6) Đưa ra quyết định
3.2 Những điểm chung cần quan tâm khi soạn thảo hợp đồng thương mại.
• Soạn thảo Dự thảo hợp đồng trước khi đàm phán:
bước 1: Soạn dự thảo hợp đồng
bước 2: đàm phán, sửa đổi bổ sung dự thảo bước 3: hòan thiện – ký kết hợp đồng
cả 3 bước là một quy trình cần thiết.
Soạn dự thảo hợp đồng giúp cho doanh nghiệp văn bản hóa những gì mình muốn, đồng thời dự liệu những gì đối tác muốn trước khi đàm phán. Nó giống như một bản kế hoạch cho việc đàm phán, khi có một dự thảo tốt coi như đã đạt 50% công việc đàm phán và ký kết hợp đồng. Nếu bỏ qua bước 1 chỉ đàm phán sau đó mới soạn thảo hợp đồng thì giống như vừa xây nhà vừa vẽ thiết kế, nên thường dẫn đến thiếu sót, sơ hở trong hợp đồng, đặc biệt đối với những thương vụ lớn.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều sách viết về hợp đồng và thường kèm theo nhiều mẫu hợp đồng các loại. Ví dụ: cuốn Pháp luật về hợp đồng trong thương mại và đầu tư, do TS. Nguyễn Thị Dung (chủ biên). Doanh nghiệp nên dựa vào các mẫu hợp đồng đó để xem như là những gợi ý cho việc soạn dự thảo hợp đồng. Tuy nhiên hợp đồng được ký kết trên nguyên tắc tự do và bình đẳng, do đó nội dung của mỗi hợp đồng cụ thể luôn có sự khác nhau. Bởi nó phụ thuộc vào ý chí của các bên và đòi hỏi thực tiễn của việc mua bán mỗi loại hàng hoá, dịch vụ là khác nhau, trong các điều kiện, hoàn cảnh, thời điểm khác nhau. Đăc biệt phải xác định (dự liệu) những rủi ro kinh doanh nào có thể hiện diện trong các giao dịch của doanh nghiệp và loại bỏ hay giảm thiểu những rủi ro đó bằng việc sử dụng các điều khoản hợp đồng; điều này các hợp đồng mẫu thường ít khi đề cập. Ví dụ: khi mua hàng hóa, phải dự liệu đến cả những tình huống hiếm khi xảy ra: hàng giả, hàng nhái; gặp bão, lụt trong quá trình vận chuyển, giao hàng; khi tranh chấp kiện tụng thì tiền phí luật sư bên nào chịu; những thiệt hại gián tiếp bên vi phạm có phải chịu không…? Do vậy không thể có một mẫu hợp đồng nào là chuẩn mực, nó thường thừa hoặc thiếu đối với một thương vụ cụ thể. Doanh nghiệp phải phải sửa cho phù hợp theo ý muốn của hai bên, đừng lạm dụng mẫu – chỉ điền một vài thông số và hoàn tất bản dự thảo hợp đồng.
nhưng để xác định được quyền hợp pháp đó và tư cách chủ thể của các bên thì cần phải có tối thiểu các thông tin sau:
Đối với tổ chức, doanh nghiệp: Tên, Trụ sở, Giấy phép thành lập và người đại diện. Các nội dung trên phải ghi chính xác theo Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư của doanh nghiệp. Các bên nên xuất trình, kiểm tra các văn bản, thông tin này trước khi đàm phán, ký kết để đảm bảo hợp đồng ký kết đúng thẩm quyền.
Đối với cá nhân: Tên, số chứng minh thư và địa chỉ thường trú. Nội dung này ghi chính xác theo chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc hộ khẩu và cũng nên kiểm tra trước khi ký kết.
• Tên gọi hợp đồng:
Tên gọi hợp đồng thường được sử dụng theo tên loại hợp đồng kết hợp với tên hàng hóa, dịch vụ. Ví dụ: tên loại là hợp đồng mua bán, còn tên của hàng hoá là xi măng, ta có Hợp đồng mua bán + xi măng hoặc Hợp đồng dịch vụ + khuyến mại. Hiện nhiều doanh nghiệp vẫn còn thói quen sử dụng tên gọi “HỢP ĐỒNG KINH TẾ” theo Pháp lệnh hợp đồng kinh tế (1989) nhưng nay Pháp lệnh hợp đồng kinh tế đã hết hiệu lực, nên việc đặt tên này không còn phù hợp. Bộ luật dân sự năm 2005 đã dành riêng Chương 18 để quy định về 12 loại hợp đồng thông dụng, Luật thương mại năm 2005 cũng quy định về một số loại hợp đồng, nên chúng ta cần kết hợp hai bộ luật này để đặt tên hợp đồng trong thương mại cho phù hợp.
• Căn cứ ký kết hợp đồng:
Phần này các bên thường đưa ra các căn cứ làm cơ sở cho việc thương lượng, ký kết và thực hiện hợp đồng; có thể là văn bản pháp luật điều chỉnh, văn bản uỷ quyền, nhu cầu và khả năng của các bên. Trong một số trường hợp, khi các bên lựa chọn một văn bản pháp luật cụ thể để làm căn cứ ký kết hợp đồng thì được xem như đó là sự lựa chọn luật điều chỉnh. Ví dụ: một doanh nghiệp Việt Nam ký hợp đồng mua bán hàng hoá với một doanh nghiệp nước ngoài mà có thoả thuận là: Căn cứ vào Bộ luật dân sự 2005 và Luật thương mại 2005 của Việt Nam để ký kết, thực hiện hợp đồng thì hai luật này sẽ là luật điều chỉnh đối với các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng và giải quyết tranh chấp (nếu có). Do đó cũng phải hết sức lưu ý khi đưa các văn bản pháp
luật vào phần căn cứ của hợp đồng, chỉ sử dụng khi biết văn bản đó có điều chỉnh quan hệ trong hợp đồng và còn hiệu lực
• Hiệu lực hợp đồng:
Nguyên tắc hợp đồng bằng văn bản mặc nhiên có hiệu lực kể từ thời điểm bên sau cùng ký vào hợp đồng, nếu các bên không có thỏa thuận hiệu lực vào thời điểm khác; Ngoại trừ một số loại hợp đồng chỉ có hiệu lực khi được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật, như: hợp đồng mua bán nhà, hợp đồng chuyển nhượng dự án bất động sản, hợp đồng chuyển giao công nghệ… Các bên phải hết sức lưu ý điều này bởi vì hợp đồng phải có hiệu lực mới phát sinh trách nhiệm pháp lý, ràng buộc các bên phải thực hiện các nghĩa vụ theo hợp đồng.
Liên quan đến hiệu lực thi hành của hợp đồng thương mại thì vấn đề người đại diện ký kết (người ký tên vào bản hợp đồng) cũng phải hết sức lưu ý, người đó phải có thẩm quyền ký hoặc người được người có thẩm quyền ủy quyền. Thông thường đối với doanh nghiệp thì người đại diện được xác định rõ trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư. Cùng với chữ ký của người đại diện còn phải có đóng dấu (pháp nhân) của tổ chức, doanh nghiệp đó. Về thẩm quyền ký kết hợp đồng thương mại nếu nghiên cứu sâu rộng thì cũng còn rất nhiều vấn đề phải bàn, có thể tham khảo thêm cuốn Pháp luật về hợp đồng trong thương mại và đầu tư, do TS. Nguyễn Thị Dung (chủ biên).
10 lời khuyên khi kí kết hợp đồng: Nghiên cứu kĩ
Hãy tự đặt ra 1 câu hỏi với bản thân: Phải sử dụng tiền như thế nào?
Một khi bạn đã thiết lập ngân sách của mình, mục tiêu của bạn là phải tìm kiếm những hợp đồng khả thi nhất mà lại không tiêu tốn quá nhiều số tiền của bạn. Bước tiếp theo là phải nghiên cứu kĩ sản phẩm định mua. Sản phẩm nào cũng có nét đặc biệt nhưng đâu là những đặc tính bạn thực sự mong muốn sản phẩm đó mang lại? Dĩ nhiên chẳng có lý gì ta lại trút hầu bao rước về một mớ tính năng không cần dungftới.
xem thêm trên mạng Internet. Nhiều khi bạn lại mua được món hàng tốt với giá rẻ nhờ sự cạnh tranh của các hãng phân phối khác nhau.
Xây dựng một mối quan hệ với người bán hàng
Điều đầu tiên bạn nên làm khi gặp một người bán hàng là gì?
Hãy mỉm cười và trước tiên phải hỏi tên của họ. Sau đó sử dụng tên của họ thường xuyên trong cuộc nói chuyện và đừng quên cho họ biết tên của bạn nữa. Thật ngạc nhiên là một cử chỉ tưởng như đơn giản như thế cũng có thể bắt đầu phá bỏ được những rào cản khi mới gặp gỡ và khiến cuộc nói chuyện trở nên chân thành hơn trước khi bắt đầu nói về công việc luôn. Đây thực sự là một khởi đầu tốt cho một cuộc thương lượng.
Nếu bạn bị mắc kẹt ở 1 ý tưởng nào đó, hãy quay ra nói về thời tiết hôm nay như: "hôm nay thật nóng" hay câu gì đó đại loại như vậy. Thực sự sẽ không có vấn đề gì khi bạn nói về điều đó bởi nó cũng như khi bạn bắt đầu phá vỡ tảng băng im lặng giữa hai bên.Tạo sự vui vẻ nếu có thể, nhưng nhớ rằng bạn ở đó để bỏ vào túi một sự thỏa thuận nên vẫn phải luôn hướng cuộc nói
chuyện về vấn đề chính.
Hãy kiên nhẫn, đừng mặc cả quá sớm
Kiên nhẫn là một đức tính tốt. Đừng ở trong trạng thái quá vội vã thương thảo về hợp đồng. Thậm chí đừng vội đề cập về giá cả trong 5 phút đầu tiên. Hãy để cho người bán hàng thấy thoải mái trong suốt cuộc nói chuỵên cũng như bạn.
Sẽ là điều tốt nếu để người bán hàng nói cho bạn về sản phẩm bạn muốn mua. Bạn có thể yêu cầu người bán hàng cung cấp thông tin về sản phẩm bạn cần mua nhưng đừng đặt nặng vấn đề quá và sẽ là lịch sư nếu bạn lắng nghe thông tin một cách từ tốn, chân thành.
Hãy để họ chỉ cho bạn quầy bán hàng. Họ có thể chiết khấu cho bạn với một mẫu mã nào đó bởi vì nó không có những điểm đặc biệt nhất. Nếu bạn không cần những thứ đó, bạn có thể bàn bạc về một thứ hàng cũ nhưng sẽ phù hơp với bạn.
Giữ vững quan điểm
bạn đang tiến hành kí hợp đồng. Nếu bạn thấy rằng đối tác đang có ý định áp đặt lên bạn hay lái bạn đi theo hướng có lợi cho họ thì hãy giữ vững quan điểm của bạn và đặt những câu hỏi. Xem bao nhiêu phần trăm nhân viên bán hàng thực sự hiểu rõ về những gì họ đang cố gắng bán cho bạn.
Hãy chắc chắn rằng bạn chứ không phải họ, là người kiểm soát được tình hình. Bạn phải luôn nhớ rằng túi tiền của bạn không được nhiều cho lắm. Rằng có thể bạn sẽ hối hận nếu mua "hớ".
Hãy nói về những con số
Đừng bao giờ để con số trong bản hợp đồng vượt quá so với khả năng chi trả của bạn. Hãy nhắc nhở mình rằng không nên nhẵn túi sau khi kí hợ đồng này hay mua món hàng này.
Đừng nói: "tôi không nghĩ anh có đủ 'bản lĩnh' bắt tôi phải bỏ tiền ra mua thứ này đâu". Hãy nói: "Tôi thích mấy món này rồi đấy... hạ giá đi, tôi mua liền". Đừng nói: "Tôi không nghĩ anh chịu giảm giá cho tôi món này". Hãy nói: "anh sẽ khuyến mãi gì cho tôi nào, để có thể thuyết phục tôi mua hàng này". Hãy chủ động và tập trung. Để đạt được một thỏa thuận có lợi bạn phải từ từ và đôi khi có vẻ trêu tức người bán hàng. 95 bảng Anh không phải là một mức giá hợp lý với những thứ có chi phía 100 bảng. Nếu người bán nói đồng ý, bạn sẽ không bao giờ biết mức giá mà bạn có thể trả là bao nhiêu, chắc chắn bạn có thể mua với giá rẻ hơn nữa. Nếu họ nói "Anh đang đùa đấy ư? Giá của nó phải cao hơn thế...", thật tuyệt! Bạn đang chiếm lợi thế, hãy thiết lập giá sàn ngay và một lần mặc cả nữa sẽ giúp bạn có được sản phẩm với giá tốt. Đừng tỏ cho đối tác biết là bạn đang lo lắng trong lời nói của mình. Đôi khi im lặng lại là một cách tốt để đạt được hợp đồng tốt.
Hãy thủ sẵn chiều bài ''chuồn là thượng sách''
Một thứ cần có khi góp mặt trong một tình huống mua bán là phải có chiêu bài ''chuồn là thượng sách''. Nghĩa là, khi thấy áp lực từ người bán khuyến dụ bạn mua hàng có chiều ''căng'', bạn phải xin phép cáo lui.
Chuẩn bị sẵn lý do, đại khái cái gì đó mà dân bán hàng không cãi lại được. Ví dụ, tôi có hẹn với nha sĩ trong 10 phút nữa. tôi ko hủy cuộc hẹn này. Tôi đã chờ đợi cái này suốt sáu tuần. Tôi phải đi đón các con ở trường học hay chồng, vợ, hay bạn của tôi bị ốm. Tôi không thể nói với họ về điều này cho
đến khi họ bình phục.
Chiêu bài này rất có ích để bạn thoát khỏi áp lực mà người bán hàng đang áp đặt và như vậy lần thương lượng sau của bạn sẽ có kết quả tốt hơn nhiều.
Yêu cầu thêm
Lời khuyên là bạn luôn luôn phải nhìn ra những cái mà bạn có thể đòi hỏi thêm trong bất kì bản hợp đồng nào. Trước khi bắt đầu nói chuyện với người bán hàng, hãy quan sát kĩ xung quanh cửa hàng hay showroom của họ để xem bạn có thể yêu cầu được tặng thêm món đồ miễn phí nào không?
Hãy chắc rằng danh sách hàng hóa bạn muốn là cần thiết. Bạn không có khả năng thuyết phục người bán hàng để mua những món đắt tiền như một khoản phải trả thêm. Nhưng có lẽ họ sẽ tặng thêm vài món đồ miễn phí đi kèm với sản phẩm mà bạn đang mua nếu bạn nói với họ đó sẽ là điều kiện thỏa thuận. Thời điểm để thanh toán là khi bạn không thể mặc cả thêm nữa và cảm thấy khó khăn khi người bán hàng kiên quyết không giảm giá nữa dù chỉ một xu. Hãy nhớ việc yêu cầu thêm món đồ nào hay điều khoản nào chỉ nên thực hiện vào thời điểm cuối của buổi giao dịch. Đừng làm điều đó khi mới bắt đầu thương lượng, người bán sẽ "âm thầm" đẩy giá sản phẩm lên cao để đánh lừa bạn ngay lúc đầu.
Yêu cầu chiết khấu
Khi đồng ý vụ mua bán, không người bán nào đuổi bạn ra khỏi cửa hàng vì bạn đòi chiết khấu cả, miễn là yêu cầu đó của bạn phải lịch sự và thân thiện. Vẫn có các vụ mua bán sẽ được diễn ra, đặc biệt ngay cả khi trong thời buổi khủng hoàng tín dụng hiện nay.
Một khi bạn đã thực hiện được một phi vụ lớn, đó không chỉ là cảm giác thỏa mãn về mặt vật chất tiền bạc mà nó còn là sự tiến bộ của bản thân mình. Bạn đã tạo ra thử thách và vượt quá chúng để trở thành người chiến thắng.
Đó là một sự cổ vũ về lòng tin to lớn và sau này mỗi khi bạn mặc cả trong một cửa hàng hoặc một showroom, kỹ năng của bạn sẽ ngày càng được nâng cao. Bạn càng làm nhiều, càng thành thạo. Đó là điều đương nhiên.
Khắc phục tệ quan liêu
Khi xảy ra tranh cãi dù là kiểu gì, phương châm giải quyết bao giờ cũng bắt đầu với ý tưởng giản đơn: cứ mềm mỏng là sẽ được việc. Người đi mắng vốn và muốn được giải quyết đâu ra đó là người đẩy vấn đề đi xa hơn và dĩ nhiên chẳng ai chấp nhận nổi kiểu giải thích vô trách nhiệm của cửa hàng. Đừng vội bỏ cuộc. Cứ kiên trì với quan điểm của mình. Cứ kêu ca cho tới chừng nào mọi sự đâu ra đấy.
Bạn phải chắc khi bạn trình bày những khiếu nại của mình mà nó được chấp nhận. Bạn cần phải trình bày dõng dạc và giữ một cái đầu "lạnh".
Lấy tiền của bạn lại
Khi bạn tin bạn đúng luật và không hài lòng với món hàng, bạn có quyền lấy lại tiền, bền bỉ là thuộc tính của cuộc chơi này. Người tiêu dùng luôn được bảo vệ tốt, bất kể việc mua bán được làm như thế nào. Ví dụ, luật về khoảng cách bán hàng để bảo vệ khách hàng người đặt mua bằng điện thoại, mail, qua internet, ti vi kỹ thuật số.
Luật này bao gồm quyền được nhận thông tin rõ ràng về hàng hóa và dịch vụ trước khi quyết định mua, xác nhận thông tin bằng văn bản, người mua có thể trả lại sau 7 ngày sử dụng. Bạn có thể thay đổi quyết định và bảo vệ thẻ tín dụng của mình khỏi sự gian lận.
Tương tự như vậy, ngay cả khi một sản phẩm đã hết hạn bảo hành, người bán