- Tính độ cong toàn phầ n:
2 Bề rộng khe nứt (mm) 0.1 0.14 0.0 0
5.2. So sánh kết quả tính toán củ a2 tiêu chuẩn:
Bảng 6. Bảng so sánh kết quả tính toán của 2 tiêu chuẩn.
Tiêu Chuẩn Bề rộng khe nứt (mm) Độ võng (mm)
Việt Nam 356-2005 0.146559 8.340793
Hoa Kỳ ACI 318-2008 0.20066 6.05328
- Sơ đồ và phương pháp tính toán của tiêu chuẩn Hoa Kỳ ACI 318-2008 sử dụng nhiều số tính toán mang tính thực nghiệm hơn TCVN 356-2005.
- Về bề rộng khe nứt thì kết quả tính toán của tiêu chuẩn Hoa Kỳ ACI 318-2008 lớn hơn khoảng 20% - 30% so với kết quả tính toán của TCVN 356-2005.
- Về độ võng thì kết quả tính toán của tiêu chuẩn Hoa Kỳ ACI 318-2008 nhỏ hơn khoảng 20% - 30% so với kết quả tính toán của TCVN 356-2005.
Chƣơng 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1. Kết luận :
Sự hình thành và phát triển khe nứt điều rất nguy hiểm cho cấu kiện bê tông cốt thép, khe nứt có thể làm cho công trình mất khả năng chống thấm, làm cho bê tông không bảo vệ được cốt thép khỏi bị ăn mòn vì tác dụng xâm thực của môi trường. Khi tính toán và kiểm tra khe nứt theo các tiết diện theo TCVN 356-2005 và tiêu chuẩn Hoa Kỳ 318-2008 thì bề rộng khe nứt và độ võng nằm trong giới hạn cho phép nên cấu kiện vẫn đảm bảo trong sự oan toàn.
Về bê tông : theo tính toán khi ta thay đổi tiết diện cấu kiện ta nên giữ chiều cao dầm h 2b để đảm bảo ổn định cho cấu kiện và tăng moment kháng uốn và khả năng chống nứt cho cấu kiện để bề rộng khe nứt và độ võng sẽ nằm trong giới hạn cho phép trong tiêu chuẩn.
Về cốt thép : ta nên chọn thép có đường kính nhỏ và bố trí ở lớp dưới nhiều hơn ở lớp trên để có lợi về chiều cao làm việc của cấu kiện (phải đảm bảo khoảng cách thông thủy giữa các cây cốt thép dọc ). Cốt thép càng nhỏ thì độ mịn càng cao nên bề rộng khe nứt và độ võng của cấu kiện sẽ giảm xuống .
Khi tính toán thiết kế và thi công cấu kiện dầm bê tông cốt thép thường ta nên lựa chọn thép có gân ( CII, CIII, AIII....) vừa kinh tế vừa bảo đảm cả về chất lượng và thẩm mỹ cho công trình.
Việc tính toán và kiểm tra khe nứt và độ võng : + Đảm bảo được tuổi thọ của công trình
+Tăng tính thẫm mĩ cho công trình
+ Khống chế được những biến dạng mà công trình gây ra.
→ Việc tính toán và kiểm tra khe nứt và độ võng sẽ làm tăng tuổi thọ và giá trị sử dụng của công trình, mang lại uy tín cho các đơn vị thi công công trình.
6.2. Kiến nghị :
- Để hạn chế độ võng và khe nứt cho cấu kiện ngoài việc tính toán và kiểm tra ta nên tăng cường độ bê tông trong việc sử dụng bê tông ứng suất trước.
- Đối với những công trình có công năng sử dụng cao và khoảng không gian diện tích sử dụng hẹp nên việc tính toán và kiểm tra còn gặp nhiều khó khăn nên ta chọn sàn ứng lực sẽ hạn chế được độ võng và vết nứt cho cấu kiện công trình.
- Việc chọn phương pháp căng sau ( bê tông ứng suất trước), sàn ứng lực là 1 sự lựa chọn tối ưu cho công trình nhưng bên cạnh đó còn nhiều mặt hạn chế vì điều kiện thi công và điều kiện kinh tế có phù hợp để lựa chọn phương pháp này hay không. - Để lựa chọn bê tông ứng lực trước hay bê tông cốt thép thường thì ta có những so sánh sau :
- So sánh về bê tông ứng lực trước và bê tông cốt thép : sự khác biệt lớn nhất giữa 2 loại vật liệu trên chính là việc sử dụng vật liệu cường độ cao trong bê tông ứng lực trước – với tính hợp lý, kinh tế và khả năng thích ứng cho các công trình đặc biệt, ở đây khi so sánh không có nghĩa là sự phủ nhận bê tông cốt thép vì mỗi loại vật liệu có những ưu, khuyết điểm và phạm vi áp dụng riêng của nó, thể hiện trong các khía cạnh sau:
+ Độ an toàn :
Khi được thiết kế theo tiêu chuẩn hiện hành thì, kết cấu bê tông ứng lực trước có khả năng chịu tải cao hơn so với bê tông cốt thép, qua các thí nghiệm cho thấy dầm bê tông ứng lực trước có độ võng đáng kể trước khi bị phá hoại. Do hạn chế được vết nứt và sử dụng bê tông chất lượng cao nên khả năng chống ăn mòn của bê tông ứng lực trước là cao hơn.
+ Tính kinh tế :
Bê tông ứng lực trước sử dụng vật liệu có cường độ cao, sử dụng các thiết bị chuyên dụng như neo, cáp….Việc gia công cốt pha phức tạp hơn, chi phí thiết kế giám sát và thi công cũng cao hơn.
+ Phạm vi áp dụng :
Bê tông ứng lực trước thích hợp với kết cấu nhịp lớn, chịu tải trọng nặng. Trích dẫn trong cuốn [3] từ trang 231, 232.