W1+T3: Tạo sản phẩm đạt chất lượng cao, mẫu mã, kiểu dáng, qui cách đóng gói, bảo quản phù hợp với yêu cầu cao về các rào cản kỷ thuật của các nước xuất khẩu.
=> Thâm nhập thị trường nước ngoài
Giang 6.2.3. Ma trận QSPM: Bảng 6.2 Ma trận QSPM Các yếu tố quan trọng Trọng số (Điểm) Thâm nhập thị trường nội địa Phát triển thị trường nội địa Phát triển sản phẩm Thâm nhập thị trường XK Tăng trưởng nội bộ Các yếu tố bên trong AS TAS AS TAS AS TAS AS TAS AS TAS
Hệ thống phân phối nội
địa mạnh 4 4 16 4 16 1 4 1 4 2 8
Thương hiệu nổi tiếng 4 4 16 4 16 3 12 4 16 2 8
Quan hệ tốt với nhà
cung cấp 3 2 6 2 6 3 9 2 6 2 6
Chất lượng sản phẩm cao 3 4 12 4 12 3 9 4 12 2 6
Quy mô sản xuất lớn 3 3 9 3 9 4 12 3 9 2 6
Khả năng quản lý chi phí
cạnh tranh về giá tốt 3 4 12 3 9 3 9 2 6 2 6
Nghiên cứu và phát triển
sản phẩm chưa tốt 2 3 6 3 6 4 8 2 4 2 4
Dịch vụ khách hàng
chưa tốt 2 1 2 1 2 2 4 1 2 2 4
Các yếu tố bên ngoài
Chính sách hỗ trợ của nhà nước cho doanh
nghiệp 2 3 6 3 6 3 6 3 6 2 4
Nhu cầu thị trường nội
địa ngày càng tăng 3 4 12 4 12 3 9 1 3 2 6
Lao động trẻ, dồi dào, có
trình độ cao 3 2 6 2 6 3 9 1 3 2 6
Sự lựa chọn về nơi mua (siêu thị, đại lý, cửa
hàng) có nhiều thay đổi 3 3 9 3 9 2 6 1 3 2 6
Chi tiêu của người tiêu
dùng có xu hướng tăng 2 4 8 4 8 3 6 2 4 2 4
Lãi suất tăng 2 2 4 2 4 2 4 1 2 2 4
Công nghệ cao thay đổi
nhanh 2 2 4 2 4 2 4 3 6 2 4
Các rào cản kỹ thuật đối
với sản phẩm xuất khẩu 2 0 0 0 0 2 4 4 8 2 4
Yêu cầu gay gắt về việc thực hiện quản lý tốt về
môi trường 3 4 12 4 12 4 12 3 9 4 12
Tổng 140 137 127 103 98
- Chiến lược hấp dẫn nhất: Thâm nhập thị trường nội địa (TAS =140) - Chiến lược hấp dẫn thứ hai: Phát triển thị trường nội địa (TAS =137) - Chiến lược kém hấp dẫn nhất: tăng trưởng nội bộ (TAS =98)
Giang
6.2.3.1. Chiến lược thâm nhập thị trường nội địa:
Cách thực hiện chiến lược:
- Tăng thị phần: Công ty thực hiện chiến lược bằng cách tăng mức mua sản phẩm của khách hàng và thu hút khách hàng của đối thủ cạnh tranh.
- Tăng quy mô của thị trường: Công ty tìm cách làm cho khách hàng tiềm năng bắt đầu sử dụng sản phẩm của công ty.
Các biện pháp triển khai chiến lược:
- Bộ phận Marketing: Tiến hành các cuộc khảo sát để thấu hiểu khách hàng hiện tại cũng như khách hàng tiềm năng. Từ đó, công ty xác định các biện pháp marketing cụ thể cần tiến hành để đáp ứng từng nhu cầu cụ thể cho từng nhóm khách hàng. Các biện pháp công ty có thể lựa chọn: điều chỉnh giá bán sản phẩm, thay đổi/bổ sung/mở rộng kênh phân phối, thay đổi phương tiện và/hoặc phương thức quảng cáo, thay đổi các biện pháp khuyến mại, tăng số lượng nhân viên bán hàng.
- Bộ phận sản xuất: Phải chuẩn bị sẵn sàng tăng sản lượng sản xuất.
- Bộ phận tài chính: Chuẩn bị đủ nguồn vốn cần thiết để thực hiện chiến lược, bao gồm tài trợ vốn cho nhu cầu về nguyên vật liệu tăng thêm, mua sắm máy móc thiết bị.
6.2.3.2. Chiến lược phát triển thị trường nội địa
Cách thực hiện
- Tìm kiếm thị trường mới ở trong nước: Đưa sản phẩm công ty sang những thị trường mới có tiềm năng và triển vọng phát triển
- Phân khúc thị trường tại thị trường mới như các quán nhậu, nhà hàng. Các bộ phận thực hiện
- Bộ phận Marketing: Nghiên cứu tìm kiếm thị trường mới, tìm hiểu nhu cầu, đặc điểm của khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng về sản phẩm bánh phồng tôm của công ty.
- Bộ phận sản xuất: Đảm bảo nguồn nguyên liệu ổn định và sẵn sàng để tăng năng xuất sản lượng thành phẩm.
- Bộ phận tài chính: hoạch định nguồn vốn và chuẩn bị nguồn vốn cho các phương án.
- Bộ phận nhân sự: kết hợp với các bộ phận khác để tham mưu về nhân viên cho thục hiện chiến lược mới tổ chức hợp nội bộ phổ biến cho các trưởng phòng ban hiểu rõ để về triển khai phổ biến cho các nhân viên trong phòng ban thực hiện và phân bổ nguồn lực phù hợp.
Giang
CHƯƠNG 7: KẾT LUẬN7.1. Kết luận 7.1. Kết luận
Qua việc phân tích các yếu tố của môi trường vĩ mô của công ty cổ phần xuất nhập khẩu Linh Giang đã cho thấy được những cơ hội và đe dọa mà môi trường vĩ mô đem lại. Tình hình vĩ mô chủ yếu có tác động tích cực đến ngành sản xuất kinh doanh của công ty và khả năng phản ứng của công ty với các yếu tố trên là khả quan, tương đối tốt, công ty có thể tận dụng khá tốt những cơ hội và ứng phó được một cách tương đối tốt với những đe dọa mà môi trường kinh doanh đem lại trong tương lai.
Linh Giang hiện là công ty dẫn đầu ngành về thị phần bánh phồng tôm trong và ngoài nước và với lợi thế thương hiệu được xây dựng qua nhiều năm đã giúp cho Linh Giang có khả năng cạnh tranh mạnh với các đối thủ trong ngành. Tuy nhiên, vẫn còn những mặt hạn chế chưa tốt của Linh Giang về yếu tố dịch vụ khách hàng và nghiên cứu phát triển sản phẩm.
Môi trường nội bộ cho ta thấy rõ hơn về điểm mạnh cũng như điểm yếu của Linh Giang khi so sánh với các đối thủ trong ngành thông qua chuỗi giá trị của Linh Giang. Các năng lực cốt lõi, tay nghề chuyên môn, tay nghề tiềm ẩn cũng được thể hiện trong môi trường nội bộ nhằm tạo lợi thế cạnh tranh mạnh cho Linh Giang.
Sau khi đã phân tích đặc điểm các yếu tố bên ngoài cũng như bên trong công ty, sử dụng các công cụ như SPACE, SWOT và QSPM để đưa ra chiến lược phù hợp cho Linh Giang trong giai đoạn tới. Có 2 chiến lược có tổng điểm cao mà Linh Giang nên chú trong phát triển trong thời gian tới là: thâm nhập thị trường nội địa và phát triển thị trường nội địa.
Tóm lại, sau khi phân tích các đặc điểm của các môi trường ảnh hưởng đến Linh Giang cho ta thấy lợi thế cạnh tranh của Linh Giang là mạnh, đủ khả năng thực hiện các chiến lược đã đề ra để giữ vững vị thế.
7.2. Hạn chế:
Chiến lược chỉ ở mức độ xây dựng chiến lược cho cấp đơn vị kinh doanh, phân tích một ngành chủ yếu đem lại lợi nhuận cao nhất cho công ty là ngành sản xuất bánh phồng tôm nên chưa nhìn tổng quan được tổng thể công ty Linh Giang.
Do thời gian xây dựng chiến lược có hạn nên trọng số mang tính chủ quan.
Các công cụ phân tích có rất nhiều, ở đây chỉ sử dụng vài công cụ, sẽ không mang tính tổng quát.
Ngoài Bích Chi còn nhiều đơn vị sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ, khó tiếp xúc để lấy số liệu cụ thể.
Giang
Phụ lục:
Quy trình sản xuất bánh phồng tôm