III. Giải pháp cho con đờng quá độ lên CNX Hở Việt Nam.
1. Giải pháp về công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Xu thế toàn cầu hoá hiện nay đang tạo cho chúng ta những thời cơ, những thách thức. Do đó chúng ta phải tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá để tạo ra cơ sở vật chất kĩ thuật để chuyển dịch cơ cấu, để sử dụng có hiệu quả các nguồn lực khan hiếm của đất nớc, tạo năng suất lao động xã hội cao, thúc đẩy tốc độ tăng trởng kinh tế cao, bền vững. Muốn thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá chúng ta cần phải có giải pháp để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nớc.
Trớc hết, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đòi hỏi nguồn vốn rất lớn do đó chúng ta phải huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu quả. Chúng ta có thể huy động vốn từ trong nớc hay nớc ngoài. Nguồn vốn trong nớc đợc tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế quốc dân, muốn huy động đợc nguồn vốn trong n- ớc điều kiện cần là phải nâng cao hiệu quả sản xuất trên cơ sở ứng dụng khoa học công nghệ, hợp lý hoá sản xuất nh thế sẽ làm tăng nhanh thu nhập của ngời lao động thì họ sẽ có các khoản d để tiết kiệm. Nhng để có đợc tiết kiệm lớn thì Nhà nớc và các ngân hàng phải có những chính sách khuyến khích tiết kiệm nh giảm thuế đánh vào lãi suất, nâng lãi suất tiết kiệm, đấu tranh triệt để với nạn tham nhũng, lãng phí. Nhng nền kinh tế nớc ta còn nghèo nàn nên tích luỹ vốn từ nội bộ nền kinh tế là hết sức khó khăn, do đó cần tận dụng mọi khả năng để thu hút vốn đầu t nớc ngoài. Muốn thu hút đợc vốn đầu t nớc ngoài buộc chúng ta phải có những chính
sách u đãi đầu t nớc ngoài, giảm bớt rờm rà trong thủ tục hành chính, cải thiện đợc môi trờng đầu t theo hớng giảm giá đầu vào của sản xuất thuộc độc quyền nhà nớc nh là điện, viễn thông, dịch vụ cảng biển, phí cầu đ- ờng…
Nếu huy động vốn lớn mà sử dụng không có hiệu quả thì mọi nỗ lực huy động vốn mất tác dụng. Do đó đồng thời với huy động vốn thì chúng ta phải sử dụng vốn có hiệu quả. Để phát triển và tăng trởng kinh tế bền vững thì phát triển kinh tế dân doanh không chỉ dừng lại ở chỗ mở rộng thêm nhiều doanh nghiệp mới, huy động thêm vốn mà phải quan tâm nhiều hơn đến trình độ trang bị công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, mở rộng thị phần tiêu thụ thành phẩm. Bởi vậy, Nhà nớc phải có chính sách thích đáng về đầu t, trang bị công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực. Nhà nớc phải có cơ chế đặc thù về các phơng diện đầu t, tài chính, tín dụng ( miễn giảm thuế, vay vốn tín dụng với lãi suất u đãi). trong thời gian tới cần gia tăng mạnh mẽ tỷ trọng vốn đầu t cho các ngành công nghệ cao, không đầu t thêm vốn vào những công trình, dự án kinh tế không có khả năng thu hồi vốn.Về phía các doanh nghiệp phải sắp xếp lại hệ thống doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp Nhà nớc, phải giải thể phá sản, bán hoặc cho thuê các doanh nghiệp Nhà nớc thua lỗ kéo dài. Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh là tế bào của nền kinh tế, muốn các doanh nghiệp này tạo ra sản phẩm tốt, giá thành hạ thì phải tăng năng suất lao động nên phải nhanh chóng đầu t công nghệ vì trình độ trang bị hiện nay của doanh nghiệp Việt Nam đã bị lạc hậu hai đến ba thế hệ so với khu vực và thế giới nguyên–
nhân giảm hiệu suất sử dụng vốn.
Về nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ lao động :Vấn đề thiếu lao động có tay nghề đang là một vấn nạn chung. Để nâng cao chất lợng nguồn nhân lực đáp ứng mục tiêu phát triển và hội nhập của đất nớc thì Đảng, Nhà nớc và địa phơng cần phải có chiến lợc đào tạo nghề, chuẩn đội
ngũ lao động có kĩ năng tay nghề, trình độ chuyên môn kĩ thuật cao. Cần phải chuyển dần việc đào tạo nghề đơn giản sang đào tạo đội ngũ lao động có nghề, có kĩ năng và có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao, có khả năng thích ứng nhanh với thị trờng lao động. Cụ thể là u tiên đào tạo những ngành nghề mũi nhọn có tỷ trọng kinh tế cao, đòi hỏi kĩ thuật, công nghệ mới nh ngành cơ khí, chế tác, sinh học và dịch vụ tiên tiến Muốn nâng…
cao đợc trình độ đội ngũ lao động thì đầu tiên cần phải phát triển giáo dục phải tăng mức chi phí giáo dục bình quân đầu ngời lên (hiện nay Việt Nam đang đứng gần cuối bảng xếp hạng của ngân hàng Deustche thấp hơn 24 lần so với Singapo) và cũng phải đa ra đợc chiến lợc giáo dục hớng tới các kĩ năng mà thị trờng đang cần.
Về phát triển khoa học công nghệ: Khoa học công nghệ cũng là một nhân tố của lực lợng sản xuất. Để phát triển kinh tế buộc phát triển mạnh mẽ hơn nữa về khoa học công nghệ. Khoa học công nghệ sẽ đáp ứng đợc yêu cầu nâng cao năng suất lao động, chất lợng sản phẩm, khả năng cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh Phát triển khoa học công nghệ thì phải đi…
thẳng vào công nghệ hiện đại đối với các mũi nhọn, lựa chon công nghệ thích hợp, khai thác đợc lợi thế của lao động. Cùng với việc nhập công nghệ của nớc ngoài chúng ta phải khẩn trơng đổi mới tổ chức, sắp xếp hợp lý các viện, trung tâm, các cơ sở nghiên cứu trong cả nớc. Phải dành vốn đầu t thích đáng cho nghiên cứu cơ bản trong các ngành khoa học, phải phát triển khoa học công nghệ, tạo môi trờng cạnh tranh, bảo hộ sở hữu trí tuệ. Phải đổi mới chính sách đào tạo, sử dụng và đãi ngộ trí thức để tránh chảy máu chất xám. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho mở rộng giao lu và hợp tác quốc tế về khoa học công nghệ, thu hút chuyên gia giỏi của thế giới.
Về mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại: Trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, quan hệ kinh tế đối ngoại càng phát triển rộng rãi và có hiệu quả
bao nhiêu thì sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nớc càng đợc thuận lợi và nhanh chóng thành công bấy nhiêu. Trong suốt thời gian qua, chúng ta luôn tích cực tham gia vào xu thế chung của quốc tế, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế. Trong thời gian tới chúng ta phải tiếp tục mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại theo hớng đa dạng hoá, đa phơng hoá, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình phù hợp với điều kiện của nớc ta. Nhà nớc phải có chính sách khuyến khích mạnh mẽ mọi thành phần kinh tế tham gia sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ, nâng cao đợc sức cạnh tranh, phát triển mạnh sản phẩm, xây dựng đợc quỹ hỗ trợ xuất khẩu; đẩy mạnh các lĩnh vực thu ngoại tệ nh du lịch, xuất khẩu lao động, vận tải, thu hút kiều hối…
Chúng ta phải có những chính sách tiếp tục cải thiện môi trờng đầu t, hoàn thiện các hình thức đầu t, cải cách thủ tục hành chính để đơn giản hoá việc cấp phép đầu t, thực hiện từng bớc cơ chế đăng kí đầu t. Triển khai từng bớc vững chắc các hình thức đầu t gián tiếp của nớc ngoài. Khuyến khích ngời Việt Nam định c ở nớc ngoài về đầu t trong nớc và có chính sách hỗ trợ, giúp đỡ công dân Việt Nam kinh doanh ở nớc ngoài. Tiếp tục tranh thủ nguồn tài trợ của các chính phủ, các tổ chức tài chính quốc tế. Gắn chặt việc sử dụng vốn, vay vốn với việc trả nợ
2. Phát triển mạnh mẽ nền kinh tế thị trờng
2.1.Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần.
Để phát triển đợc kinh tế thị trờng thì việc đầu tiên là phải phát triển các thành phần kinh tế và thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần. Khi đó, mọi doanh nghiệp, mọi công dân đợc đầu t kinh doanh theo các hình thức do pháp luật quy định và bảo vệ.
Tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế Nhà nớc để thực hiện tốt vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, đổi mới cơ chế quản lý, phân biệt quyền chủ sở hữu và quyền kinh doanh của doanh nghiệp. Chuyển các doanh nghiệp
Nhà nớc kinh doanh sang hoạt động theo cơ chế công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần. Thực hiện chủ trơng cổ phần hoá doanh nghiệp mà Nhà nớc không cần nắm giữ 100% vốn để huy động thêm vốn, tạo động lực và cơ chế quản lý năng động, thúc đẩy doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả.Ưu tiên cho ngời lao động đợc mua cổ phần và từng bớc mở rộng bán cổ phần cho nhà đầu t trong nớc và nớc ngoài.
Phát triển kinh tế tập thể với các hình thức hợp tác đa dạng, chuyển đổi hợp tác xã cũ theo Luật hợp tác xã đạt hiệu quả thiết thực. Phát triển hợp tác xã kinh doanh tổng hợp đa ngành hoặc chuyên ngành để kinh doanh phù hợp quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá .
Kinh tế cả thể và tiểu chủ ở nông thôn và thành thị cần đợc Nhà nớc tạo điều kiện để phát triển
Kinh tế t bản t nhân phải đợc khuyến khích phát triển không hạn chế về quy mô trong những ngành, nghề mà pháp luật không cấm, cần đợc khuyến khích hợp tác liên doanh với nhau và liên doanh với doanh nghiệp Nhà nớc để chuyển thành doanh nghiệp cổ phần hay bán cổ phần cho ngời lao động.
Kinh tế t bản Nhà nớc cần đợc phát triển dới các hình thức liên doanh, liên kết giữa kinh tế Nhà nớc với kinh tế t nhân trong và ngoài nớc phát triển đa dạng.
Kinh tế có vốn đầu t nớc ngoài: Là một bộ phận của kinh tế Việt Nam Khu vực kinh tế này ngày càng phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam, điều đó rất phù hợp với mong muốn của Đảng và Nhà nớc nhng bên cạnh việc khuyến khích phát triển thì chúng ta cũng cần phải chú ý đến quyền công dân của lao động trong các doanh nghiệp này đồng thời phải cảnh giác những âm mu chính trị đợc nguỵ trang trong việc đầu t kinh tế ở Việt Nam.
Từ khi đổi mới chuyển sang phát triển theo hớng nền kinh tế thị trờng định hớng xã hội chủ nghĩa đã thu đợc những kết quả nhng các mặt trái của thị trờng phát sinh cũng không nhỏ. Những mặt đợc thấy rõ các nguồn lực đợc giải phóng và phát triển theo yêu cầu tăng trởng kinh tế. Bởi vậy, tiếp tục đổi mới và phát triển đồng bộ các loại thị trờng ở nớc ta hiện nay là một yêu cầu cấp thiết. Để có một hệ thống thị trờng phát triển đồng bộ thì cần có sự phát triển và đồng bộ của cơ bản các thị trờng cơ bản trong hệ thống thị trờng.
Thứ nhất là thị trờng hàng hoá và dịch vụ.Để đáp ứng mục tiêu, chiến lợc phát triển kinh tế xã hội đã đề ra đối với thị tr– ờng hàng hoá dịch vụ cần phát triển đa dạng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, sản xuất hớng vào các sản phẩm hàng hoá có hàm lợng công nghệ, chất xám cao, có nhiều sản phẩm tham gia cạnh tranh trên thị trờng thế giới. Thị trờng hàng hoá và dịch vụ trong nớc trong những năm qua vẫn cha đợc phát triển do đó phải tập trung thực hiện các giải pháp để kích cầu trong nớc, tăng thu nhập, tăng sức mua, tạo lập cơ chế chính sách, pháp luật ổn định làm nền tảng cho thị trờng phát triển. Phải phát triển kết cấu hạ tầng kĩ thuật cho việc lu thông hàng hoá đợc thông suốt từ thành thị đến nông thôn, miền núi. Cùng với sự phát triển thị trờng trong nớc cần tranh thủ mọi thời cơ khai thông, giải toả các ách tắc trong giao dịch, mở rộng thị trờng quốc tế.
Thứ hai là thị trờng lao động. Khi phát triển thị trờng lao động cần tôn trọng quy luật khách quan của nền kinh tế thị trờng bởi quy luật giá trị, quy luật cung cầu chi phối rất lớn tới thị trờng lao động. Phải coi thị trờng lao động là một bộ phận quan trọng đặc biệt trong nền kinh tế. Cần có sự phát triển đồng bộ giữa các chính sách kinh tế và xã hội, phải phân phối công bằng theo cơ chế làm theo năng lực, hởng theo lao động, phải hạn chế phân hoá giàu nghèo, thất nghiệp, đảm bảo ổn định và phát triển kinh tế –
Thứ ba là thị trờng vốn. Thị trờng vốn có vai trò quyết định tới sự phát triển thị trờng đồng bộ. Để thị trờng vốn phát triển đồng bộ với các thị trờng khác thì phải thực hiện lãi suất thả nổi, tỷ giá nới lỏng biên độ dao động. Để có một thị trờng vốn thực sự phát triển và hoàn thiện thì cần phải mở rộng thị trờng vốn gắn với việc đổi mới chính sách pháp luật liên quan đến các thị trờng tài chính, tín dụng, tiền tệ. Phải phát triển mạnh mẽ thị trờng chứng khoán đang bị đóng băng ở Việt Nam. Giá của các chứng khoán và việc mua bán phải theo nguyên tắc thị trờng, mở rộng thông tin để ngời dân quen với thị trờng mới này. Đồng thời phải gia tăng vốn tín dụng cho các ngân hàng thơng mại Nhà nớc, phát triển các ngân hàng cổ phần để t nhân tham gia, phải có chính sách thu hút các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân c vào đầu t phát triển.
Thứ t là thị trờng bất động sản. Thị trờng này muốn phát triển thì phải có một khung pháp lý thích hợp và ổn định cho cả thị trờng bất động sản và thị trờng vốn hoạt động. Thực tế cho thấy, chỉ khi cho đất đai tham gia vào thị trờng bất động sản một cách công khai thì thị trờng này mới có môi trờng phát triển. Đồng thời, chính sách pháp luật về bất động sản phải đồng bộ lâu dài thì thị trờng bất động sản mới có thể phát triển cùng với các thị trờng khác tạo nên một hệ thống thị trờng đồng bộ.
Thứ năm là thị trờng khoa học công nghệ. Để đa khoa học công nghệ vào thị trờng cần phải có cơ chế chính sách phù hợp với các sản phẩm khoa học công nghệ trong nền kinh tế thị trờng. Pháp luật cần khuyến khích các hoạt động sáng tạo, ứng dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất kinh doanh. Phải mở rộng hoạt động nghiên cứu ở các trờng đại học, các viện nghiên cứu và các kết quả nghiên cứu đợc phải đợc ký kết hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp, chuyển giao công nghệ. Phải xác lập quyền sở hữu bằng hệ thống pháp luật hữu hiệu. Thị trờng khoa học công nghệ sẽ đợc hình thành và phát triển khi pháp luật thừa
nhận quyền sở hữu công nghiệp và coi sản phẩm khoa học công nghệ là hàng hoá và đợc trao đổi trên thị trờng.
Sự quản lý của Nhà nớc bằng hệ thống pháp luật thống nhất là cơ sở cho thị trờng phát triển đồng bộ.Nhà nớc ta đã bớc đầu xây dựng khung pháp lý cho thị trờng phát triển đồng bộ nhng vấn đề quan trọng là Nhà nớc phải đa ra các hình thức tuyên truyền rộng rãi để hệ thống chính sách, pháp luật này đi vào cuộc sống thực tiễn.
2.3.Giữ vững chính trị và hoàn thiện hệ thống pháp luật.
Để giữ vững chính trị thì Đảng và Nhà nớc phải quan tâm nhiều hơn nữa đến đời sống hàng ngày của nhân dân, phải luôn chú ý đến những kẻ sống lu vong trong nớc nhằm gây dựng các tổ chức chống phá cách mạng nớc ta ví dụ nh tổ chức tôn giáo. Đảng phải thờng xuyên duy trì đợc khối liên minh công - nông trí thức, phải cùng với các tổ chức chính trị, các–
đoàn thể nh hội cựu chiến binh, hội phụ nữ, đoàn thanh niên, mặt trận tổ