TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA NHTM VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY

Một phần của tài liệu Đề án tài chính tiền tệ nguồn vốn và quản lý nguồn vốn (Trang 47 - 50)

NĂM GẦN ĐÂY

Hệ thống ngân hàng Việt Nam đã trải qua gần 20 năm đổi mới và phát triển từ hệ thống ngân hàng 1 cấp sang hệ thống ngân hàng 2 cấp, đến nay đã khẳng định được sự phát triển vượt bậc. Từ năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO), điều này đã tạo môi trường thuận lợi cho hệ thống ngân hàng Việt Nam đẩy nhanh tiến trình cải cách, đổi mới và phát triển.Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi đó, thì vẫn có những thách thức không nhỏ do hội nhập kinh tế mang lại mà hệ thống ngân hàng Việt Nam sẽ phải đối mặt.

Tính đến năm 2008, hệ thống ngân hàng nước ta có 5 NHTM Nhà nước (Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long, Ngân hàng phát triển Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam), 37 NHTM Cổ phần, 37 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 6 ngân hàng liên doanh, 6 công ty tài chính và 10 công ty cho thuê tài chính, 926 tổ chức tín dụng nhân dân và 46 văn phòng đại diện của các ngân hàng nước ngoài. Nếu so với cách đây hơn chục năm thì đây quả là một sự trưởng thành vượt bậc.

2.1.Tình hình vốn chủ sở hữu của NHTM Việt Nam trong những năm gần đây.

Trên con đường hội nhập toàn cầu cùng với những mục tiêu và thách thức mà nền kinh tế Việt Nam đặt ra, các NHTM không ngừng đẩy mạnh việc gia tăng

2.1.1.Tình hình vốn chủ sở hữu của NHTM Việt Nam trước khi gia nhập WTO

Trong những năm 2003-2006, khi Nhà nước vẫn đang từng bước thỏa thuận với các nước trong Tổ chức Thương Mại Thế Giới về việc Việt Nam gia nhập WTO, thì các Ngân hàng Việt Nam cũng từng bước thay đổi mình để chuẩn bị cho quá trình Việt Nam hội nhập. Cụ thể là tổng vốn điều lệ của các NHTM Việt Nam không ngừng gia tăng, NHTM NN sau nhiều lần bổ sung vốn đã nâng tổng vốn chủ sở hữu của 5 NHTM NN ( NH ngoại thương, NH công thương, NH đầu tư và phát triển nông thôn, NH đầu tư và phát triển Việt Nam, NH phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long) lên 18.470 tỷ đồng, gấp 3 lần so với thời điểm cuối năm 2000. Thực hiện các bước cổ phần hóa, cuối năm 2005, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã phát hành thành công trái phiếu, huy động được 1.385 tỉ đồng tăng vốn điều lệ mà ngân sách nhà nước không phải cấp thêm vốn cho ngân hàng này. Đầu tháng 5-2006, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã phát hành trái phiếu tăng vốn hơn 2.200 tỉ đồng cũng không chờ vào nguồn ngân sách nhà nước. Vốn điều lệ của NHTMCP được gia tăng đáng kể từ lợi nhuận giữ lại, sáp nhập, các quỹ bổ sung vốn điều lệ, phát hành thêm cổ phiếu… Tính đến 7-2006, ước tính các NHTM cổ phần đã huy động thêm được trên 10.000 tỉ đồng tăng vốn điều lệ từ đó giúp tổng vốn điều lệ NHTM CP đến cuối năm 2005 tăng gấp 5 lần so với năm 2000. Bên cạnh việc phát hành cổ phiếu huy động của các cá nhân và tổ chức ở trong nước, thì còn có khối lượng lớn vốn của người Việt Nam ở nước ngoài chuyển về cho người thân trong nước mua cổ phiếu ngân hàng. Đặc biệt nhiều ngân hàng và tổ chức tài chính nước ngoài đã mua cổ phần của 4 NHTM cổ phần Việt Nam, đó là ANZ, Standard Chartered Bank, Hongkong and Shanghai Bangking Coporation, OCBC, IFC,... Việc phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ chẳng những nâng cao năng lực tài chính, mà còn là điều kiện để tăng cường huy động vốn trên thị trường để đáp ứng nhu cầu vay vốn của các thành phần kinh tế.

Dựa trên các số liệu thống kê của cơ quan quản lý, ta có bảng số liệu tổng hợp sau về quy mô vốn tự có và tổng tài sản có của hệ thống ngân hàng thương mại VN trước khi ra nhập WTO như sau (Đơn vị: nghìn tỷ đồng)

Bảng 1

Từ bảng số liệu ta có các biểu đồ như sau:

Hình 1

Q4/2003 Q4/2004 Q4/2005 Q2/2006

Vốn tự có 26 32 43 49

Như vậy nhìn trực quan vào biểu đồ 1 ta có thể thấy từ năm 2003 đến năm 2006, hệ thống ngân hàng thương mại Việt nam đã có sự tăng trưởng khá và ổn định về quy mô vốn tự có (Từ 26000 tỷ đồng năm 2003 đã tăng thành 49000 tỷ

đồng vào quý 2/2006)

Hình 2

Nguồn:www.div.gov.vn/Bulletin/VN/2007/1/Ban_ve_tang_von_tu_co.pdf

Tỷ trọng vốn tự có / tổng tài sản của các ngân hàng thương mại nhìn chung còn thấp chỉ đạt trên dưới 5%. Để đảm bảo hiệu quả sử dụng các nguồn vốn và đảm bảo phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh thì các ngân hàng thương mại nên tăng tỷ lệ này nên khoảng từ 8% - 10 % là hợp lý.

Một phần của tài liệu Đề án tài chính tiền tệ nguồn vốn và quản lý nguồn vốn (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w