Các giới hạn của thí nghiệm

Một phần của tài liệu nghiên cứu mối quan hệ giữa chế độ cắt và tuổi bền của dụng cụ phủ tialn khi tiện tinh thép không gỉ sus 201 (Trang 75 - 77)

4. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

4.2.1. Các giới hạn của thí nghiệm

Nghiên cứu ảnh hưởng của vận tốc cắt và chiều sâu cắt của dao tiện phủ TiAlN khi gia công thép không gỉ SUS201.

- Vận tốc cắt v = 95 - 180 (m/phút).

- Lượng chạy dao s = 0.05 - 0.15 (mm/vòng). - Chiều sâu cắt t = 0.15 - 0.45 (mm).

- Nghiên cứu tuổi bền của dao tại đỉnh của dao.

- Tổng hợp các nhiễu ảnh hưởng đến chất lượng bề mặt gia công là ổn định.

- Độ cứng của phôi ổn định trong suốt quá trình gia công. - Gia công tưới tràn với dung dịch Emusil: Mira EM40 5%.

4.2.2. Mô hình toán học

Mô hình toán học khi xác định tuổi bền của dao tiện phủ TiAlN khi gia công thép không gỉ SUS 201 hợp kim CR12MOV trong nghiên cứu này được lựa chọn trên cơ sở phương trình cơ bản tuổi bền của Taylor:

Trường ĐHKTCN Thái Nguyên Hoàng Văn Vinh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

V*T =Ct

Trong đó:

- T là thời gian (phút) - V là vận tốc cắt (m/phút) - Ct là hằng số thực nghiệm

Phương trình Taylor mở rộng bao gồm cả ảnh hưởng của lượng chạy dao và chiều sâu cắt được viết như sau phương trình (4-1), (4-2), (4-3) như sau:

T = A1*VA2 (4-1) T = A3*VA2 *SA4 (4-2),

T = A5*VA2 *SA4*tA6 (4-3)

Các mô hình toán học khai triển bậc nhất và bậc hai logarít của tuổi bền dường như phù hợp hơn với các dữ liệu cho dao composite. Khác với các phương trình tổng quát (3-1), (3-2), (3-3), (3-4) các mô hình toán học này hạn chế trong một giải với các điều kiện dùng để tạo nên các dữ liệu thực nghiệm. Trong trường hợp vận tốc cắt, lượng chạy dao chiều sâu cắt được sử dụng như là các thông số độc lập, mô hình toán học bậc nhất có dạng như sau:

LnT = ao + a1lnV + a2lnS + a3lnt (4-4)

Đây là mô hình toán học được lựa chọn để xác định tuổi bền của dao.

Đặt: y = lnT; x1 = ln(Vi); x2 = ln(Si); x3 = ln(ti). Ta sẽ được phương trình mới:

y = a0 + a1 x1 + a2 x2 + a3x3 (4.5) Dạng tổng quát: y = a0 + a1 x1 + a2 x2 +...+ anxn. (4-6)

Bài toán trở thành xác định hàm hồi quy thực nghiệm n biến số. Áp dụng phương pháp bình phương cực tiểu.

Trường ĐHKTCN Thái Nguyên Hoàng Văn Vinh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

4.3. Hệ thống thiết bị thí nghiệm

Một phần của tài liệu nghiên cứu mối quan hệ giữa chế độ cắt và tuổi bền của dụng cụ phủ tialn khi tiện tinh thép không gỉ sus 201 (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)