- Là mạch khuếch đại xung, kích từ 5v lên 12v để điều khiển công suất trong bộ cầu H.
3.4.2. Chức năng của ATmega
Hình: 3.1. Sơ đồ chân Atmega 8
*Atmega 8 có cấu trúc RISC với: - 8Kbyte bộ nhớ flash.
- Có thể xóa lập trình được và có thể chịu được 10000 lần ghi xóa. - Có 32 thanh ghi đa năng 8 bit.
- 512 byte bộ nhớ EEPROM tích hợp trên chip. - 1 kbyte SRAM nội.
- Hai bộ Timer/counter 8 bit và một bộ timer/counter 16 bit với bộ chia tần lập trình được.
- Ba kênh điều xung, 6 kênh lối vào biến đổi ADC với độ phân giải 10 bit. - Atmega8 có 28 chân, trong đó có 23 cổng vào ra.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Nguồn nuôi từ 2.7 đến 5.5 đối với Atmega8L và từ 4.5 đến 5.5 đối với Atmega8.
- Làm việc tiêu thụ dòng 3.6mA.
- Sử dụng mạch dao động ngoài từ 0 đến 8 Mhz với Atmega8L và từ 0 đến 16 Mhz với Atmega8.
Ngoài ra chíp Atmega8 còn có bộ xung nội bên trong có thể lập trình chế độ xung nhịp.
Giao tiếp: TWI (I2C), UART, SPI
Điện áp hoạt động: Atmega8L: 2.7V – 5.5V, Atmega8: 4.5V – 5.5V. * Ở Atmega8 có 19 tín hiệu ngắt từ mức ưu tiên cao xuống thấp như sau: Ngắt thường được sử dụng để thực hiện các công việc mà không biết trước thời điểm như trong truyền thông, đếm sự kiện..
Ở chíp Atmega8 có 2 ngắt ngoài được ký hiệu là INT0 và INT1. Các thanh ghi điều khiển ngắt ngoài.
- Thanh ghi MCUCR đây là thanh ghi điều khiển kiểu tác động ngắt theo sườn âm hay sườn dương, hay mức. 4 bit cao thì không cần quan tâm nhiều 4 bit thấp có bit 0 và 1 điều khiển INT0, bit 2, 3 điều khiển INT1.
- Thanh ghi GICR ở thanh ghi này thì chỉ cần quan tâm đến 2 bit là INT1 tức là cho phép ngắt INT1 hoạt động và INT0 cho phép ngắt INT0 hoạt động. thanh ghi cờ ngắt.
Ở thanh ghi này thì chỉ cần quan tâm đến 2 bit là INTF1 và INTF0. Khi có 1 sự kiện ngắt trên INT1 thì bit INTF1 bật 1, khi có 1 sự kiện ngắt ở trên INT0 thì INTF0 bật 1.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/