THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CAM KẾT CỦA VIỆT NAM

Một phần của tài liệu những cam kết song phương và đa phương mà Việt Nam đã cam kết trong WTO. (Trang 26 - 36)

Khi Việt Nam gia nhập WTO bên cạnh những cơ hội và thách thức của việc Việt nam phải thực hiện nhiều cam kết.Nhìn lại thành quả sau hơn một năm thực hiện,chúng ta thấy rằng:

Về những ưu điểm:

Nhìn chung Viêt Nam đã thực hiện đúng và đầy đủ những cam kết về mở cửa như giảm thuế quan, cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước….

- Bộ luật đã dần được cải thiện theo hướng minh bạch hóa như:

Quốc hội đã thông qua hàng loạt Đạo luật cực kỳ quan trọng nhằm cải thiện môi trường kinh doanh cho phù hợp với những cam kết Quốc tế như luật đầu tư, luật đấu thầu, luật sở hữu trí tuệ, luật thuế tiêu thụ đặc biệt, luật các công cụ chuyển nhượng, luật phòng chống tham nhũng, luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí, luật bảo vệ môi trường….

- Đặc biệt Việt Nam còn tích cực soạn thảo và ban hành nhiều văn bản pháp luật để hoàn thiện bô máy Nhà nước, do đó bô luật được minh bạch hóa theo những cam kết với WTO.

Được WTO và các hành viên đánh giá cao những nỗ lực trong việc thực hiện tốt những cam kết về sở hữu trí tuệ. Được Mỹ, Thụy Sĩ, Oxtraylia, Nhật Bản và dại diện Ủy ban Châu Âu EC đánh giá cao và chúc mừng Việt Nam: “ chúng tôi mong muốn ViệtNam sẽ hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật về lĩnh vực này”

- Bên cạnh đó, Việt Nam đã ban hành nhiều chỉ thị tằng cường bảo hộ quỳên tác giả đối vơí các chương trình máy tính và văn bản hướng dẫn xử lý vi phạm về sở hữu trí tuệ

Theo Đại sứ Ngô Quang Xuân-trưởng phái đoàn Việt Nam tại văn phòng Liên Hợp quốc cũng đã cho rằng “một năm sau khi gia nhập WTO không phải là thời gian daì song Việt Nam đã hoàn thành những cam kết còn lại trong quá trình gia nhập WTO”

- Thành tựu lớn nhất trong một năm qua chính là nguồn vỗn xin đầu tư vào Việt Nam tăng môt cách đáng kể. Chỉ sau một năm thực hiện cam kết mở cửa nhưng đã có

Hơn 50 tỷ USD nguồn vốn FDI chờ vào Việt nam( theo thống kê 2007). Xuất khẩu tăng do ta thực hiện “mở cửa” nhanh hơn trong cam kết.

Vì thế có thể nói rằng: Việt Nam đã hoàn toàn đáp ứng được ban đầu những yêu cầu của WTO và hoàn thành những cam kết.

Về hạn chế:

ViệtNam đã thực sự bị “rối” trong việc thực hiện những cam kết, cụ thể như:

- Có nhiều cách hiểu khác nhau về “vốn góp” và “ quyền hạn chế” .Mỗi lĩnh vực cóhững thời hạn cam kết mở cửa riêng nên phải tính toán đối chiếu khi triển khai.

Ví dụ như trong bểu cam kết có quyết định các lĩnh vực thương mại Nhà nước như: xăng dầu, tạp chí, …thì không mở cửa cho doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài. Nhưng đến năm 2009 thì lại có một vài ngành trong lĩnh vực này được mở cửa co các doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài như: sách, bưu phẩm, dược phẩm…

Vì khi hiểu thương mại Nhà nước là ngành độc quyền thì khác với doanh nghiệp Nhà nước,do đó có thể nhiều doanh nghiệp địa phương đã lúng túng hông thống nhất khi thực hiện.Nhưng những lúng túng này sẽ chấm dứt vào năm 2009 khi các doanh nghiêp có vốn nước ngoài được phép hoạt động giống như các doanh nghiệp trong nứơc.

- Mỗi năm, ngân sách Nhà nước thất thu khoảng hơn 1000 tỷ đồng. trong khi các donh nghiệp đầu tư nước ngoài được quyền đứng tên tờ khai nhập khẩu như doanh nghiệp trong nước.Nhưng nhập cái gì? Nhập đến đâu? Thì phải đối chiếu với các lĩnh vực đã cam kết.

Quyền nhập khẩu của nhiều nhà đầu tư nước ngoài chưa có, nhiều nhà đầy tư phải đổ xô đi tìm hiểu về quyền nhập khẩu theo cam kết WTO vì những cam kết này vẫn đang còn là “bí mật”.“quyền nhập khẩu đến đâu? Nhập như thế nào? Nhập vào có được trực tiếp phân phối trong nước hay không? Doanh nghiệp không rõ” (theo Nguyễn Quang Phát- phó GĐ Sony Việt Nam)

- Những cam kết về việc giảm thuế nhập khẩu đã ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thu của ngân sách Nhà nước “Kim ngạch nhập khẩu thực tế chịu ảnh hưởng của việc cắt giảm thuế chiếm 20% trong tổng số kim ngạch nhập khẩu hàng năm.Theo ước tính việc giảm thuế đã tác động trực tiếp làm giảm hơn 10% tổng só thu thuế từ hoạt động xuất nhập khẩu” (theo thống kê của Bô tài chính-2007). Con số này tuy không lớn nhưng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến ngân sách Nhà nước.Đồng thời,việc giảm thuế nhập khẩu các mặt hàng nhưng chưa thực sự mang lại sự giảm giá tương ứng của các sản phẩm.Xuất hiện ngày càng nhiều những sản phẩm giá rẻ nhưng kém chất lượng, sản phẩm “giả” (do cung và cầu, xuất khẩu và nhập khẩu mất cân đối )

- Quá trình mở cửa thị trường theo cam kết còn làm tăng khoảng cách giàu nghèo do thất nghiệp thực tế cao.Mặt khác, sự hạn chế của cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải đã cản trở quá trìnhViệt Nam thực hiện cam kết.Việc mở cửa thị trường dịch vụ, nhà hàng theo đúng lộ trình đã cam kết xong việc hướng dẫn và cấp phép quá chậm, dịch vụ bán lẻ được nước ta mở cửa “khá thận trọng”

Quá trình mở cửa cũng đã làm cho nước ta chịu ảnh hưởng không nhỏ do những cam kết không trợ giá nên khi giá dầu thế giới tăng, tình hình lạm phát liền xuất hiện, giá của các mặt hàng đều tăng vọt, nhập siêu tăng (hơn 9 tỷ USD năm 2007,trong khi các doanh nghiệp FDI chỉ nhập siêu 1,5 tỷ USD thì các doanh nghiệp trong nước phải nhập siêu hơn 7,5 tỷ USD).

- Hệ thống giáo dục chưa phát triển cân xứng. Khoảng cách giàu nghèo tăng giữa hai khu vực lao động bằng chất xám và lao động bằng chân tay, điều này chưa phát triển cân xứng để đáp ứng được những yêu cầu trong cam kết.

- Chậm công bố những cam kết trong khi quá trình đàm phán song phương cũng như đàm phán đa phương đã hoàn tất. Những cam kết này vẫn còn trong diện “bí mật” đối với các doanh nghiệp trong nước cũng như đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Do vậy các chuyên gia kin tế, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vô cùng sốt ruột và lao đao.

- Các doanh nghiệp ngày nay, đặc biệt là đối với các doanh nhân thế hệ 7x và 8x, họ có ưu thế về ngoại ngữ,công nghệ thông tin nên họ có điều kiện để tìm hiểu những cam kết đối với WTO.Tuy nhiên họ chỉ đọc được trên mạng là chính, có rất ít thông tintừ cơ quan quản lý Nhà nước .Vì vậy những thông tin của họ thu được thường chấp vá và không có hệ thống.

“Họ cần biết những rào cản thương mại nào sẽ được dỡ bỏ đối với hàng hóa nước ngoài, nhất là đối với những sản phẩm tiêu dùng , dich vụ hay những vấn đề có liên quan đến bản quyền và sở hữu trí tuệ”

Tuy nhiên, họ không có thông tin rõ rãng và chính xác nên các doanh nghiệp trong nước khó có thể chuẩn bị một cách chu đáo để đáp ứng được những yêu cầu của những cam kết, yêu cầu của hội nhập.

+ “Các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường không có thời gian hoặc không có điều kiện để tìm hiểu.Họ thường thiếu hiểu biết hay am hiểu rõ về những cam kết trong WTO, do đó họ vẫn chưa nắm rõ được các cam kết hay luật chơi của WTO, với cung cách này hội

nhập sẽ rât nguy hiểm”(theo Lê Đăng Doanh-chuyên gia kinh tế cấp cao của Bộ kế hoạch và đầu tư)

+ Nhiều nhà đầu tư đã giảm lòng tin và lo lắng khi các chính ách pháp luật không rõ ràng, thiếu hoăc không có văn bản thống nhất, họ thường gặp nhiều lúng túng trong việc thực hiện những cam kết.

- Thiếu nhất quán trong việc thu hút và ưu đãi đầu tư.Đa số các doanh nghiệp Nhà nước thường gặp những tình huống khó xử do không có biện pháp xử lý đối với các dự án thực hiện nhiều mục tiêu khác nhau nhưng thuộc các ngành được cam kết mở cửa với mức độ khác nhau. Như trường hợp nhà đầu tư mua cổ phần của một doanh nghiệp kinh doanh nhiều ngành nghề khác nhau.

+Quá trình thu hút và áp dụng các ưu đãi đầu tư thường gặp vướng do chưa có biện pháp xử lý cụ thể, rõ ràng.Nhất là tròng lĩnh vực dịch vụ, giáo dục, y tế, môi trường.

- Chưa có cách xử lý những trường hợp xung đột những cam kết WTO và các cam kết song phương khác.do đó các cơ quan quản lý thường giải quyết bằng cách “từ chối cấp phép” hoặc nhà đầu tư phải chờ để họ “xin ý kiến” của cấp trên, điều này gây khó khăn cho các nhà đầu tư.

- Các doanh nghiệp không biết đươc mức thuế trong các sản phẩm của họ, nên các doanh nghiệp thường khó xác định các bài toán kinh doanh chính xác và họ cho rằng “việc đầu tư sẽ mạo hiểm”

- Công tác xây dựng luật đươc đẩy mạnh theo yêu cầu của WTO nhưng các văn bản luật thường có hiện trạng là thường có khoảng cách so với thực tế, nhiều văn bản đã được ban hành nhưng chưa triển khai được, phải chờ văn bản dưới luật.

- Thời gian,chu trình để làm một thủ tục đầu tư kinh doanh còn rườm rà và tốn kém.Chẳng hạn như một nhà đầu tư phải mất 50 ngày để hoàn thành một khâu thu tục thành lập doanh nghiệp, để biến một ý tưởng knh doanh thành hiện thực mất trung bình

260 ngày hay để xử lý một tranh chấp hợp đồng mất 343 ngày và phải qua 37 tủ tục, chi phí lên đến 30% trên giá trị đòi được tranh chấp.

- Trong luật đầu tư, việc quyết định có ưu đãi đầu tư chỉ thực hiện sau khi quá trình kinh doanh hoạt động chứ không đưa ra trước theo kế hoạch và mô hình phát triển trên giấy của nhà đầu tư.

- Đặc điểm hạn chế cuối cùng là sức canh tranh của hàng hóa và dịch vụ Việt Nam nói chung còn thấp,vì đa số các doanh nghiệp ở Việt Nam là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, việc đầu tư tài sản cố định cho một công nhân của một doanh nghiệpViệt Nam là 43 triệu đồng,trong khi doanh nghiệp FDI là 247 triệu đồng.

Về giải pháp:

- Thực hiện nghiêm túc các cam kết và áp dụng cá cam kết này một cách linh hoạt để vừa đáp ứng yêu cầu thực hiện, vưà tính đếnhu cầu và điều kiện để thu hút đầu tư nước ngoài.

- Áp dụng mức ưu đãi cao nhất có thể để thu hút đầu tư mới.

- Không được cứng nhắc hoặc lạm dụng cam kết để gây cản trở cho sự phát triểnvà sức cạnh tranh trong từng lãnh vực, trong từng ngành nghề.

- Khi áp dụng những hạn chế về tiếp cận thị trường của nhà đầu tư nước ngoài cần tính đến hiện trạng và nhu cầu phát triển trong tương lai của từng ngành để có những giải pháp thích hợp.

- Việc ban hành nghị định phải đảm bảo yêu cầu duy trì ổn định môi trường đầu tư, không gây xáo trộn ảnh hưởng đến lợi ích của các doanh nghiệp đang hoạt động và các nhà dầu tư đang tìm kiếm cơ hội đầu tư mới.

- Nếu các biện pháp thực hiện cam kết không có khả năng tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho hoạt động của các nhà đầu tư thì nhất thiết không được làm xấu đi các điều kiện đầu tư đã được pháp luật hiện hành thừa nhận và áp dụng trên thực tế.

- Thực hiện những gì tốt nhất và có thể cho nhà đầu tư nhằm thu hút nguồn đầu tư trước mắt cũng như về lâu dài.

- Các hướng dẫn thi hành cam kết phải thống nhất và phù hợp với việc áp dụng pháp luật Việt Nam và các điều ước Quốc tế có liên quan, tránh “độ vênh” giữa các cam kết của Việt Nam với WTO và các cam kết song phương khác.

Cuối cùng nên nhớ rằng, các cam két của Việt nam đuợc xem như là “tối thiểu” chứ không phải là “tối đa”. Như vậy Việt nam có thể cho phép tự do hóa cao hơn mức cam kết trong WTO nếu điếu này có lợi cho sự phát triển của quốc gia .

X. TỔNG KẾT

Đánh giá gần một năm nay trở thành thành viên của WTO, chuyên gia kinh tế cho rẳng tác động của hội nhập nền kinh tế Việt Nam tích cực khi thu hút dược vốn FDI, kích thích đấu tư tài chính,song chúng ta vẫn hạn chế rất nhiều về hạ tầng, khoảng cách giàu nghèo,…tất cả vẫn đang là một trở ngại lâu dài .

Chúng ta sẽ gặp những lúng túng trong những năm đầu khi thực hiên những cam kết WTO.

Chúng ta thấy rằng tác động nổi bật nhất từ hội nhập là tăng sức hấp dẫn thu hút vốn FDI vào Viết Nam, vốn đầu tư tài chính vào Viết Nam phát triển độ ngột, môi trường kinh doanh được cải thiện. Tuy nhiên , rất khó tách riêng tác động thuần túy từ WTO với các tác đông tống thế xuất phát từ nổ lực nhiều mặt của nhà nước , doanh nghiệp, thị trường thế giới , dầu thô…..

Việc mở cửa thị trường đối với dịch vụ ngân hàng hiện đang theo đúng lộ trình cam kết, song việc hướng dẫn và cấp phép vẫn còn rất chậm. Dịch vụ bán lẽ được Việt Nam mở của khá thận trọng

Việt Nam đã giảm hàng loat thuế nhập khẩu các mặt hàng, nhưng vẫn chưa đem lại sự giảm giá tương ứng cho sản phẩm như đã mong đợi do cung – cầu còn mất cân đối(như xe ô tô, xe du lịch, và một số các mặt hàng nhập khẩu khác)

Tác động cụ thể đó còn phụ thuộc vào loại hình công nghiệp, dịch vụ , mức độ mở của, năng lực công nghệ như: sử dụng nhiều lao động, nhiều vốn hay khả năng hấp thụ của thị trường xuất khẩu, biền động của sức mua trên thị trường nội địa. lạm phát….

Đánh giá chung về nền kinh tế sau hội nhập, đặc biệt lưu ý tình trạng lạm phát tăng, chỉ số giá tiêu dùng so với cùng ki lên 8.8%. Chính phủ cũng đã áp dụng rất nhiều biện pháp để kiềm chế tăng giá, song tác động chưa như mong muốn. Tình trạng nhập siêu tăng ( dự kiến đạt 9 tỷ usd).Doanh nghiệp FDI chỉ nhập siêu 1.5 tỷ USD trong khi doanh nghiệp trong nước nhập siêu 7.5 tỷ USD

Những bất cập về cơ sở hạ tầng ở Việt Nam so với tốc độ tăng trưởng kinh tế cũng đáng lo ngại .Kết cấu hạ tầng yếu kém, thiếu trầm trọng hệ thống giao thông, bến cảng, thiếu điện, …sẽ cản trở và gây tắt nghẻn đối với nền kinh tề của Việt Nam. Hệ thống giáo dục chưa được cải thiện tương xứng với yêu cầu phát triển, sẽ đe dọa sự phát triển bền vững của các nhà đấu tư.WTO cũng tác động, làm khoảng cách giàu nghèo ngày càng rộng hơn khi khu vực chất xám và chân tay chênh lệch khá lớn.

Ngoài ra, qua 10 tháng gia nhập WTO chúng ta vẫn còn thấy tình trạng Pháp lý vẫn còn rất nhiều lỗ hỗng khác nhau.

Những lỗ hỗng pháp lý này khiến thực hiện những cam kết về hiệp định kiểm dịch động thực vật (SPS) và hiệp định các rảo cản kỹ thuật trong thương mại (TBT) gặp không ít trở ngại

Chúng ta thấy một số quy định của Việt Nam liên quan đến quy định của Hiệp định SPS như xây dựng các vùng an toàn dịch bệnh, quy dịnh về phân tính nguy cơ dịch hại , về tính tương tính tương đương… chưa cụ thể.

Múc dộ bảo vệ của các biện pháp SPS hầu như thấp hơn so với các tiêu chuần , quy định quốc tế. Các biện pháp SPS được xây dựng chưa thực sự dựa trên các bằng chứng khoa học hay chứng minh kỹ thuật vì vậy rất khó bảo vệ quyền lợi khi tranh chấp.

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đó là các cơ quan chức năng phản ánh quá chậm. Khó khăn lớn nhất hiện nay là khâu tổ chức thực hiện. Khâu phối hợp và Bộ liên quan thực hiện vô cùng khó khăn.

Và khi chúng ta không làm tốt SPS và TBT thì hàng hóa các nước vào Việt Nam rất

Một phần của tài liệu những cam kết song phương và đa phương mà Việt Nam đã cam kết trong WTO. (Trang 26 - 36)