Khái quát về tình hình lúa gạo thế giới.

Một phần của tài liệu Phát triển xuất khẩu gạo - Thực trạng và giải pháp (Trang 25 - 28)

Xuất khẩu gạo năm 2007 và dự báo sản lượng gạo thế giới năm 2008 Vinanet, 14/02/2008

Năm 2007 là một năm thành công rực rỡ của ngành sản xuất và xuất khẩu lúa gạo, bởi giá liên tục tăng. Chỉ trong vòng một năm qua, giá tăng khoảng 50-85 USD/tấn. Trong hai năm qua, giá gạo toàn cầu đã tăng gấp đôi, hiện đạt mức cao nhất của 10 năm.

Gạo đồ và gạo chất lượng thấp của Thái Lan có giá tăng mạnh nhất, bởi đây là nguồn cung duy nhất loại gạo này trong suốt nhiều tháng cuối năm. Giá gạo 100% đồ của Thái Lan đã tăng từ 315 USD/tấn hồi đầu năm 2007 lên 390 USD/tấn vào cuối năm, từ chỗ thường thấp hơn giá gạo 5 % tấn chất lượng cao, vươn lên cao hơn tới 40 USD/tấn. Giá gạo tăng mạnh không chỉ ở các thị trường nhập khẩu lớn như Indonexia, Pakistan hay Trung Quốc, mà cả ở những nước sản xuất lớn như Ấn Độ hay Việt Nam, góp phần đẩy lạm phát giá tiêu dùng tăng vọt.

Đầu tháng 8/2007, Chính phủ Việt Nam quyết định tạm dùng ký hợp đồng xuất nhập khẩu gạo, chỉ cho phép thực hiện những hợp đồng đã ký, để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Tiếp đến, ngày 9/10, Ấn Độ cũng tuyên bố cấm xuất khẩu gạo phí – basmati để kiềm chế sốt giá nội địa. Sau đó, cuối tháng 10, Ấn Độ nới lỏng lệnh cấm xuất khẩu, cho phép xuất gạo phi-basmati chất lượng cao có giá trên 425 USD/tấn, để tận dụng cơ hội giá gạo tăng cao trên thị trường thế giới. Việc Ấn Độ và Việt Nam hạn chế xuất khẩu gạo đã tác động mạnh tới giá trị gạo thế giới, bởi cả Ấn ĐỘ và Việt Nam đều là những nước xuất khẩu gạo lớn. Kết quả là khách hàng đổ dồn vào gạo Thái Lan, đẩy nhu cầu gạo nước này tăng vọt, đặc biệt là gạo đồ. Xuất khẩu gạo đồ Thái Lan sang Châu Phi năm 2007 ước tăng tới 3,5-4 triệu tấn, và sẽ tiếp tục tăng vào năm 2008, sơ với chỉ 1,8 triệu tấn/năm gần đây.

Năm 2007, các nước xuất khẩu gạo chủ chốt nhìn chung đếu đối mặt với sự hạn hẹp về nguồn cung. ước tính mậu dịch thế giới năm 2007 đạt mức cao kỷ lục, 30,2 triệu tấn , tăng 3,4% (1triệu tấn) so với năm 2006. Nhu cầu nhập khẩu tăng mạnh được coi là động lực chính dẫn đến sự gia tăng khối lượng mậu dịch gạo của thế giới

trong năm 2007. Thị trường châu Á chiếm phần lớn sự gia tăng khối lượng nhập khẩu gạo toàn cầu năm 2007.

Philippine, nước nhập khẩu gạo lớn nhất châu Á, đã nhập khẩu 1,87 triệu tấn gạo năm 2007, chủ chốt từ Việt Nam, và dự kiến sẽ nhập 1,5-2 triệu tấn gạo năm 2008. Sản lượng gạo Philippine năm 2007 ước tăng 5% so với năm 2006 của Philippine có thể đạt mức dự báo của Bộ Nông nghiệp, khoảng 16 triệu tấn thóc, tương đương với 9,6 triệu tấn thóc, thì nguồn cung vẫn có khả năng thiếu hụt tới 2 triệu tấn do nhu cầu tiêu thụ nội địa ước đạt 11,6 triệu tấn.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Philippine,Arthur Yap, đã chỉ thị cho Cơ quan Lương thực Quốc gia tiếp tục triển khai hoạt động thu mua gạo trên thị trường toàn cầu. Ông Yap khẳng định, nhiệm vụ tối quan trọng của Bộ Nông nghiệp là đảm bảo đủ nguồn cung gạp cho thị trường.

Xuất khẩu gạo Thái Lan cho năm 2007 ước tính đạt 9,45 triệu tấn, vượt xa mục tiêu 8,5 triệu tấn của chính phủ và càng cao hơn so với 7,5 triệu tấn xuất khẩu năm 2006. Trị giá gạo xuất khẩu năm 2007 dự báo đạt 125 tỉ Baht(3,71 tỉ USD). Thái Lan đang tăng cường sản xuất gạo hương nhài trong bối cảnh nhu cầu tăng trên toàn cầu, nhất là Trung Quốc, đối với các loại gạo thơm chất lượng cao. Bên cạnh đó, Thái Lan cũng đã vạch ra một chiến lược mới nhằm duy trì vị trí nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới của mình. Theo đó, Thái Lan sẽ đầu tư nghiên cứu gạo, phát triển những giống lúa mới, tạo ra những sản phẩm mới từ gạo, kể cả dược phẩm, thực phẩm, mĩ phẩm và đồ ăn liền và tăng năng xuất gạo. Chính phủ Thái cũng nỗ lực mở rộng thị trường tiêu thụ gạo của mình bằng cách của các phái đoàn thương mại sang những thị trường mới như Senegal, Ghane, Tunisia, các tiểu Vương quốc Arập Thống nhất và Trung Quốc. Các thị trường này rất tin tưởng vào tiêu chuẩn và chất lượng gạo Thái, và hầu hết đã tăng nhập khẩu gạo Thái Lan.

Tại Ấn Độ, một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, sản lượng đang có chiều hướng không tăng kịp nhu cầu. Năm 2006, Ấn Độ tiêu thụ 88,25 triệu tấn gạo, trong khi sản lượng là 92 triệu tấn, tức là dư thừa 4 triệu tấn, giảm so với mức dư thừa của năm trước đó, và lượng dư thừa và lượng dư thừa còn giảm hơn nữa vào năm 2007, biểu hiện là giá gạo nội địa tại Ấn Độ tăng mạnh đến mức chính phủ phải tạm dừng xuất khẩu một số loại gạo. Sản lượng gạo Ấn Độ niên vụ năm 2007/08

dự kiến sẽ chỉ cao hơn chút ít so với mức 92,8 triệu tấn cảu năm 2006, và thấp hơn nhiều so với mục tiêu đề ra là 97,43 triệu tấn.

*Dự báo

Về triển vọng năm 2008, Uỷ ban Ngũ cốc Quốc tế (IGC) cho rằng tình trạng thắt chặt nguồn cung trên thị trường gạo sẽ còn tiếp diễn trong năm 2008. Dự báo nhu cầu gạo thế giới năm 2008 sẽ là 245 trieeujt ấn, nhưng sản lượng sẽ chỉ đạt 240 triệu tấn. Do vậy, thế giới sẽ vẫn thiếu 5 triệu tấn gạo, và giá sẽ tiếp tục ở mức cao, thậm chí tăng. IGC dự báo mậu dịch gạo toàn cầu sẽ chỉ tăng 1% trong năm 2008, lên 29,6 triệu tấn, so với 29,3 triệu tấn năm 2007, bởi những chính sách hạn chế xuất khâẩ của Ấn Độ và Việt Nam – hai trong số những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới.

Dự báo nhu cầu mạng có thể đẩy giá tăng hơn nữa vào đầu năm 2008. Gạo 100% B của Thái Lan có thể vượt giá 400 USD/tấn so với 380 USD/tấn, do Ấn Độ và Việt Nam sẽ chưa sớm xoát bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo. Hiện gạo 25% tấm của Thái Lan, đồng Baht tăng giá và cước phí vận tải tăng sẽ tiếp tục là những yếu tố chính hạn chế xuất khẩu gạo Thái Lan năm 2008. Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam cũng được dự báo là sẽ tăng lên mức cao mới vào đầu năm 2008 khi các nhà xuất khẩu được phép lên và nguồn cung được dự báo là sẽ không được dư dả. Khả năng phải đến tháng 2/08 Việt Nam mới xoá bỏ lệnh cấm ký hợp đồng xuất khẩu mới, khi có nguồn cung gạo mới từ vụ thu hoạch lúa đông xuân. Sản lượng thóc của Việt Nam được dự báo là vẫn ổn định, nhưng chính phủ có thể tăng lượng dự trữ lương thưự trong nước phòng khi cần cứu trợ khẩn cấp, trong trường hợp xảy ra thiên tai như bão hay lũ lụt.

Năm 2008, nhập khẩu gạo vào Trung Quốc (chủ yếu là gạo thơm) và một số nước khác sẽ tăng lên. Nhập khẩu vào Irắc và Arập xê út dự báo sẽ hồi phục, trong khi nhập khẩu gạo vào Cuba, Mỹ, Baraxin và Nga sẽ tăng lên. Tuy nhiên, nhập khẩu gạo vào Viễn Đông Á sẽ giảm 200.000 tấn xuống 8,4 triệu tấn trong năm 2008, do dự trữ gạo quốc gia và sản lượng thóc đều tăng ở Indonexia - một thị trường tiêu thụ lớn. Nhập khẩu vào Indonesia dự kiến sẽ giảm 200.000 tấn xuống 1,2 triệu tấn, trong khi nhập khẩu vào châu Phi sẽ giảm 100.000 tấn xuống 9,1 triệu tấn bởi triển vọng nguồn cung ở Châu lục này sẽ tăng.

Dự báo Thái Lan sẽ vẫn là nguồn cung cấp chính cho nhu cầu nhập khẩu tăng trong năm 2008 nhờ lượng dự trữ quốc gia còn nhiều, 2 triệu đến 2,5 triệu tấn. Được hỗ trợ bởi nhu cầu gạo tấm mạnh, cộng với việc tăng cường xuất khẩu gạo thơm, nhất là sang Trung Quốc, xuất khẩu gạo Thái Lan năm 2008 sẽ đạt 9 triệu tấn.

* Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới:

Theo USDA sản lượng gạo thế giới tăng liên tục từ niên vụ 2002/2003 đến 2005/2006 (từ 377,505 triệu tần đến 416,282 triệu tấn, tương đương với 10,2 %). Tuy nhiên đến niên vụ 2006/2007 sản lượng gạo toàn cầu dự tính chỉ đạt 415,272 triệu tấn (giảm 1 triệu tấn so với niên vụ trước). Diện tích trồng gạo được dự kiến tăng 0,3 triệu ha lên 152,5 triệu ha trong niên vụ năm nay. Tại Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Bazil, Bangladesh, Indonesia, Campuchia, Nigeria diện tích trồng gạo tăng, ngược lại diện tích trồng giarmtại Hoa Kì, Úc, Myanma, Hàn Quốc và EU. Như vậy năng suất được dự kiến sẽ nhẹ trong niên vụ 2006/2007. Năng suất gạo thế giới tăng mạnh nhất là những năm 60 khi viện nghiên cứu gạo thế giới IRRI lần đầu giới thiệu loại gạo năng suất cao, ngắn ngày tại châu Á, tuy nhiên từ những năm 80 thì năng suất gạo thế giới đã chậm lại và gần như không tăng mấy. IRRI cũng như nhiều trung tâm nghiên cứu khác đang phát triển những giống mới có khả năng giúp tăng năng suất lên 25%, nhưng việc gieo trồng những giống lúa mới này chỉ được áp dụng tại rất ít tại một số khu gieo trồng những giống lúa mới chỉ được áp dụng tại rất ít một số khu vực của Châu Á nên ảnh hưởng của nó đối với sản lượng gạo toàn cầu chưa rõ rệt.

Bảng 1.1: Sản lượng gạo của thế giới (quy gạo xay, theo niên vụ)

Đơn vị: ngàn tấn 2002/2003 2003/2004 2004/2005 2005/2005 2006/2007 Bangladesh 25,187 26,152 25,600 28,758 29,100 Brazil 7,050 8,709 8,996 7,874 7,700 Myanma 10,788 10,730 9,570 10,440 10,500 Campuchia 2,400 2,960 2,330 2,835 3,025 Trung Quốc 122,180 112,462 125,363 126,414 128,000 Ai Cập 3,705 3,900 4,128 4,130 4,140 Ấn Độ 71,820 88,530 83,130 91,040 91,000 Indonesia 33,411 35,024 34,830 34,959 33,700 Nhật Bản 8,089 7,091 7,944 8,257 7,940 Hàn Quốc 4,927 4,451 5,000 4,768 4,680

Một phần của tài liệu Phát triển xuất khẩu gạo - Thực trạng và giải pháp (Trang 25 - 28)