HỌC NỘI KHOÁ
III.1. Phương pháp giảng thuật
Bằng lời nói truyển cảm, những câu chuyện kể sinh động giáo viên có thể giáo dục cho học sinh biết được các sự vất, hiện tượng về môi trường, Lo lắng về tác hại và dần hình thành ý thức BVMT.
Ví dụ: Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng mà nhiệt độ trái đất tăng lên nên băng tan ở hai cực làm cho mực nước biển dâng cao, những nước ở ven biển và
thấp hơn mực nước biển sẽ bị chìm trong biển. Nguyên nhân gây nên hiệu ứng nhà kính là do khí CO2.
III.2. Phương pháp giảng giải
Phương pháp này dùng lời nói và được sở dụng khi giảI thích vấn đề. Phương pháp này không cần mô tả nhiều, không cần đưa ra những dấu hiệu những tính chất đặc trưng của sự vật, hiện tượng mà cần vạch ra mối quan hệ và nguyên nhân của chúng.
Ví dụ: Khi nói về tình trạng ô nhiễm nước thì phải nêu rõ: Nước sạch là nước trong, không màu, không mùi, không vị còn nước bị ô nhiễm do nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, rác thải. Nước bị ô nhiễm nặng nhất là trong nước có nhiều chất độc hại gây nguy hiểm cho người và sinh vật.
II1.3. Phương pháp đàm thoại
Giáo viên nêu câu hỏi giả định sẽ khuyến khích học sinh quan tâm đến vấn đề môi trường, giúp các em dự đoán vấn đề môi trường sẽ xảy ra trong tương lai.
Ví dụ: - Sẽ như thế nào nếu lỗ thủng ôzon ngày càng lớn? - Sẽ ra sao nếu khí hậu trái đất nóng lên?
- Sẽ như thế nào nếu tình trạng ùn tắc giao thông thường xuyên xảy ra đặc biệt là tại các thành phố lớn?
III.4. Phương pháp sử dụng phương tiện trực quan
Các phương pháp giáo dục môi trường thường kết hợp với các phương tiện trực quan như tranh ảnh, băng hình video, phim ảnh nhằm gây hứng thú và ấn tượng sâu sắc cho học sinh
Ví dụ: Khi giảng dạy về bài sản xuất hoá chất ta giới thiệu các bức ảnh chụp các nhà máy đó, tình trạng ô nhiễm, các băng hình về thiên tai, lũ lụt, mưa axit, hiệu ứng nhà kính, khói mù quang hoá do con người và tự nhiên gây ra.
Thảo luận là sự trao đổi ý kiến về một chủ đề giữa học sinh và học sinh, học sinh và giáo viên.
Tiến hành thảo luận có 4 bước:
Bước 1: Chuẩn bị: Giáo viên chọn vấn đề thích hợp cho học sinh thảo luận, chủ đề không khó về mặt nội dung nhưng được nhiều người quan tâm, nhiều cách giải quyết khác nhau.
Ví dụ: Thảo luận về tình trạng ô nhiễm nước mặt tại các sông hồ ở thành phố Hà Nội
Bước 2: Giao nhiệm vụ cho học sinh: Học sinh thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau; Sách báo, tạp chí, luận văn, luận án sau đó ghi chép lại, giáo viên chia lớp thành các nhóm.
Bước 3: Tiến hành thảo luận Bước 4: Tổng kết thảo luận
- Giá viên ghi tóm tắt ý chính của các nhóm
- Ghi ý kiến thông nhất, chưa thống nhất để kại buổi sau.
III.6. Phương pháp đóng vai
Khi học sinh tham gia đóng vai những người có nghề nghiệp, địa vị khác nhau để giải quyết vấn đề môi trường. Cách diễn xuất xuất phát từ thực tế cộng với ý nghĩ có tưởng tượng, sáng tạo của học sinh tạo nên cảm xúc giúp chúng ta quan tâm đến vấn đề môi trường đang nảy sinh. Đó là cơ sở hình thành thái độ đối với môi trường, phương pháp này có tác dụng giúp học sinh có kinh nghiệm khi quyết định hành động xử sự với môi trường.
III.7. Phương pháp giao bài tập về nhà cho học sinh
Ngoài việc dạy học các nội dung giáo dục môi trường theo các bài học trên lớp còn có thể giao cho làm bài tập ở nhà. Các bài tập giúp học sinh vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn. Vì vậy nó giúp học sinh hình thành kĩ năng học tập, kĩ năng BVMT.
Ví dụ: Tìm hiểu tình trạng ô nhiếm nước ở sông gần nhà em9nguyên nhân, tác hại và biện pháp tránh tác động ô nhiễm đó0
III.8. Phương pháp kiểm tra, đánh giá
Đó là phương pháp để kiểm ttra khả năng hiểu biết của học sinh về các vấn đề, kiến thức có liên quan đến môi trường và BVMT. Hiện nay trong chương trình phổ thông chưa đưa việc kiểm tra, đánh giá về môi trường.
Ví dụ: Quyển vở thực hành “Những chất ảnh hưởng đến môi trường trong chương trình Hóa học lớp 10”.
Quyển vở này gồm các mục sau:
Chất Tác dụng Tác hại Nguồn gốc ô nhiễm Biện pháp khắc phục
Đáp án: Chất Tác dụng Tác hại Nguồn gốc ô nhiễm Biện pháp khắc phục Clo - Điều chế HCl. Diệt trùng nước. - Tẩy trắng vải, giấy, điều chế chất tẩy trắng như nước giaven, clurua vôi. - Clo độc, hít phải nhiều Cl2 bị nhgạt và có thể chết. - Gây hiện tượng suy giảm tầng Ozon và mưa axit. - Làm cây chậm phát triển, nồng độ cao thì cây chết. - Nhà máy sản xuất hóa chất. - Khi đốt cháy giấy, than, chất dẻo và nhiên liệu rắn.
- Xử lí khí thải để giảm tối đa sự thải vào môi trường. + Quy trình sản xuất an toàn.
+ Xử lý khí thải trước khi đưa vào môi trường.
+ Đưa nhà máy ra ngoài khu vực dân cư
H2SO4 hợp với khói thuốc lá gây bệnh viêm phế quản mãn tính, nồng ộ cao gây tử vong.
- Tạo mưa axit phá hủy vật liệu làm bằng kim loại, đá
con người: Đốt than, luyện gang, lò rèn.
- Tự nhiên sinh ra: Núi lửa, vi khuẩn.
phát sinh do con người sinh ra.
- Có biện pháp khắc phục do tự nhiên gây nên.
- Quy trình công nghệ sản xuất.
Bài kiểm tra trắc nghiệm và tự luận vào cuối học kỳ mỗi chương trình của mỗi lớp học sau đó giáo viên sẽ chấm và lấy điểm 15 phút.
Ví dụ: Câu hỏi trắc nghiệm và tự luận về GDMT của chương trình Hóa học THCS
Câu 1: Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất: a. Do phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật b. Chất thải công nghiệp và sinh hoạt
c. Do tác nhân vật lý d. Ý kiến khác
Câu 2: Ô nhiễm không khí đưa trái đất đến hiểm họa a. Hiệu ứng nhà kính
b. Mưa axit
c. Lỗ thủng tầng Ozon ngày càng lớn d. Ý kiến khác
Câu 3: Trong các khí sau khí nào là chất độc hại. a. Cl2, HCl, Br2
c. Cl2, SO2, SO3 d. Cả a,b,c e. Ý kiến khác
Câu 3: Chất khí nào sau đây có tác dụng dệt trùng nước a. Cl2
b. O2
c. Cả a và b d. Ý kiến khác
Câu 4: Tác hại của mưa axit
a. Phá huỷ các tượng đài, toà nhà làm bằng cẩm thạch, đấ vôi, đá phiến b. ảnh hưởng đến đất, nước, con người, sự sinh trưởng và phát triển của cây c. Cả a và b
d. Cả a, b, c
Câu 5: Làm thế nào để giảm tối đa các khí thải vào môi trường a. Quy trình sản xuất an toàn hợp lý
b. Xử lý khí thải trước khi đưa vào môi trường không khí c. Đưa các nhà máy ra ngoài khu dân cư
d. Ý kiến khác
Câu 6: Ô nhiễm không khí là do nguyên nhân:
a. Do thiên nhiên, sinh hoạt, hoạt động của con người b. Do sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải
c. Cả a và b d. Ý kiến khác
Câu 7: Chọn đáp án phù hợp của phần B cho phần A (Chất gây nên hiện trượng tương ứng) A B a. CO2 1. Hiệu ứng nhà kính b. Cl2 2. Lỗ thủng tầng ôzon c. HCl 3. Mưa axit d. SO2
Câu 8: Những thách thức đối với môi trường nước ta hiện nay a. Sự gia tăng dân số mạnh và trình độ dân trí thấp
b. Sự phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá c. Quy trình công nghệ còn lạc hậu
d. Cả a, b, c
Phần tự luận: Thế nào là “Lỗ thủng tầng ozon”? Tác nhân gây ra hiện tượng đó, biện pháp khắc phục? Liên hệ thực tế hiện nay từ đó nêu trách nhiệm bản thân trong việc bảo vệ tầng ozon?