp nhiệt độ nên cứng lại. Gặp trường hợp này phải khởi động lại máy, tươi nước, mở hơi để rửa lại đường.

5.1.2. Những khó khăn thường gặp trong khi ly tâm: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngoài những trường hợp máy bị đảo do đường non xuống không đều, hoặc các bộ phận tựa, giảm xóc hư hỏng, lưới ly tâm bị thủng..., còn gặp những trường hợp ly tâm khó do thành phần các chất không đường trong đường non ảnh hưởng đến sự tách mật khỏi đương, hoặc do mật có độ nhớt lớn, đường non nấu không đạt... thường phải ly tâm lâu, hoặc dùng lượng nước và lượng hơi nhiều, rửa lâu do đó độ tinh khiết mật ly tâm cao, tăng tổn thất đường. Trong trường hợp có thể giảm thời gian rửa hơi, tăng lượng nước đồng thời cho hơi vào thùng quay để tăng tốc độ chảy của mật. Có trường hợp cho không khí nóng vào vỏ thùng đậy kín để tránh hiện tượng đường bị nguội và tăng độ chảy của mật.

5.1.3. Các vấn đề cần lưu ý khi thao tác tách mật:

- Trước khi tách mật cần làm tốt các công việc chuẩn bị sau.

Kiểm tra các thiết bị của máy, bộ phận chuyển động, dầu bôi trơn, đường ống, lươi sàng vv. . .Chuẩn bị tốt các dụng cụ dùng trong tách mật, kiểm tra xem máy ly tâm có chướng ngại gì không.

Kiểm tra và xem xét chất lượng đường non để chọn các thao tác tách mật thich hợp.

Thông báo cho bộ phận cấp hơi, cấp điện, chuẩn bị điện và hơi dùng trong tách mật.

Liên hệ với các bộ phận nấu đường, trợ tinh, bao gói vv. . .

- Trước mỗi ca sử dụng máy ly tâm, dùng tay xoay trước vài vòng, sau đó cho chạy thử vài vòng không tải đồng thời mở nước nóng và hơi phun rửa sạch lưới sàng của mâm quay sau đó hãm thử xem có bình thường không.

- Chấp hành nghiêm túc các quy định thao tác kỹ thuật tách mật.

- Trước khi tách mật phải sàng thử trước các loại đường non, căn cứ vào tình hình sàng thử để xác định thao tác tách mật bình thường.

- Trong quá trình thao tác, nếu phát hiện đường điện có sự cố, ngắt ngay điện và báo thợ điện đến sửa chữa.

- Khi ngừng tách mật phải rửa sạch lưới sàng của máy ly tâm. 5.2. Bảo dưỡng máy:

Bảo dưỡng máy chia làm hai loại: bảo dưỡîng vận hành và bảo dưỡng định kỳ.

5.2.1. Bảo dưỡng vận hành:

+ Thường xuyên kiểm tra máy và các thiết bị phụ trợ, kiểm tra động cơ và các đồng hồ vận hành có bình thường không, nếu không bình thường phải báo ngay cho các bộ phận hữu quan để kịp thời xử lý.

+ Thường xuyên kiểm tra ống nước, ống hơi, ống nạp đường, các nút vặn xem có thông suốt không, có hiện tượng rò rỉ không.

+ Thường xuyên kiểm tra các lưới sàng của máy xem có bị rách không, chú ý tình hình mòn của cơ cấu hảm, có tình hình không bình thường phải báo ngay để xử lý.

+ Thường xuyên kiểm tra dầu bôi trơn thiết bị có đầy đủ không và chú ý cho dầu mở đúng kỳ hạn.

+ Nếu nghe thấy trong máy có xát kim loại hoặc tiếng va đập thì phải dừng ngay máy để kiểm tra.

+ Ghi lại kịp thời các tình hình không bình thường của thiết bị, phiếu ghi phải lưu giữ nghiêm túc.

5.3.2. Bảo dưỡng định kỳ: + Liền sau vụ ép.

- Tháo các hệ thống ống, kiểm tra độ sạch. - Vệ sinh toàn bộ máy và các phụ kiện. - Sấy khô máy.

- Nâng nhẹ cơ cấu treo. - Bảo vệ khu điều khiển. + Giữa vụ ép.

- Kiểm tra bộ hãm cấp cứu. - Kiểm tra các mặt bích.

- Kiểm tra tình trạng trong rỗ lưới. - Kiểm tra chụp đáy rỗ quay. - Kiểm tra tình trạng rỗ quay. + Hai năm một lần.

- Tháo toàn bộ lưới và các chi tiết lắng khác. - Vệ sinh kỹ cho rỗ.

- Nếu đưa rỗ ra khỏi máy phải tiến hành thổi khí nếu không dùng bàn chải sắt.

- Quan sát bằng mắt các vách và các gân niền. - Tìm kiếm các mối hàng bị rạn nứt.

- Kiểm tra lại độ dày của thân rỗ quay. + Bốn năm một lần.

- Không cần thiết phải kiểm tra và tháo cơ cấy treo sau mỗi vụ ép trừ khi có tiếng động khác thường bởi vì việc tháo ra có thể làm hỏng các vòng bi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Khi hỏng máy dù với sự cố nhỏ nhất cũng có thể là nguyên do của hư hỏng trong máy.

- Cứ bốn năm một lần phải tháo và làm vệ sinh toàn bộ cơ cấu treo lúc này các vòng bi đều phải thay.

5.3. Kiểm tra sửa chữa máy ly tâm:

5.3.1. Các vấn đề cần chú ý khi tháo lắp kiểm tra và sửa chữa:

+ Khớp nối mềm: Đặt dưới động cơ, nếu phát hiện đệm cao su mòn phải tháo thay.

+Ổ trục: Chất bôi trơn là gốc mỡ Na có thể chịu nhiệt độ cao nhất là 100oC nhưng nếu nhiệt độ vượt quá 70oC (ở vỏ goài ổ trục)thì phải kiểm tra sửa chữa. Nếu ổ trục bị rơ sẽ ảnh hưởng tới tính ổn định của rổ quay. Khi tháo lắp ổ trục không được đập mạnh, tốt nhất là dùng gổ đệm.

+ Lưới sàng: Nếu bị mòn hoặc rách phải thay, khi lắp phải phẳng khít

+ Rổ quay: Bất đắc dĩ mới tháo ra ngoài, khi tháo không được đập mạnh vào rổ. Mỗi năm khi sửa chữa máy tốt nhất nên quét một lớp sơn đỏ hoặc chất chống rỉ. Dùng máy tiện hoặc các phương tiện khác để kiểm tra hiệu chỉnh cân bằng.

+ Chụp đáy: Kiểm tra xem chụp và đáy rổ quay có khít không, khe hở các ống trên, ống dưới và trục quay có thích hợp không, sau kiểm tra sửa chữa phải bôi dầu bôi trơn.

+ Trục quay: Bất đắc dĩ mới tháo ra, khi cần tháo phải móc theo chiều thẳng đứng, khi lắp vào cũng chú ý thẳng đứng.

+ Vòng cao su: Vòng cao su của cơ cấu ổ trục nếu mất đàn hồi hoặc hỏng phải móc động cơ lên tháo ra để thay thế.

+ Đường ống: Ống hơi phải quấn một lớp giữ nhiệt tránh làm hư hỏng và giảm tổn thất nhiệt.

+ Máy phân nhánh mật loãng: Kiểm tra máy phân nhánh mật loãng và mức độ mài các van nước, van hơi không để hở.

+ Thiết bị phụ trợ: Kiểm tra mức độ mài mòn của bộ phận chuyển động. Các thiết bị phụ trợ của máy ly tâm.

5.3.2. Vận hành thử không tải:

Sau khi kiểm tra sửa chữa, dùng tay xoay mâm của máy, quay một đến hai vòng, kiểm tra vận hành có nhẹ không và quan sát kỹ xem có tiếng lạ và tình hình không bình thường không. Nếu kiểm tra thấy bình thuờng thì ấn nút khởi

động rồi cho vận hành không tải, rồi kiểm tra xem máy hãm có chạy không rồi quan sát tình hình rung động, nếu không có hiện tượng gì xấu thì có thể bắt đầu sử dụng.

5.4. An toàn lao động:

+ Không được cùng một lúc dỡ đường 2 máy ly tâm để tránh ảnh hưởng đến việc vận hành an toàn của thiết bị vận chuyển.

+ Khi máy ly tâm vận hành cấm đưa đầu vào thùng quay và không được đưa tay vào tủ điện để tránh sự cố cho người.

+ Khi máy vận hành, không được dùng xẻng, gổ hoặc các dụng cụ khác để hãm. Nếu giữa chừng cần giảm tốc máy thì ngắt điện và dùng phanh để hãm máy.

+ Máy chưa dừng thì không được xúc đường bằng sức người.

+ Cấm để các vật hoặc dụng cụ lên máy đang quay, phòng rơi vào trong rổ gây sự cố.

+ Khi thao tác phải sử dụng các duụng cụ phòng hộ cá nhân theo qui định. + Cấm không được tiến hành sửa chữa khi máy đang chạy.

+ Khi kiểm tra sửa chữa hoặc làm sạch thiết bị, phải treo bảng an toàn công tắc, cầu dao điện và van hơi rồi mới được làm việc.

+ Không phải trực ban nơi làm việc, không được sự đồng ý của các bộ môn hữu quan, không được chạy bất kỳ thiết bị nào ở nơi đó để tránh sự cố

KẾT LUẬN

Sau ba tháng thực hiện đềì tài tốt nghiệp thiết kế máy ly tâm đường để sản xuất ra đường A thành phẩm bản thân em đã được sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của thầy giáo Lê Cung cùng các thầy cô giáo trong khoa Cơ Khí và các bạn đến nay em đã hoàn thành nhiệm vụ được giao trong thời gian cho phép.

Qua việc thực hiện đề tài tốt nghiệp này giúp em ôn lại toàn bộ chương trình đã học trong năm năm qua, bổ sung thêm kiến thức khác cũng như biết cách áp dụng những kiến thức đã học vào trong thực tiễn. Qua đó còn reön luyện cho em chịu khó tìm tòi học hỏi ở thầy cô và bạn bè và đấy là cơ hội cho em bước vào thiết kế máy hoàn chỉnh.

Nếu máy ly tâm đường của em thiết kế được đưa vào hoạt động sản xuất thì cần hoàn chỉnh thêm việc tính toán các thông số của máy vì trong quá trình thiết kế không thể tránh khỏi những sai sót cũng như có một số đại lượng còn lấy theo kinh nghiệm và không có điều kiện thí nghiệm thực tế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu, do thời gian và khả năng hiểu biết về máy ly tâm đường còn hạn chế nên không thể tránh khỏi sai sót. Em rất mong được sự lượng thứ và đóng góp ý kiến, bổ sung của các thầy, cô giáo.

Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đã hết lòng giúp đỡ và chỉ bảo. Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn thầy Lê Cung đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành đồ án này.

Đà Nẵng, ngày 25 tháng 5 năm 2002 Người thiết kế

Trần Minh Tuấn

TAÌI LIỆU THAM KHẢO

[I]. Tách mật, làm khô, đóng gói, bảo quản, vận chuyển đường: (NXB Nông nghiệp Hà Nội 1996)

[II]. Các máy lắng lọc và ly tâm:Nguyễn Minh Tuyển - Nguyễn Đình Phán - Hà Thị An. (NXB khoa học và kỹ thuật Hà Nội 1987)

[III]. Tính toán QTTB trong công nghệ hoá chất và thực phẩm tập1: Nguyễn Bin. (NXB Khoa học Kỹ Thuật Hà Nội 1999)

[IV]. Sổ tay thiết bị và công nghệ hoá chất tập 2: (NXB khoa học và kỹ thuật) [V]. Tính toán máy và thiết bị hoá chất tập 2: Nguyễn Minh Tuyền.

(NXB khoa học và kỹ thuật 1986)

[VI]. Thiết kế chi tiết máy: Nguyễn Trọng Hiệp - Nguyễn Văn Lẫm. (NXB Đại học và THCN Hà Nội 1978)

[VII]. Truyền động điện: Bùi Quốc Khánh - Nguyễn Văn Liễn - Nguyễn Thị Hiền. (NXB khoa học kỹ thuật Hà Nội)

[VIII].Tính toán thiết kế hệ dẫn động cơ khí: Trịnh Chất - Lê Văn Uyển (NXB giáo dục Hà Nội 2001)

1). Công nghệ và thiết bị ly tâm.

(Tài liệu công ty đường Quảng Ngãi) 2). Cơ sở thiết kế máy sản xuất thực phẩm.

A.la. Xokolov. (NXB Khoa học Kỹ Thuật 1976) 3). Chi tiết máy tập 1, tập 2:

Một phần của tài liệu thiết kế máy ly tâm đường (Trang 63 - 68)