công ty cổ phần VIBEX
Tình hình thực hiện doanh thu ở công ty
Căn cứ vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong hai năm vừa qua của công ty, có thể thấy những tín hiệu khả quan đã đạt được, uy tín của công ty cũng đang được cải thiện trên thị trường. Cụ thể, diễn giải chi tiết các bộ phận cấu thành doanh thu, chi phí, lợi nhuân dựa trên cơ sở báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Xem xét qua bảng 1 nhận thấy:
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 29.958 triệu đồng, với tỷ lệ tăng 8,18%. Đây là sự cố gắng của doanh nghiệp trong việc tiêu thụ các sản phẩm bê tông. Điều này không những làm tăng doanh thu thuần, tạo điều kiện tăng lợi nhuận mà còn giúp doanh nghiệp thu hồi được vốn, gia tăng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Doanh thu thuần tăng 29.752 triệu đồng, với tỷ lệ tăng 8,12%. Doanh thu thuần có cùng mức tăng và tỷ lệ tăng như doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ vì trong hai năm đều không phát sinh các khoản giảm trừ doanh thu. Doanh thu thuần thay đổi do nguyên nhân khách quan như trong năm 2012, nhu cầu về các sản phẩm bê tông có tăng. các sản phẩm bê tông của công ty luôn được đánh giá cao khi so sánh với các sản phẩm của công ty khác, mức độ tin tưởng khá cao, vì thế nhiều công trình xây dựng lựa chọn công ty làm nhà cung ứng sản phẩm bê tông. Có thể thấy, trong kết cấu doanh thu của công ty thì doanh thu do hợp đồng xây dựng là nhân tố quyết định sự gia tăng doanh thu thuần cho công ty.
Đây là một biến động tốt mà doanh nghiệp cần phát huy việc tăng doanh thu thuần bằng cách đổi mới công nghệ sản xuất để tăng chất lượng và số lượng sản phẩm, tăng cường nghiên cứu thị trường, tăng cường các mối quan hệ với công ty xây dựng để có thể đưa ra những chính sách bán hàng hợp lý cho
từng khu vực, từng loại sản phẩm bê tông, tìm hiểu và nắm bắt kịp thời các cơ hội thị trường để đưa ra các chính sách làm tăng doanh thu một cách hợp lý…Bên cạnh đó, công ty có thể xem xét các biện pháp khuyến khích tiêu thụ sản phẩm như chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán,…để góp phần tăng sản lượng tiêu thụ.
Xét về mặt giá vốn hàng bán: Giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí. Năm 2012 tổng giá vốn hàng bán của công ty là 347.164 triệu đồng , tăng 20.661 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 6,33%. Tốc độ tăng của giá vốn hàng bán là tương đương với tốc độ tăng của doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ, sở dĩ tổng giá vốn tăng mạnh trong năm 2012 là bởi vì khối lượng các sản phẩm bê tông đều tăng mạnh nên đẩy chi phí nên cao, điều này có thể coi là hợp lý đối với công ty trong việc sử dụng nguồn lực để gia tăng sản xuất, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm để gia tăng lợi nhuận cho công ty.
Chi phí bán hàng giảm 3.343 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm 28,23% đã làm cho lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng tương ứng 3.343 triệu đồng. Việc giảm chi phí bán hàng có vẻ không hợp lý kết hợp với trong năm công ty có thu hẹp quy mô sản xuất kinh doanh, có phải chăng đó chính là nguyên nhân làm cho doanh thu bán hàng giảm. Trong tình hình khó khăn chung của nền kinh tế, rất nhiều công ty sản xuất gặp khó khăn, hàng loạt các công ty xây dựng bị chết, công ty cũng mất khá nhiều thị trường, tiêu thụ khó hơn. Nên doanh thu từ bán hàng giảm là điều tất yếu. Tuy nhiên, cần phải xem xét chi tiết các khoản mục chi ra cho việc bán hàng để để xem xét, cần cân nhắc kỹ lưỡng giữa các khoản chi phí này, nhất là nó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tiêu thụ sản phẩm và uy tín của doanh nghiệp. Cần đảm bảo sử dụng chi phí tiết kiệm, hợp lý.
Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 7.638 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 58,72% làm cho lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh giảm tương ứng 7.638 triệu đồng. Việc lượng hàng tiêu thụ không tăng thì biến động tăng của chi phí quản lý doanh nghiệp có thể coi là không hợp lý. Với một tỷ lệ tăng lớn như thế thì cần phải xem xét lại có sự lãng phí khi sử dụng hay không nhằm sử dụng chi phí tiết kiệm mà vẫn đem lại hiệu quả cao.
Lãi vay tăng 3.821 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 58,30%, trong điều kiện hiện nay sử dụng tiền vay mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, chính vì thế doanh nghiệp đã tận dụng nguồn vốn nhiều lợi ích này. Tuy nhiên, lãi vay tăng còn do nguyên nhân trong năm 2012, qua nhiều lần điều chỉnh lãi suất cho vay của Ngân hàng Nhà nước đã làm cho chi phí sử dụng vốn vay thay đổi. Doanh nghiệp cần có chính sách đảm bảo việc trả lãi vay đúng hạn, giữ uy tín với Ngân hàng để có thể sử dụng nguồn vốn vay này trong tương lai. Lợi nhuận trước thuế tăng 560 triệu đồng tương ứng tăng 6,15%. Kết quả này có được là do tổng hòa các nguyên nhân ở trên.
Lợi nhuận sau thuế cũng giống như lợi nhuận trước thuế tăng với tỷ lệ 8,7%. Vì đang được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp nên khoản tiền lợi nhuận sau thuế mà doanh nghiệp nhận được tăng 679 triệu đồng. Đây là nguồn quan trọng bổ sung vào các quỹ trong doanh nghiệp, tái sản xuất kinh doanh.
Xét về mức đóng góp cho ngân sách nhà nước: Năm 2012, mức đóng góp cho ngân sách nhà nước là 1.216 triệu đồng, so với năm 2011 là 1.304 triệu đồng đã giảm 88 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 6,75%. Lợi nhuận trước thuế tăng nhưng đóng góp cho ngân sách lại giảm, nguyên nhân dẫn đến kết quả trên là do các khoản chi phí không được khấu trừ của năm 2012 nhỏ hơn rất nhiều khi so sánh với năm 2011. Như vậy mức đóng góp cho ngân sách nhà nước mặc dù không có sự gia tăng nhưng con số đóng góp cho
ngân sách nhà nước của công ty trong hai năm 2011và năm 2012 là khá lớn. Đây là một mức đóng góp rất đáng khích lệ, công ty đã chấp hành nghĩa vụ đối với nhà nước và thể hiện được vai trò của mình trong việc góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của nền kinh tế xã hội.
Tình hình quản lý chi phí và giá thành sản phẩm của Công ty cổ phần VIBEX trong năm 2011:
Tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm là biện pháp cơ bản để tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Khi các điều kiện khác không thay đổi thì việc hạ giá thành đơn vị sản phẩm sẽ làm tăng lợi nhuận đơn vị của sản phẩm. Vì vậy, trong công tác quản lý chi phí, doanh nghiệp luôn cố gắng thực hiện tốt việc tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm.
Chi phí sản xuất của doanh nghiệp gồm rất nhiều khoản mục, nếu xét theo công dụng kinh tế và địa điểm phát sinh chi phí thì những chi phí này bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Vì vậy, để thực hiện quản lý chi phí thì doanh nghiệp cần phải quản lý một cách khoa học và đồng bộ từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ.
Để xem xét tình hình thực hiện tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm của công ty cổ phần VIBEX, ta xem xét giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ của công ty năm 2011-2012 theo số liệu ở bảng 2và bảng 3:
Từ Bảng 2 ta nhận thấy: Tổng chi phí của sản phẩm tiêu thụ của công ty trong năm đã tăng 386.685 triệu đồng với tỷ lệ tăng 8,04%. Ta thấy việc tăng lên của tổng chi phí là do sự tăng lên đồng thời của giá vốn hàng bán, chi phí quản lý doanh nghiệp. Trong đó:
• Giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí: năm 2011 chiếm 91,23%, năm 2012 chiếm 89,78%; tỷ trọng trên doanh thu chiếm tỷ trọng lớn nhất (tỷ trọng trên doanh thu năm 2011 là 89,16%, năm 2011 là 87,68%) và đã có sự giảm đi khá nhiều trong năm (giảm đi 1,48%). Giá vốn hàng bán tăng lên là kết quả cộng hưởng của sự tăng lên ở các khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (xi măng, cát, đá, sỏi..), chi phí nhân công và chi phí sản xuất chung (sự tăng lên của các khoản mục chi phí này sẽ được phân
tích chi tiết ở bảng 3). Doanh thu bán hàng tăng thì giá vốn hàng bán tăng lên cũng là lẽ đương nhiên, song nếu nhìn vào tỷ trọng trên doanh thu có sự giảm đi trong năm 2012 sẽ thấy được doanh nghiệp đã quản lý tốt hơn phần chi phí giá vốn hàng bán. Trong khi tỷ lệ tăng của giá vốn hàng bán là 6,33% thì tỷ lệ tăng của doanh thu thuần là 8,12%. Giá vốn hàng bán là phần chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí nên việc tiết kiệm được khoản chi phí này đã làm tăng doanh thu thuần cho doanh nghiệp. Đây là cơ sở để tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp trong năm 2012.
• Chi phí bán hàng giảm với tỷ lệ 28,23%, tỷ trọng trên doanh thu đã giảm 1,08%. Đặc biệt đó là sự gia tăng nhanh chóng của chi phí quản lý doanh nghiệp với tỷ lệ tăng rất cao 58,72%, tỷ trọng trên doanh thu cũng theo đó mà tăng 1,66%. Cũng với nhận định doanh thu bán hàng tăng thì việc giảm của chi phí bán hàng và tăng chi phí quản lý doanh nghiệp cũng thể được hiểu là doanh nghiệp đang tập trung vào việc phát huy hết các thế mạnh nội bộ của doanh nghiệp, tuy nhiên có thể thấy được sự quản lý không hiệu quả của khoản chi phí thông qua việc gia tăng tỷ trọng chi phí quản lý doanh nghiệp. Điều này đã góp phần làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp bị giảm sút. Tuy vậy, chi phí quản lý doanh nghiệp có tỷ lệ tăng nhanh nhưng khoản chi phí trên chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong chi phí giá thành toàn bộ nên sự thay đổi tăng lên của chi phí giá thành toàn bộ chủ yếu là do sự tăng lên của giá vốn hàng bán. Tỷ trọng trên doanh thu của giá vốn hàng bán có giảm, song vẫn đang ở mức rất cao. Nếu doanh nghiệp muốn gia tăng lợi nhuận thì phải tích cực đầu tư vào công tác nghiên cứu quy trình công nghệ, máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất làm hạ giá vốn cho hàng bán ra. Ngoài ra, cũng cần phải quản lý chặt chẽ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tránh thất thoát, lãng phí. Có như vậy thì mới gia tăng được doanh thu thuần và làm giảm được tỷ trọng trên doanh thu.
• Một bộ phận chi phí đáng quan tâm nữa là lãi vay phải trả. Lãi vay phải trả trong năm 2011 là 6.554 triệu đồng, trong năm 2012 con số này đã tăng 3.821 triệu đồng (với tỷ lệ tăng 58,30%) qua đó lên đến con số 10.375 đồng.
Lãi vay phải trả tăng với một tỷ lệ lớn như vậy làm cho tỷ trọng lãi vay trên doanh thu cũng tăng lên 0,83%. Việc doanh nghiệp sử dụng nhiều nợ vay thì lãi vay tăng lên là một điều khó tránh khỏi, sự tăng lên của lãi vay làm cho tổng chi phí tăng, qua đó làm giảm lợi nhuận. Tuy nhiên, tỷ trọng lãi vay trên doanh thu tăng cũng có thể do doanh nghiệp chưa thật sự sử dụng hiệu quả nguồn vốn đi vay dẫn đến việc tỷ lệ gia tăng của doanh thu chỉ có 8,12% trong khi tỷ lệ gia tăng của lãi vay lên đến 58,30%. Vốn đi vay là nguồn vốn bên ngoài nên phải trả lãi, đây là lá chắn thuế nhưng cũng là thách thức đối với doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp dùng vốn vay không có hiệu quả, tiền thu được từ hoạt động kinh doanh do sử dụng vốn vay không thể bù đắp được chi phí đi vay thì sẽ đe dọa đến an toàn tài chính trong doanh nghiệp. Chính vì thế doanh nghiệp cần có những biện pháp sử dụng nguồn vốn này hiệu quả, giảm tỷ trọng chi phí lãi vay trên doanh thu thuần, qua đó góp phần làm tăng lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh.
Theo dõi chi tiết các khoản mục chi phí trong giá vốn hàng bán ở bảng 6 ta nhận thấy: Giá vốn hàng bán năm 2012 tăng 6,33% so với năm 2011 nguyên nhân là do sự thay đổi đồng thời của các khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Cụ thể: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp năm 2011 là 270.535 triệu đồng, năm 2012 chi phí này là 280.304 triệu đồng. So với năm 2011 thì năm 2012 khoản chi phí này tăng lên 9.769 triệu đồng, ứng với tỷ lệ tăng 3,61%. Chi phí nguyên vật liệu là chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất trong giá vốn hàng bán, vì thế tỷ trọng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trên doanh thu cũng là lớn nhất. Năm 2011, tỷ trọng này là 73,87% thì đến năm 2012 đã giảm 3,08% thành
70,79%. Doanh thu thuần tăng thì sự tiêu hao tăng lên của chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là điều khó tránh khỏi, tuy nhiên, vì tỷ trọng nguyên vật liệu trực tiếp trên doanh thu đã có sự giảm đi trong năm 2012 có thể là do cả nguyên nhân bên trong và bên ngoài. Nguyên nhân bên trong là do doanh nghiệp chưa quản lý tốt, sử dụng tiết kiệm khoản mục chi phí này. Nguyên nhân bên ngoài là có thể do nguồn nguyên liệu để sản xuất các sản phẩm từ bê tông của công ty chưa đáp ứng đủ cho sản xuất.
• Chi phí nhân công trực tiếp năm 2011 là 17.992 triệu đồng, năm 2012 chi phí này là 19.842 triệu đồng. So với năm 2011thì năm 2012 khoản chi phí này tăng lên 1.850 triệu đồng, ứng với tỷ lệ tăng 0,1%. Chi phí nhân công trực tiếp tăng lên là do trong năm công ty mở rộng quy mô sản xuất, tăng sản lượng tiêu thụ nên đã có sử dụng một lượng lớn lao động thời vụ để hỗ trợ cho việc sản xuất và bán hàng. Một lý do nữa khiến cho chi phí nhân công trực tiếp tăng là các hàng hóa thiết yếu trong năm 2012 có sự tăng lên về giá cả tuy tỷ lệ lạm phát có giảm so với các năm trước, do vậy doanh nghiệp đã tăng lương để hỗ trợ cho việc sinh hoạt của công nhân viên trong công ty (tiền lương trung bình của lao động trong công ty đã tăng từ 3.470.000 đồng/người/tháng lên mức 3.700.000 đồng/người/tháng). Khoản chi phí này chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong giá vốn hàng bán nên cũng chiếm tỷ trọng trên doanh thu thuần rất nhỏ trong cả hai năm 2011 và 2012. Tỷ trọng chi phí nhân công trực tiếp trên doanh thu thuần năm 2011 là 4,91%, năm 2012 là 5,01%. So với năm 2011 thì năm 2012 tỷ trọng này tăng lên 0,1%. Mức tăng không đáng kể, đây là thành tích đáng ghi nhận của cả ban lãnh đạo và cả người lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm. Mặc dù tăng doanh thu thuần nhưng giữ ổn định được chi phí nhân công, góp phần giữ ổn định tỷ trọng giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần, nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp. Yếu tố con người là yếu tố khó quản lý nhất trong các yếu tố đầu vào của sản xuất, trong khi đó
doanh nghiệp đã làm tốt công tác quản lý yếu tố này đem đến sự tiết kiệm nhân công trong sản xuất. Đây là điều mà doanh nghiệp cần cố gắng nghiên cứu để không những giữ vững được thành tích mà còn có thể giảm dần đến mức nhỏ nhất hàm lượng sử dụng lao động vào việc sản xuất sản phẩm. Làm được như vậy doanh nghiệp mới có thể nhanh chóng mở rộng được quy mô