- Sàng lồng 3: Tỷ lệ hao hụt ở công đoạn này là: 1% (trên sàng); 15% (dưới sàng).
CHƯƠNG 7 TÍNH XÂY DỰNG
7.2. Các hạng mục công trình 1 Phân xưởng sản xuất chính
7.2.1. Phân xưởng sản xuất chính
Do tính chất của dây chuyền công nghệ nên ta chọn nhà một tầng để thuận tiện bố trí thiết bị. Phân xưởng sản xuất chính chia làm 3 phân xưởng nhỏ:
- Phân xưởng 1: Phân xưởng xử lý rác ban đầu để thu rác hữu cơ. - Phân xưởng 2: Nhà ủ hiếu khí và nhà ủ chín để tạo mùn.
- Phân xưởng 3: Phân xưởng xử lý mùn và sản xuất phân vi sinh. + Nhà: kết cấu chịu lực, làm bằng khung bê tông cốt thép, tường bao che, tường ngăn chịu lực, cửa thoáng để vận chuyển rác, mùn sau khi ủ và sản phẩm.
+ Nền nhà: nền nhà chống đỡ thiết bị, chống bào mòn, chống thấm, chịu được tác dụng cơ học, có tính đàn hồi cao và dễ dàng vệ sinh quét dọn.
+ Mái nhà: chọn mái có kết cấu đơn giản, mái chống thấm có độ dốc. Để đề phòng và có biện pháp xử lý kịp thời nguy cơ cháy nổ có thể xảy ra, trong mỗi phân xưởng ta có bố trí các dụng cụ và thiết bị phòng cháy chữa cháy chuyên dụng.
Căn cứ vào số lượng thiết bị, yêu cầu công nghệ mà ta có kích thước của các phân xưởng như sau:
- Phân xưởng 1 có: Bước cột B = 6 (m), số lượng bước cột n = 9 Vậy phân xưởng có kích thước:
- Dài × Rộng × Cao: (54000 × 12000 × 6000) mm. - Diện tích: S1 = 54 × 12 = 648 (m2).
- Phân xưởng 2 có: Bước cột B = 6 (m), số lượng bước cột n = 6 Vậy phân xưởng có kích thước:
- Dài × Rộng × Cao: (36000 × 12000 × 6000) mm. - Diện tích S2 = 36 ×12 = 432 (m2).
Đề tài: Thiết kế nhà máy sản xuất phân vi sinh từ rác thải sinh hoạt, năng suất 8 tấn rác/giờ
- Phân xưởng 3 có: Bước cột B = 6 (m), số lượng bước cột n = 9 Vậy phân xưởng có kích thước:
- Dài × Rộng × Cao: (54000 × 18000 × 6000) mm. - Diện tích S3 = 54 × 18 = 972 (m2).
Vậy tổng diện tích của phân xưởng sản xuất là: 648+432+972=2052m2