Cơ chế vận hành [10]

Một phần của tài liệu tiểu luận nghiên cứu khoa học-một số ứng dụng hiệu ứng điện từ trong đời sống (Trang 36 - 37)

Nguyên lý vận hành của nó khá đơn giản, vận dụng tính chất hút-đẩy từ tính “đồng tính đẩy nhau, dị tính hút nhau”, làm cho tàu lướt trên không theo hướng nhất định nhờ sự vận chuyển điện cơ tuyến tính.

Các nam châm từ kéo đoàn tàu về phía cuộn dây tĩnh đặt phía trước trên đường dẫn. Lại có 1 hệ thống từ phụ nâng tàu cách cuộn dây tĩnh 10 mm. Nam châm dẫn có cả ở hai bên sườn tàu và đảm bảo cho tàu bám sát đường tàu.

Do không có ma sát với đường ray, tàu đệm từ có thể chạy nhanh gấp đôi tàu hoả thông thường.

Cơ chế nâng tàu lên bằng lực từ Cơ chế đẩy tàu đi bằng lực từ Hiện tại trên thế giới có hai hướng phát triển tàu lướt đệm từ.

 Hướng thứ nhất gọi là thường đạo hình mà Đức là đại biểu: lợi dụng lực hút điện từ thông thường theo đường thẳng mà nâng tàu lên không. Loại tàu này có khoảng cách trên không nhỏ, thường là khoảng 10 mm, tốc độ 400-500 km/h.

 Hướng thứ hai gọi là siêu đạo hình mà Nhật Bản là đại biểu: tạo ra lực đẩy cực mạnh nâng tàu lên không. Loại tàu này có khoảng cách trên không lớn, khoảng 100 mm, tốc độ đạt đến trên 500 km/h. Hiện Nhật, Đức, Pháp, Hàn Quốc, Nga và Trung Quốc đều đã nghiên cứu chế tạo thành công tàu lướt đệm từ.

III/ Tiện ích: [11]

Các tàu truyền thống của đường sắt ngày nay thường chạy với tốc độ 100 - 150km/h phổ biến khắp nơi. Các tàu tốc độ cao đạt tới 200 - 300km/h. Việc nghiên cứu thực tiễn cho thấy tốc độ tối ưu của tàu siêu tốc đối với tàu truyền thống là 300km/h.

Tàu đệm từ chỉ cần một phần ba năng lượng mà xe bus tiêu tốn, hoặc 1/5 năng lượng mà máy bay cần đến trong điều kiện tương tự. Đó là nhờ khối lượng nhẹ, lực cản do ma sát thấp và các ứng dụng thiết bị điện tử hiện đại.

Quả thật, đây là sự kết hợp hoàn hảo giữa các tính năng ưu việt của các loại phương tiện giao thông: tốc độ, tiết kiệm năng lượng, ổn định, an toàn, ít ô nhiễm, dễ bảo trì, vì thế tàu lướt đệm từ có sức hấp dẫn rất lớn trong tình hình thiếu nhiên liệu, ô nhiễm môi trường trầm trọng như hiện nay.

Một phần của tài liệu tiểu luận nghiên cứu khoa học-một số ứng dụng hiệu ứng điện từ trong đời sống (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(51 trang)
w