Các nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng đối với các DNVVN tại chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Hà Nội (Trang 25 - 29)

a, Chính sách tín dụng

Chính sách tín dụng là hệ thống các chỉ trương, định hướng quy định chi phối hoạt động tín dụng do Hội đồng quản trị các ngân hàng đưa ra nhằm sử dụng hiệu quả nguồn vốn để tài trợ cho các doanh nghiệp, các hộ gia đình và cá nhân trong phạm vi cho phép của những quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Các ngân hàng lập ra chính sách tín dụng nhằm mục đích:

- Chính sách tín dụng xác định những giới hạn áp dụng cho các hoạt động tín dụng. Đồng thời cũng thiết lập môi trường nhằm giảm bớt rủi ro trong hoạt động tín dụng.

hợp thông lệ chung của quốc tế. Không một tổ chức, cá nhân nào được can thiệp trái pháp luật vào quyền tự chủ trong quá trình cho vay và thu nợ của các NHTM. Chính sách tín dụng xác định:

* Các đối tượng có thể vay vốn của ngân hàng * Phương thức quản lý các hoạt động tín dụng

* Các loại sản phẩm tín dụng khác nhau do ngân hàng cung cấp * Những ràng buộc về tài chính

* Nguồn vốn dùng để tài trợ các hoạt động tín dụng * Phương thức quản lý danh mục cho vay

* Thời hạn và điều kiện áp dụng cho các loại sản phẩm tín dụng khác nhau

b, Tình hình huy động vốn của ngân hàng

Ngân hàng là tổ chức kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ với hoạt động chủ yếu là “đi vay để cho vay”, bởi vậy nếu không đi vay được tức là ngân hàng không có vốn để đem cho vay. Nguồn vốn huy động được càng lớn và đa dạng về kỳ hạn, về hình thức thì càng tạo điều kiện cho hoạt động cho vay phát triển. Bên cạnh đó, chi phí huy động vốn cũng ảnh hưởng lớn tới lãi suất cho vay, vì lãi suất cho vay phải đủ để trang trải chi phí đầu vào. Nếu chi phí huy động cao thì lãi suất cho vay cũng phải cao. Chất lượng hoạt động huy động cũng phụ thuộc vào chất lượng cho vay, chúng phụ thuộc lẫn nhau. Nếu ngân hàng huy động được nhiều vốn mà không cho vay hết được số đó sẽ dẫn đến tình trạng ứ đọng vốn, chi phí trả lãi vốn gia tăng mà thu nhập không tăng hoặc thấp hơn chi phí vốn, ngân hàng sẽ kinh doanh thua lỗ.

c, Quy trình cho vay

Quy trình cho vay là quy định về các bước cần thiết phải thực hiện trong quá trình cho vay bắt đầu từ khi phân tích nhu cầu cho đến khi thu hồi đủ nợ vay gồm cả vốn lẫn lãi.

Quá trình cho vay thường gồm năm bước: Nhận và lập hồ sơ, phân tích tín dụng, quyết định tín dụng, giải ngân, giám sát và thanh lý tín dụng. Trong đó, phân tích các yếu tố tín dụng, ký hợp đồng tín dụng chính là khâu quan trọng nhất ảnh hưởng đến chất lượng của món vay đó. Công việc này cần tính chặt chẽ, chính xác, có thực tế nhưng cũng rất cần linh hoạt, sự nhạy cảm nghề nghiệp để tránh phần nào những quyết định sai lầm. Việc thẩm định mà quá nguyên tắc, cứng rắn, kém linh hoạt có thể dẫn đến ngân hàng bỏ lỡ nhiều cơ hội. Ngân hàng luôn phải cân nhắc giữa tính toán an toàn với tính sinh lời trong mọi công việc.

Chất lượng tín dụng còn phụ thuộc vào công tác kiểm tra, kiểm soát trước trong và sau khi cho vay. Quá trình này giúp ngân hàng có thể nắm bắt được tình hình sản xuất kinh doanh và sử dụng vốn vay của khách hàng. Thông qua kiểm tra, kiểm soát ngân hàng có thể dự đoán mọi tình hình xung quanh khoản vay của mình như: thu nhập khi đến hạn của DN, quan hệ của DN đối với các ngân hàng khác, tình hình sản xuất kinh doanh của DN…

Khâu cuối cùng của một quy trình tín dụng là thu nợ gốc và lãi. Đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các DNVVN chu kỳ sản xuất kinh doanh thường hay biến động, có thể một lý do nào đó mà khách hàng chưa muốn trả nợ hoặc chưa có nguồn để trả nợ. Vì thế nếu ngân hàng không thu nợ kịp thời hay việc xác định kỳ hạn trả nợ không hợp lý có thể dẫn tới nợ quá hạn gia tăng, mất khả năng thu nợ của ngân hàng, ảnh hưởng xấu đến chất lượng cho vay.

d, Chất lượng nhân sự

Chất lượng nhân sự thể hiện ở trình độ nghiệp vụ, khả năng giao tiếp, kiến thức tổng hợp như kiến thức marketing, tin học, ngoại ngữ, trách nhiệm với công việc và cả vấn đề đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng. Dưới con mắt khách hàng, các cán bộ tín dụng là hình ảnh của ngân hàng. Vì vậy, phong cánh giao tiếp của cán bộ tín dụng tạo niềm tin và sự hài lòng của khách hàng

Nhưng trình độ nghiệp vụ là yếu tố quan trọng nhất vì nó đảm bảo quá trình thực thi nhiệm vụ nhanh chóng, chính xác, linh hoạt trong mọi tình huống khi cho vay. Thêm vào đó, những hiểu biết mang tính tổng hợp sẽ tạo điều kiện cho cán bộ tín dụng thực hiện công việc tốt hơn, đặc biệt là trong khâu thẩm định.

Con người là yếu tố quyết đinh của mọi sự thành công, vì vậy nâng cao chât lượng nhân sự là một vấn đề cần làm trước tiên của các tổ chức nói chung và của các NHTM nói riêng.

e, Thông tin tín dụng

Để hoạt động tín dụng thực sự có hiệu quả cần nắm bắt được các thông tin tín dụng chính xác, kịp thời. Các thông tin tín dụng bao gồm những thông tin về tài chính, uy tín, trình độ quản lý, năng lực pháp lý của khách hàng, thông tin về kinh tế xã hội. Sự chính xác, kịp thời và đầy đủ của các thông tin sẽ giúp ngân hàng đưa ra quyết định đúng đắn với khách hàng, lựa chọn món cho vay có lợi cho ngân hàng.

Hiện nay, ở nước ta việc tìm kiếm thông tin có chất lượng như trên là rất khó khăn. Có nhiều khoản cho vay gặp rủi ro vì thiếu thông tin chính xác như: một khách hàng dùng một tài sản thế chấp đi vay nhiều ngân hàng, báo cáo kết quả kinh doanh giả, hợp đồng giả... Điều này không những gây tổn thất về mặt tài chính cho ngân hàng mà còn gây mất lòng tin của ngân hàng đối với những khách hàng khác, đặc biệt tình hình này hay xuất hiện ở những khu vực các DNVVN. Như vậy, thông tin tín dụng là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên chất lượng của một khoản tín dụng.

f, Cơ sở vật chất, trang thiết bị của ngân hàng

Cơ sở vật chất và trang thiết bị của ngân hàng cũng là yếu tố gây ảnh hưởng tới chất lượng cho vay nói riêng và các hoạt động khác của ngân hàng nói chung. Với trang thiết bị hiện đại có thể giúp ngân hàng thực hiện nghiệp

vụ của mình một cách nhanh chóng, chính xác như việc ứng dụng tin học vào việc quản lý, theo dõi khách hàng, cập nhật thông tin.

Với một hệ thống trang thiết bị hiện đại, ngân hàng sẽ tạo cho khách hàng một tâm lý tin tưởng. Đây cũng là yếu tố thu hút khách hàng đến với ngân hàng.

g, Công tác tổ chức của ngân hàng

Đây là yếu tố không trực tiếp ảnh hưởng tới chất lượng cho vay nhưng nếu công tác tổ chức hoạt động của ngân hàng không khoa học, không có sự phối hợp hoạt động giữa các phòng ban thì hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và của bộ phận tín dụng sẽ không có được kết quả tốt. Đặc biệt cần quan tâm tới sự phối hợp giữa phòng nguồn vốn và phòng tín dụng để chất lượng tín dụng ngày càng được nâng cao.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng đối với các DNVVN tại chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Hà Nội (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w