Mô hình phân loạichất thải rắn tại nguồn ở Đài Loan  Mục tiêu

Một phần của tài liệu tìm hiểu chương trình phân loại chất thải rắn tại các doanh nghiệp trong khu công nghệ cao và đề xuất phương án phân loại chất thải rắn đô thị trên địa bàn TP.HCM (Trang 47 - 58)

Mục tiêu

- Nâng cao hiệu quả quá trình tái chế, tái sử dụng và sử dụng các nguồn tài nguyên và năng lượng có hiệu quả;

- Nâng cao nhận thức cộng đồng về hiệu quả của phân loại chất thải rắn tại nguồn nói riêng và công tác quản lý môi trường nói chung;

Hệ thống kỹ thuật phục vụ phân loại chất thải rắn tại nguồn

Chất thải từ hộ gia đình được phân loại và thu gom thành các loại sau:

- Nhóm 1: Chất thải thực phẩm: hộ gia đình có thể sử dụng bất kỳ bao bì nào để đựng.

- Nhóm 2: Chất thải bao bì giấy, nhựa, đồ hộp, không thể tái chế - thích hợp để đốt: được đựng trong túi chứa rác (nylon màu xanh) và phải trả phí trên dung tích chứa của bao bì.

- Nhóm 3: Chất thải cồng kềnh: bàn, ghế, tủ, giường, . . . - Nhóm 4: Chất thải nguy hại: pin, bóng đèn, đồ điện tử, . . . .

- Phế liệu: Giấy tập, báo, chai nhựa, lon nhôm, thủy tinh: chuyển giao riêng cho đơn vị thu gom, không cần thiết phải chứa trong bao bì theo qui định.

Chính quyền quận thu gom trên các tuyến đường lớn theo các ngày trong tuần đối với các loại rác khác nhau và theo thời gian trong ngày đối với từng tuyến đường khác nhau. Đồng thời nhận rác trung chuyển từ các đơn vị thu gom rác tư nhân. Thông thường, hàng ngày, chất thải thuộc nhóm 1,2 sẽ được thu gom bằng xe chuyên dụng. Nhóm 3, 4 và phế liệu được thu gom các ngày còn lại với tần suất ít hơn (1-2 lần/tuần).

Toàn bộ chất thải được thu gom đưa về nhà máy xử lý tập trung: - Nhóm 1: Vận chuyển đến trang trại chăn nuôi heo.

- Nhóm 2: Đốt hoặc chôn lấp (tùy theo địa phương có lò đốt hay chưa).

- Nhóm 3: Đưa về Công ty phục hồi đồ dùng gia đình (thuộc Quỹ tái chế) để chỉnh sửa và bán lại.

- Nhóm 4: Xử lý.

- Phế liệu: Phân về cho các nhà máy tái chế theo từng loại phế liệu. Thực tế tồn tại các Công ty tư nhân mua phế liệu trực tiếp từ nhà dân. Trường hợp người dân không bán, thì giao cho nhà nước tái chế

Các đơn vị thu gom rác tư nhân hoạt động theo hợp đồng thu gom với các hộ gia đình và tổ chức trên những tuyên như đường hẻm khu chung cư khu văn phòng hoặc những hộ dân mà chình quyền quận không tới được.

Các phương tiện thu gom được đầu tư phù hợp với việc phân loại rác từ nguồn, người dân mua bao bì chứa chất thải từ đơn vị thu gom. Giá của túi chứa rác do Sở Tài nguyên môi trường địa phương ban hành.

Các quy định và chính sách chính phủ phải thực hiện để phục vụ cho phân loạichất thải rắn tại nguồn

- Bắt đầu từ năm tài chính 2003, EPA đã triển khai thu gom chất thải nhà bếp trên toàn quốc. Hiện nay, tất cả 319 thành phố và thị trấn chính phủ địa phương trên toàn quốc đang thực hiện chương trình tái chế chất thải nhà bếp.

- Kể từ năm tài chính 2007, chương trình tái chế chất thải rắn nhà bếp được EPA kết hợp phát triển thành “Chương trình tài nguyên chất thải Khuyến khích tái chế”, để đạt mục tiêu “Zero, Xử lý chất thải”. Trong năm 2009, hơn 720.000 tấn chất thải nhà bếp được tái chế tại Đài Loan, năm 2011 đạt 730.000 tấn năm 2012 đạt 766.500 tấn.

+ Quy định về hạn chế sử dụng bao bì gói và bộ đồ ăn dùng 1 lần:

- Trong tháng 7 năm 2006, EPA yêu cầu các cơ quan chính phủ để ngăn chặn bằng cách sử dụng bộ đồ ăn dùng 1 lần, và các lệnh cấm tương tự đã được áp dụng đối với tất cả các trường học kể từ tháng 9 năm 2006. Từ tháng 7 năm 2007, những chiếc cốc giấy không được phép để sử dụng trong các cơ quan chính phủ và trường học.

+ Các quy định chính sách khác:

- Năm 2010, Cơ quan Bảo vệ Môi trường Đài Loan vừa ban hành một luật mới. Theo đó, mọi công ty, tổ chức phi lợi nhuận, trường học phải tổ chức những bài học về môi trường trong thời gian tối thiểu 4 giờ mỗi năm. Những cơ sở vi phạm luật sẽ phải đóng cửa. Luật được ban hành nhằm bảo vệ môi trường của đảo bước vào kỷ nguyên mới.

- Trong nhiều năm qua, chính phủ Đài Loan cũng đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích phát triển và ứng dụng những công nghệ sạch nhằm giảm lượng khí thải CO2. Năm 2009, Cơ quan lập pháp của đảo thông qua một số đạo luật về năng lượng tái sinh. Theo luật đó, Đài Loan sẽ cố gắn sản xuất 6.500-10.000 MW điện từ năng lượng tái sinh trong vòng 20 năm tới. Hiện tại các nguồn năng lượng tái sinh cung cấp 2.278 MW điện cho đảo.

Những nội dung để xây dựng chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn

Phải có mục tiêu cụ thể cho chương trình.Mục tiêu phân loại cho chất thải của mỗi quốc gia phụ thuộc vào đặc điểm thành phần chất thải và định hướng công tác xử lý chất thải. Nhìn chung, mục tiêu các nước có khác nhau, nhưng khái quát lại có 3 mục tiêu lớn:

- Phân loại thành nhiều loại càng tốt để tái sử dụng chất thải, giảm thiểu khai thác tài nguyên thiên nhiên;

- Tăng cường hiệu quả của hệ thống tái chế và xử lý chất thải;

- Nâng cao nhận thức người dân về bảo vệ môi trường và tạo động lực thúc đẩy ngành sản xuất các sản phẩm đồ dùng thân thiện với môi trường;

- Khi xác định mục tiêu cụ thể thì xây dựng kế hoạch, tài chính, thời gian thực hiện cho từng mục tiêu và kiên định thực hiện đến khi đạt được hiệu quả.

Đầu tiên phải đòng bộ hạ tầng kỹ thuật từ hệ thống thu gom, vận chuyển, trung chuyển và xử lý chất thải. Đối với hệ thống xử lý chất thải phải đảm bảo có đủ nhà máy tái chế theo từng loại chất thải được phân loại. Nhà nước ưu tiên đầu tư, xây dựng các nhà máy xử lý chất thải không có giá trị, các phế liệu do tư nhân tái chế.

Hệ thống văn bản pháp lý đầy đủ trước khi thực hiện. Đây là nội dung quan trọng nhất, vì có cơ sở pháp lý đầy đủ thì mới triển khai chương trình, từ tuyên truyền đến xử lý các hành vi vi phạm trong phân loại; kêu gọi các đơn vị tư nhân tham gia đầu tư xây dựng trạm trung chuyển cũng như tái chế phế liệu thu gom được từ chương trình; kêu gọi các tổ chức xã hội tham gia tuyên truyền trong cộng đồng địa phương về phân loại chất thải rắn tại nguồn,…

Công tác tuyên truyền luôn được đặt lên hàng đầu và thực hiện liên tục bằng nhiều hình thức và nội dung khác nhau. Đây là nội dung được đánh giá quan trọng nhất và được ưu tiên hàng đầu. Quá trình thực hiện phân loại vẫn tuyên truyền và duy trì liên tục.

Phải lập kế hoạch, đặt ra mốc thời gian thực hiện khả thi chương trình PLCTRTN và ước tính chi phí thực hiện cho cả giai đoạn trên.

Sự thống nhất về mục tiêu thực hiện của hệ thống chính trị từ thành phố đến địa phương và duy trì ổn định qua các thế hệ lãnh đạo.Mục tiêu thực hiện PLCTRTN được thành phố quy định và có biện pháp triển khai cụ thể cho từng địa phương.Có sự tham gia và ủng hộ quyết liệt từ thành phố đến địa phương thì chương trình PLCTRTN mới được thực hiện đồng bộ và lâu dài.

Nhân sự thực hiện chương trình PLCTRTN từ trung ương đến địa phương phải được đào tạo chuyên sâu trong và ngoài nước phục vụ cho quá trình nghiên cứu, theo dõi và phối hợp với nhau cùng triển khai chương trình này đến từng đối tượng.

3.2. Đề xuất phương án phân loại chất thải rắn tại nguồn ở Tp.HCM 3.2.1. Mục tiêu

- Nâng cao hiệu quả của quá trình tái chế các loại chất thải có giá trị và tách chất thải nguy hại ra khỏi chất thải rắn đã được phân loại.

- Hạn chế sử dụng tới mức thấp nhất chất thải đưa đến bãi chôn lấp.

- Nâng cao nhận thức cộng đồng về phân loại chất thải và thải bỏ chất thải đúng quy định.

- Giảm khối lượng chất thải rắn đô thị đưa về bải chôn lấp. 3.2.2. Nguồn phát sinh

Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt ở Tp.Hồ Chí Minh gồm 7 nguồn sau: Khu vực dân cư : là khu vực sinh sống của người dân đô thị bao gồm biệt thự, nhà phố (hộ gia đình ) riêng lẽ, nhà phố nhiều hộ,chung cư cao tầng, trung bình và thấp tầng.

Khu vực cơ quan : là khu vực văn phòng công sở (cơ quan nhà nước ), văn phòng công ty, trường học …

Khu vữ thương mại : là khu vực cửa hàng tạp hóa, cử hàng bán sỉ/lẻ, nhà hàng, cửa hàng ăn uống, chợ, siêu thị, cửa hàng dịch vụ, trạm sửa chữa và bảo trì xe máy.

Khu vực khách sạn, nhà nghỉ : là khu vực khách sạn với các cấp sao khác nhau, nhà nghỉ, phòng cho thuê…

Khu vực công cộng : là khu vực sinh hoạt chung của cộng đồng (tập trung đông người) như quảng trường, công viên, tượng đài, khu thể thao, rạp chiếu phim, rạp hát , bến xe, bến tàu, sân bay, vỉa hè…

Khu vực sản xuất : là các cơ sở công nghiệp riêng lẽ hoặc các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất, khu công nghệ cao và cụm công nghiệp.

Khu vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng : là các bệnh viện, trung tâm y tế dự phòng, trung tâm đa khoa…

3.2.3. Hệ thống kỹ thuật phục vụ phân loại chất thải rắn tại nguồn Phân loại

• Chất thải rắn sinh hoạt : được phân thành 2 loại;

Loại 1 : Rác hữu cơ dễ phân hủy : bao gồm các loại thực phẩm dư thừa, các loại thực phẩm thải bỏ sau quá trình sơ chế thực phẩm.

Loại 2 : Các thành phần còn lại : bao gồm các thành phần ngoài các thành phần thuộc loại 1, kể cả sành sứ, vỏ nghêu ốc hến,… nhưng không bao gồm vật liệu xây dựng như cát, đá, gạch vữa.

• Chất thải nguy hại Bao bì chứa chất thải

Loại 1 : sử dụng bao bì màu xanh để lưu giữ.

Loại 2 : sử dụng bất kỳ bao bì có màu sắc khác với bao bì chứa loại 1, nhưng bao bì này có màu sắc trong suốt để dễ nhìn thấy chất thải chứa bên trong. Sở TNMT khuyến khích sử dụng bao bì màu trắng trong suốt.

Thiết bị lưu giữu chất thải

Chất thải rắn được phân loại và lưu giữ trong thùng chứa chất thải có dán nhãn như sau :

Loại 1 : bên ngoài thùng có ghi chú “ thùng chứa chất thải rắn hữu cơ ” màu trắng, với chiều cao cỡ chữ là 7 cm hoặc 15 cm tùy thuộc dung tích thùng chứa nhỏ hay lớn đễ dễ nhận biết.

Loại 2 : bên ngoài thùng có ghi chú “ Thùng chứa chất thải rắn còn lại ” màu trắng, với chiều cao cỡ chữ là 7 cm hoặc 15 cm tùy thuộc dung tích thùng chứa nhỏ hay lớn đễ dễ nhận biết.

Thu gom

Chất thải rắn sau khi thu gom được công ty thu gom bằng xe ép rác kín hoặc xe tải ben được vận chuyển đến trạm trung chuyển hoặc trực tiếp đến nhà máy xử lý.

Tại nhà máy xử lý, chất thải rắn phân loại được tái chế theo các mục đích sau: Loại 1 : làm nguyên liệu sản xuất phân compost.

Loại 2 : đưa lên băng chuyền phân loại và phân nhánh thành các loại giấy, nhựa, …cung cấp cho các nhà máy tái chế, phần chất thải không sử dụng được sẽ chon lấp hợp vệ sinh.

Chất thải nguy hại: đem đến nhà máy xử lý và tái chế chất thải nguy hại, phần tái chế sẽ đem đi phục vụ cho nhu cầu người dân, phần còn lại sẽ đem đi chôn lấp hợp vệ sinh. Hoặc đối với các chất thải nguy hại như pin, acquy,bóng đèn hư ,…người dân tự lưu giữ và định kỳ hàng năm khi tổ chức ngày hội tái chế, chuyển giao chất thải (đổi chất thải nhận quà tặng) và đưa về Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Tp.HCM để xử lý.

Hình 3.1 Hoạt động thu gom chất thải nguy hại trong ngày hội tái chế 3.2.4. Biện pháp thực hiện

- Thực hiện từ các Khu công nghiệp, doanh nghiệp lớn đã có sẵn hệ thống phân loại và kết nối tốt với hệ thống thu gom chất thải rắn do Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Tp.HCM hoặc Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích quận huyện thực hiện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật về vận chuyển riêng biệt hai loại chất thải đã phân loại đến nhà máy xử lý tập trung.

- Sau đó mở rộng mạng lưới hệ thống thu gom đã đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về PLCTRTN để yêu cầu các doanh nghiệp, cơ quan, trường học và khu dân cư cao cấp (trong phạm vi thu gom của mạng lưới này) thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn.

- Tiếp tục mở rộng các đối tượng phải thực hiện thu gom chất thải rắn tại nguồn trong phạm vi thu gom của hệ thống để hình thành khu vực khép kín trong đó tất cả các nguồn thải đều phải thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn.

3.2.5. Đánh giá tính khả thi của biện pháp thực hiện

- Biện pháp đưa ra phù hợp với đặc điểm hệ thống kỹ thuật thu gom chất thải chưa đồng bộ và hoàn thiện của thành phố. Tận dụng được hệ thống thu gom hiện hữu

đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật về PLCTRTN. Từ đó, khuyến khích các hệ thống còn lại phải nâng cấp hoặc đầu tư mới đúng theo quy định.

- Quá trình thực hiện không làm xáo trộn hoạt động của các Chủ nguồn thải; giúp Chủ nguồn thải giảm chi phí xử lý vì phân loại tốt sẽ giảm thiểu khối lượng chất thải cần xử lý.

- Giảm chi ngân sách cho công tác phân loại chất thải tại nguồn vì chi phí đầu tư thiết bị do Chủ nguồn thải tự thực hiện; Ngân sách Thành phố chỉ bỏ chi phí ban đầu cho công tác tuyên truyền.

- Tác động nhanh chóng đến nhận thức của xã hội vì những đối tượng chủ nguồn thải trên tập trung đông dân. Những người này phải thực hiện đúng quy định về phân loại chất thải rắn theo yêu cầu của Chủ nguồn thải (lãnh đạo doanh nghiệp). Do đó, theo thời gian, sẽ hình thành thói quen phân loại chất thải kể cả ở nhà. 3.2.6. Đề xuất phân loại chất thải rắn tại nguồn

Một số đề xuất được lưu ý trong chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn

Hình thức thực hiện thay đổi theo hướng rác được phân loại tại hộ gia đình sẽ được tổ chức thu gom cách nhật. Nghĩa là với chất thải hữu cơ, lực lượng thu gom có thể sẽ tiến hành lấy rác vào các ngày thứ hai, tư, năm, bảy, chủ nhật còn các chất thải còn lại sẽ được thu gom vào thứ ba và thứ sáu. Đối với các loại chất thải rắn nguy hại, chủ nguồn thải sẽ lưu giữ, định kỳ đem đến những điểm thu gom của quỹ tái chế Tp.HCM.

Chuyển cho địa phương tiếp quản,cụ thể là UBND quận sẽ tiếp quản và duy trì mô hình theo cơ chế tự vận hành.

Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động thu gom, theo đó việc thu gom và xử lý chất thải sẽ được giao cho các công ty tư nhân. Như vậy việc hợp nhất các lực lượng thu gom rác dân lập, ban hành các chính sách, điều khoản là việc quan trọng.

Tìm cách giải quyết hợp lý giữa lực lượng thu gom rác dân lập và những người thu mua phế liệu.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng các hoạt động phong phú sinh động và thiết thực. Công tác tuyên truyền có thể thực hiện dễ dàng, hiệu quả tại các trường học cơ sở tôn giáo.

Một số đề xuất cá nhân đối với chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn

Dưới đây là một số đề xuất mang tính cá nhân của người viết ( có thể ít khả thi ) đối với chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn ở Tp.HCM.

Các hộ gia đình sẽ tận dụng các vật chứa sẵn có trong gia đình như: thùng rác gia

Một phần của tài liệu tìm hiểu chương trình phân loại chất thải rắn tại các doanh nghiệp trong khu công nghệ cao và đề xuất phương án phân loại chất thải rắn đô thị trên địa bàn TP.HCM (Trang 47 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(66 trang)
w