Định hướng phát triển của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội.

Một phần của tài liệu quản lý rủi ro cho vay các dự án đầu tư tại ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh cầu giấy (Trang 99 - 101)

C) Phân tích dự án:

VỚI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH CẦU GIẤY

3.1. Định hướng phát triển của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội.

3.1.1. Một số dự báo về môi trường kinh doanh.

Năm 2010 dưới tác động của các chủ trương thắt chặt tiền tệ hơn năm 2009, tăng trưởng dư nợ tín dụng được kiểm soát ở mức 25%, diễn biến tỷ giá còn khó dự báo…Mặc dù các doanh nghiệp luôn muốn đưa ra chỉ tiêu năm sau cao hơn năm trước, song cũng không thể kỳ vọng quá cao, nhất là trước tình hình thị trường còn có những khó khăn. Chênh lệch lãi suất đầu vào, đầu ra đã rộng hơn khi NHNN cho phép thực hiện cơ chế lãi suất thỏa thuận đối với khoản vốn vay trung - dài hạn, nhưng do kiểm soát tăng trưởng tín dụng của toàn ngành ở mức 25% (so với mức thực hiện cả năm trước là gần 38%), nên mục tiêu tăng trưởng tín dụng của nhiều ngân hàng sẽ thấp hơn năm trước; qua đó tác động không nhỏ khi đặc điểm chung là nguồn thu từ tín dụng là chủ đạo.

Ngoài ra năm 2010, khả năng huy động vốn của các ngân hàng vẫn sẽ bị cạnh tranh khốc liệt với các kênh đầu tư khác một phần nguyên nhân là do sự thiếu hấp dẫn của lãi suất huy động. Cũng như áp lực huy động vốn trong năm 2010 sẽ khiến việc cho vay không còn dễ dàng. Ngân hàng sẽ phải sàng lọc khách hàng nên người đi vay sẽ gặp khó và phải trả mức lãi suất cao hơn trước. Nhiều ngân hàng tiếp tục xây dựng kế hoạch phát hành thêm cổ phiếu tăng vốn điều lệ, nhằm nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường, đặc biệt là với

những ngân hàng quy mô vốn nằm dưới 3.000 tỷ đồng, phải nâng lên con số này trước khi năm tài chính 2010 kết thúc để đáp ứng được quy định của NHNN. Việc tăng vốn điều lệ sẽ nâng cao năng lực tài chính của các ngân hàng, là đệm đỡ tránh rủi ro cho cổ đông.

Hoạt động kinh doanh của hầu hết các NHTM được dự báo vẫn sẽ tăng trưởng trong năm 2010, nhưng lợi nhuận sẽ không có nhiều đột biến, một số ngân hàng phụ thuộc quá mức vào hoạt động tín dụng sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Mục tiêu phát triển thận trọng, ổn định và bền vững lên sẽ được đặt lên hàng đầu. Mặc dù ngành ngân hàng không hẳn là ngành được ưu tiên trong năm 2010, nhưng vẫn là ngành có triển vọng tăng trưởng cao và phù hợp hơn với hoạt động đầu tư dài hạn.

3.1.2. Định hướng kế hoạch kinh doanh năm 2010 tại Chi nhánh Cầu Giấy.

Trong năm 2010, hoạt động của hệ thống các ngân hàng thương mại nói chung và ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cầu Giấy nói riêng sẽ tiếp tục phải đối mặt với những khó khăn, thử thách do hệ quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 – 2009.Để phấn đấu hoàn thành mục tiêu kế hoạch kinh doanh được giao, Chi nhánh cần xác định hướng phát triển một số mặt hoạt động chủ yếu như sau:

Bảng 16: Định hướng kế hoạch kinh doanh năm 2010 của Chi nhánh Cầu Giấy trên một số chỉ tiêu

Chỉ tiêu Kế hoạch năm 2010 Đơn vị

Dư nợ cuối kỳ tín dụng 2.834 Tỷ đồng

Dư nợ cuối kỳ bình quân 2.650 Tỷ đồng

Huy động vốn cuối kỳ 4.550 Tỷ đồng

Huy động vốn bình quân 4.300 Tỷ đồng

Thu dịch vụ ròng 45 Tỷ đồng

Lợi nhuận trước thuế 84 Tỷ đồng

Năng suất lao động 494 Triệu đồng

Tỷ lệ nợ xấu/ Tổng dư nợ < 2 %

Chỉ tiêu doanh thu khai thác phí bảo hiểm

3 Tỷ đồng

3.1.2.1. Hoạt động huy động vốn

Chi nhánh cần xác định công tác huy động vốn là trọng điểm, là nhiệm vụ hàng đầu xuyên suốt trong chỉ đạo điều hành hoạt động tại Chi nhánh, nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động của Chi nhánh.

Khai thác tối đa tiền gửi của các khách hàng hiện tại, tiếp tục tìm kiếm và tiếp cận các khách hàng tiền gửi mới, đẩy mạnh hoạt động huy động vốn của khách hàng cá nhân nhằm tăng tính ổn định, bền vững của nguồn vốn, đồng thời tiếp tục tăng cường huy động vốn từ khách hàng tổ chức kinh tế, các định chế tài chính. Từng bước cơ cấu lại nguồn vốn huy động giảm dần mức độ phụ thuộc vào những biến động bất thường của một số khách hàng có lượng tiền gửi lớn tại chi nhánh.

3.1.2.2. Hoạt động tín dụng

Tuân thủ theo các chỉ đạo điều hành của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Chi nhánh cần tiếp tục kiểm soát tăng trưởng tín dụng theo hướng gắn liền với huy động vốn và đảm bảo an toàn, hiệu quả. Phù hợp với định hướng phát triển tín dụng trong năm 2010 của BIDV; Thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của BIDV đảm bảo các hệ số an toàn trong hoạt động tín dụng, kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng, không để phát sinh nợ xấu.

3.1.2.3. Hoạt động dịch vụ

Chi nhánh tiếp tục khai thác triệt để các sản phẩm dịch vụ truyền thống, bên cạnh việc đẩy mạnh các sản phẩm dịch vụ mới, các sản phẩm dịch vụ bán lẻ nhằm mục tiêu chiếm lĩnh thị trường ngân hàng bán lẻ đang rất tiềm năng trên địa bàn.

Một phần của tài liệu quản lý rủi ro cho vay các dự án đầu tư tại ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh cầu giấy (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w