Thực trạng hoạt động của Doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn tỉnh Điện Biên

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng đối với Doanh nghiệp xây lắp tại Chi nhánh NHĐT&PT Điện Biên (Trang 34 - 36)

Điện Biên

Hiện nay, tỉnh Điện Biên đã và đang từng bước triển khai các chương trình kinh tế – xã hội trọng tâm đến năm 2006 theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Điện Biên lần thứ IX. Điện Biên đang tiếp tục tập trung triển khai các dự án quy hoạch đô thị, đầu tư xây dựng nhiều dự án nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển sản xuất công nghiệp địa phương. Triển khai thực hiện các chương trình hành động miền núi Tây nguyên; các dự án xây dựng thuỷ điện Sơn La và dự án tái định cư... Đồng thời, tỉnh cũng đẩy mạnh xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng như: hệ thống đường giao thông, cấp nước sạch, hiện đại hóa mạng lưới thông tin, tôn tạo khu di tích lịch sử...

Toàn tỉnh Điện Biên trong năm 2005 có khoảng 250 doanh nghiệp tăng 39% so với năm 2004, trong đó có 48 DNQD, còn lại là DNNQD. Các Doanh nghiệp này đang tiếp tục điều chỉnh và thực hiện phương án sắp xếp, ổn định và phát triển sản xuất. Tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp đang được triển khai thực hiện có kết quả, các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh đang phát triển.

Số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp chiếm tới 60% tổng số doanh nghiệp. Khối các doanh nghiệp này đang tập trung đổi mới, bổ sung thiết bị thi công đồng bộ, tăng năng lực cạnh tranh trong đấu thầu, mở rộng thi công được nhiều công trình, đa dạng hoá sản phẩm. Nhiều đơn vị khai thác, mở rộng được các sản phẩm vật liệu xây dựng đáp ứng cho nhu cầu thi công.

Trong những năm qua, các DNXL hoạt động trên địa bàn tỉnh Điện Biên đã đạt được những kết quả đáng khích lệ sau:

- Thứ nhất, tỷ trọng đầu tư của các DNXL liên tục tăng và có gần 60% dư nợ tín dụng tập trung cho đầu tư xây dựng cơ bản. Đây cũng là nét đặc thù trong đầu tư tín dụng của tỉnh Điện Biên, vì phải tập trung vốn cho đầu tư xây dựng nâng cấp và tôn tạo nhiều công trình trọng điểm phục vụ kỷ niệm 50 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nâng cấp mới một số tuyến đường giao thông nông thôn,...

- Thứ hai, sự phát triển của DNXL đóng góp tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

GDP của tỉnh Điện Biên liên tục tăng trong các năm, năm 2005 GDP đạt 10,2%. Để đạt được kết quả này có sự đóng góp rất lớn của các DNXL, các doanh nghiệp này hàng năm đóng góp khoảng 45% vào ngân sách của tỉnh.

- Thứ ba, sự phát triển của các DNXL góp phần tạo ra nhiều công ăn việc

làm cho người lao động. Do đặc điểm của sản phẩm xây lắp có nhiều điểm khác biệt so với các ngành khác, cho nên các DNXL có thể sử dụng được lao động tại chỗ với giá rẻ và không tốn nhiều chi phí.

Nhự vậy, sự có mặt của các doanh nghiệp xây lắp đã góp phần quan trọng vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng mang lại bộ mặt mới cho tỉnh Điện Biên đối với các du khách, góp phần tăng ngân sách của tỉnh, tạo công ăn việc làm... Việc các doanh nghiệp xây lắp làm ăn có hiệu quả sẽ giúp Chi nhánh NHĐT&PT Điện Biên tăng doanh số cho vay, hạn chế được rủi ro do khách hàng không trả được nợ, hiệu quả kinh doanh được nâng cao.

Tuy nhiên do tỉnh Điện Biên vẫn còn là một tỉnh nghèo, nền kinh tế chưa thực sự phát triển, thu nhập bình quân đầu người thấp, trình độ dân trí còn thấp, ngân sách của tỉnh còn hạn chế. Các tổng công ty và các ngành công nghiệp lớn chưa có, các doanh nghiệp trong tỉnh chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, làm ăn còn kém hiệu quả. Phần lớn các doanh nghiệp là hoạt động trong lĩnh vực xây lắp còn khó khăn về vốn, đa số các doanh nghiệp này có vốn tự có thấp, vốn hoạt động chủ yếu vay ngân hàng, tuy nhiên lại thiếu các điều kiện đảm bảo vốn vay nên số vốn vay được là rất không nhiều so với nhu cầu. Trình độ quản lý của các doanh nghiệp còn hạn chế, nhiều doanh nghiệp nhà nước chỉ lo chạy các dự án mới để có lợi cho mình còn việc xử lý những rủi ro, tổn thất của những dự án trước đó lại rất ít và ỉ lại rất nhiều vào nhà nước.

Do các doanh nghiệp xây lắp phần lớn khách chính của NHĐT&PT Điện Biên, cho nên để làm ăn có hiệu quả và tránh được rủi ro, Chi nhánh cần phải nắm do về tình hình hoạt động của các doanh nghiệp, thẩm định dự án vay vốn một cách chắc chắn, thường xuyên kiểm tra việc sử dụng các khoản vay và phải thu nợ kịp thời...

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng đối với Doanh nghiệp xây lắp tại Chi nhánh NHĐT&PT Điện Biên (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w