Nhóm công cụ trực tiếp Phá giá tiền tệ

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: LÝ THUYẾT TỶ GIÁ (Trang 25 - 32)

CHƯƠNG 5: CÁC CHÍNH SÁCH VÀ CÁC CÔNG CỤ ĐIỀU TIẾT TỶ GIÁ

2.1 Nhóm công cụ trực tiếp Phá giá tiền tệ

Phá giá tiền tệ

Đây là biện pháp cuối cùng khi NHTW cảm thấy không thể duy trì việc can thiệp bằng các biện pháp kể trên. Là biện pháp hiện đại trong điều chỉnh tỷ giá.Phá giá tiền tệ là việc giảm thấp sức mua của đồng tiền quốc gia so với ngoại tệ.Kết quả của phá giá tiền tệ sẽ ảnh hưởng trực tiếp

đến sự gia tăng của tỷ giá hối đoái.Phá giá tiền tệ được áp dụng trong điều kiện duy trì chế độ tỷ giá hối đoái cố định. Phá giá tiền tệ là biện pháp mạnh, chỉ được sử dụng trong những trường hợp hết sức cần thiết.

Tác động của việc phá giá tiền tệ: Trong ngắn hạn

Khi giá cả và tiền lương tương đối cứng nhắc thì ngay lập tức việc phá giá tiền tệsẽ làm chotỷ giá hối đoái thực tếthay đổi theo, nâng cao sức cạnh tranh của quốc giavà có xu hướng làm tăngxuất khẩu ròngvì hàng xuất khẩu rẻ đi một cách tương đối trên thị trường quốc tế còn hàng nhập khẩu đắt lên tương đối tại thị trường nội địa. Tuyvậy có những yếu tố làm cho xu hướng này không phát huy tức thì: các hợp đồng đã thoả thuận trên cơ sở tỷ giá cũ, người mua cần có thời gian để điều chỉnh hành vi trướcm ứ c g iá m ới và qu a n t r ọn g h ơn l à v i ệ c dồ n cá c n gu ồ n l ự c và o và t ổ ch ứ c sả n x u ấ t không thể tiến hành nhanh chóng được. Như vậy trong ngắn hạn thì số lượng hàng xuất khẩu không tăng mạnh và số lượng hàng nhập khẩu không giảm mạnh. Nếu giá hàng xuất khẩu ở trong nước cứng nhắc thì kim ngạch xuất khẩu chỉ tăng không nhiều đồng thời giá hàng nhập khẩu tính theo nội tệ sẽ tăng lên do tỷ giá đã thay đổi dẫn đến cán cân thanh toán vãng lai có thể xấu đi.

Trong trung hạn

GDP hay chính là tổng cầu gồm các thành tố chi cho tiêu dùng của dân cư, chi cho đầu tư, chi cho mua hàng của chính phủ và xuất khẩu ròng. Việc phá giá làm tăng cầu về xuất khẩu ròng và tổng cung sẽ điều chỉnh như sau:

• Nếu nền kinh tế đang ở dưới mứcsản lượng tiềm năngthì các nguồn lực nhàn rỗi sẽ được huy động và làm tăng tổng cung.

• Nếu nền kinh tế đã ở mứcsản lượng tiềm năngthì các nguồn lực không thể huyđộng thêm nhiều và do đó tổng cung cũng chỉ tăng lên rất ít dẫn đến việc tăngtổng cầu kéo theo giá cả, tiền lương tăng theo và triệt tiêu lợi thế cạnh tranh của việc phá giá. Vì thế trong trường hợp này, muốn duy trì lợi thế cạnh tranh và đạtmục tiêu tăng xuất ròng thì chính phủ phải sử dụngchính sách tài chính thắt chặt (tăng thuế hoặc giảm mua hàng của chính phủ) để tổng cầu không tăng nhằmngăn chặn sự tăng lên của giá cả trong nước.

Trong dài hạn

Nếu như trong trung hạn, phá giá tiền tệ kèm

theochính sách tài chínhthắt chặtcó thể triệt tiêu được áp lực

tăng giá trong nước thì trong dài hạn các yếu tố từ phíacung sẽ tạo ra áp lực tăng giá. Hàng nhập khẩu trở nên đắt tương đối và các doanhnghiệp sử dụng đầu vào nhập khẩu sẽ có chi phí sản xuất tăng lên dẫn đến phải tăng giá; người dân tiêu dùng hàng nhập khẩu với giá cao hơn sẽ yêu cầu tăng lương và gây áp lực làm cho tiền lương tăng. Cuối cùng việc tăng giá cả và tiền lương trong nướcvẫn triệt tiêu lợi thế cạnh tranh do phá giá. Các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy lợithế cạnh tranh do phá giá bị triệt tiêu trong vòng từ 4 đến 5 năm.

Nâng giá tiền tệ

Nâng giá tiền tệ là việc nâng sức mua của tiền tệ nước mình so với ngoại tệ, cao hơn sức mua thực tế của nó.Ảnh hưởng của nâng giá tiền tệ đối với ngoại thương của một nước hoàn toàn ngược lại với phá giá tiền tệ.

• Dưới áp lực của nước khác mà các nước này mong muốn tăng khả năng cạnh tranh hàng hóa của mình vào nước có cán cân thanh toán và cán cân thương mại dư thừa

• Những nước có nền kinh tế phát triển quá “nóng” như Nhật Bản những năm cuối thế kỉ 20 đầu thế kỉ 21, muốn làm “lạnh” nền kinh tế để tránh khủng hoảng cơ cấu sẽ dùng biện pháp nâng giá tiền tệ để giảm xuất khẩu hàng hóa, giảm đầu tư vào trong nước

• Nhằm tránh phải tiếp nhận những đồng ngoại tệ ( chủ yếu USD) bị mất giá chạy vào nước mình.

• Để xây dựng sự ảnh hưởng của nước mình ở ra bên ngoài ( tăng cường đầu tư và xuất khẩu vốn ra bên ngoài)

Hoạt động mua bán ngoại tệ của NHTW trên FOREX. (chính sách hối đoái)

Là chính sách được thực hiện thông qua việc NHTW hoặc các cơ quan quản lí ngoại hối của Nhà nước dung nghiệp vụ trực tiếp mua bán ngoại hối để điều chỉnh tỷ giá.Theo điều 9, luật NHNN, Nghiệp vụ thị trường mở là nghiệp vụ mua , bán các giấy tờ có giá ngắn hạn do NHNN thực hiện trên thị trường tiền tệ nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.

Khi tỷ giá ở mức cao (tức là đồng nội tệ giảm giá) tới mức làm ảnh hưởng xấuđến các hoạt động kinh tế trong nước cũng như các hoạt động kinh tế đối ngoại, Ngânhàng trung ương sẽ bán ngoại tệ ra để thu nội tệ về. Khi đó do cung về ngoại tệ tăng tác động làm giảm tỷ giá, kéo tỷ giá xuống. Ngược lại, khi tỷ giá hối đoái giảm xuống,ngân hàng trung ương sẽ mua ngoại tệ vào, tức là kích thích cầu ngoại hối khi cũng chưa kịp biến động để nâng tỷ giá hối đoái lên tới mức hợp lý.

Ảnh hưởng của chính sách hối đoái

Việc áp dụng chính sách hối đoái thường dẫn đến những phản ứng trái ngược nhau của các doanh nghiệp trong và ngoài nước bắt nguồn chủ yếu từ lợi ích kinh tế của nhau.

Những mâu thuẫn này thường xảy ra giữa nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu. Nhà nhập khẩu muốn hạ thấp tỷ giá xuống, nhà xuất khẩu mong muốn nâng cao tỷ giá hối đoái. Giữa nhà xuất khẩu vốn muốn hạ thấp tỷ giá xuống với nhà nhập khẩu vốn muốn nâng cao tỷ giá hối đoái. Và mâu thuẫn này xảy ra giữa các nước với nhau vì tỷ giá của một nước nâng lên thì sẽ hạn chế xuất khẩu hàng của nước khác, nhưng lại khuyến khích việc xuất khẩu vốn của nước khác làm cho cán cân thương mại và cáncân thanh toán của nước ngoài với các nước thực hiện chính sách hối đoái này bị thiệt hại.

Điều kiện thực hiện

Để có thể thực hiện có hiệu quả chính sách hối đoái, một trong những điều khôngthể thiếu được là đòi hỏi ngân hàng trung ương phải có dự trữ ngoại tệ thật dồi dào và đủ lớn để có thể can thiệp vào thị trường khi cần thiết tức là phải xây dựng quỹ bình ổn ngoại hối. Chính sách này chỉ có tác dụng tạm thời và hạn chế sự biến động của tỷ giáchứ không thể thay đổi được tình hình tỷ giá trong nước. Nếu tỷ giá giảm sút do cán cân thanh toán quốc tế hay bị lạm phát, ngân hàng trung ương áp dụng chính sách hối đoái là tung ngoại tệ ra bán thì sẽ làm cho dự trữ ngoại tệ càng căng thẳng, tình hình hao hụt ngày càng nghiêm trọng hơn do vậy tỷ giá hối đoái càng bị giảm sút

Khi tỷ giá lên cao Khi tỷ giá xuống thấp

Khi tỷ giá tăng lên quá cao, NHTW có thể tham gia thị trường mở, bán một lượng giấy tờ có giá bằng ngoại tệ lớn cho các NHTM, qua đó bơm ngoại tệ vào thị trường, làm tăng cung ngoại tệ góp phần ổn định tỷ giá.

NHTW có thể mua lại ngoại hối của các NHTM, giảm cung ngoại hối, do đó làm tăng tỷ giá trở lại.

Biện pháp kết hối

Là một chính sách quản lý vĩ mô của chính phủ những nước mà ở đó đồng tiền không có khả năng chuyển đổi hay nói cách khác chính phủ in tiền ra nhưng không bảo đảm rằng đó là một khoản nợ. Đối tượng bị kết hối là các pháp nhân hay cá nhân trong nền kinh tế đó. Các pháp nhân thường là những doanh nghiệp liên quan tới buôn bán với nước ngoài hoặc gia công sản phẩm cho nước ngoài. Cá nhân là những thể nhân muốn bảo toàn vốn bằng việc tích lũy một phần ngoại tệ.

Tại sao nhà nước phải thực thi chính sách kết hối ?

Nguyên nhân trực tiếp của việc kết hối là do dự trữ ngoại tệ của nhà nước đã giảm trầm trọng tới mức nguy hiểm.

Kết hối có thể là

Chuyển toàn bộ tài khoản ngoại tệ của trương chủ ra đồng nội tệ.

Giữ nguyên tài khoản ngoại tệ của trương chủ nhưng trương chủ không thể rút tiền mặt ra hoặc không được chuyển ngoại tệ cho một trương chủ khác. Chỉ có thể rút tiền ra bằng nội tệ với tỷ giá do chính quyền quy định.

Xem việc nắm giữ ngoại tệ dạng giấy bạc (bank note) là hàng cấm, là phạm pháp, có thể bị tịch thu.

Chính quyền sẽ ra văn bản hay ngầm ra lệnh kết hối khi

Không kiểm soát nổi giá ngoại tệ trên thị trường.

Dự trữ ngoại tệ sụt giảm, mất tín nhiệm tín dụng với thế giới.

Muốn có thêm ngoại tệ vào dự trữ quốc gia, tức là nhu cầu tăng cường tích lũy.

Thực hiện việc kết hối có thể bằng những cách sau

Ngân hàng Nhà nước công bố một văn bản quy định rằng đến thời hạn hiệu lực ngày N, buộc các tài khoản ngoại tệ trong các ngân hàng thương mại phải bán toàn bộ hay một phần số ngoại tệ theo giá NHNN quy định. Giá quy định này thường thấp hơn so với giá thị trường vì nếu không thì đã không cần phải kết hối.

Cấm giao dịch ngoại tệ, xem ngoại tệ là bất hợp pháp sẽ bị phạt nặng hoặc thậm chí bị tịch thu.

Tác động của kết hối tới nền kinh tế

Có rất nhiều tác động tiêu cực của việc kết hối đối với nền kinh tế Việt Nam. Nhưng ở đây chúng tôi chỉ xin nêu ngắn gọn 2 tác động tiêu cực nhất ảnh hưởng tới nền kinh tế. Tác động thứ nhất là làm hạn chế xuất khẩu từ đó gián tiếp dẫn tới đình trệ nền kinh tế Việt Nam. Như chúng ta đã biết, phần lớn các doanh nghiệp xuất khẩu ở Việt Nam đều nhập các nguyên vật liệu từ nước ngoài về để gia công lắp ráp ra thành phẩm. Khi tiến hành kết hối ngoại tệ, họ sẽ mất đi khả năng tiếp cận nguồn cung USD cho các hoạt động nhập khẩu nguyên vật liệu đồng thời phải bán USD cho Ngân hàng Nhà nước với giá rẻ. Những khó khăn trên sẽ làm gây thiệt hại cho các hoạt động của doanh nghiệp tư nhân và có thể khiến họ bị phá sản, sa thải hết công nhân dẫn tới gia tăng thất nghiệp, bất ổn cho xã hội. Tác động thứ hai cũng không kém phần quan trọng là giảm số USD hiện có của nền kinh tế Việt Nam. Kinh tế Việt Nam vốn tăng trưởng dựa vào vốn đầu tư của nước ngoài, nay do chính sách kết hối ngoại tệ, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ không chọn đầu tư vào Việt Nam nữa. Thực tế cho thấy, FDI 4 tháng đầu năm 2011 đã giảm gần 50% so với cùng kỳ năm 2010. Hậu quả trực tiếp là nguồn cung USD thu hẹp lại càng khiến giá USD tăng mau hơn so với không thực hiện chính sách kết hối ngoại tệ. Những tác động này sẽ càng đẩy Việt Nam rơi sâu hơn vào khủng hoảng kinh tế.

Quy định hạn chế

Các biện pháp can thiệp hành chính của CP: kết hối, hạn chế đối tượng được mua ngoại tệ, hạn chế số lượng ngoại tệ được mua, hạn chế số lượng ngoại tệ mang ra nước ngoài…

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: LÝ THUYẾT TỶ GIÁ (Trang 25 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(35 trang)
w