Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu giải pháp xây dựng nông thôn mới xã Hoàng Hoa

Một phần của tài liệu chương trình xây dựng nông thôn mới xã hoàng hoa (Trang 29 - 40)

thôn mới xã Hoàng Hoa

Kinh tế nông thôn trước mắt cũng như lâu dài vẫn giữ vị trí quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội ở nước ta. Theo số liệu thống kê giai đoạn 1986-1992, tỷ trọng tổng sản phẩm trong nông lâm ngư nghiệp giao động từ 34,5% ÷ 46,5% trong GDP, giai đoạn 1993 - 1999 chiếm từ 24,7% ÷ 36,4%. Trong tương lai nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất quan trọng bảo đảm các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Ngày nay, mặc dù cách mạng khoa học công nghệ đã đạt được những thành tựu quan trọng, đã tác động mạnh mẽ đến nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội, tạo nên sự phát triển đột biến trong lực lượng sản xuất hình thành những ngành mới thay thế những ngành nghề truyền thống nhưng không vì thế mà giảm đi vai trò của nông nghiệp và nông thôn.Nông nghiệp nông thôn vẫn là nơi sản xuất lương thực, thực phẩm cho toàn xã hội, sản xuất nguyên liệu cho công nghiệp, hàng hóa cho xuất khẩu, gắn với sự phát triển và tồn tại của nhân loại.

Trên địa bàn nông thôn có gần 70% lao động xã hội, đó là nguồn cung cấp lao động cho các ngành trong nền kinh tế quốc dân. Do vậy việc xác lập cơ cấu kinh tế nông thôn hợp lý có ý nghĩa quan trọng trong việc sử dụng lao động phù hợp để phát triển nền kinh tế nói chung và khu vực kinh tế nông thôn nói riêng. Lực lượng lao động nông thôn nếu được đào tạo nâng cao trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật, được trang bị công cụ lao động thích hợp sẽ góp phần quyết định trong việc nâng cao năng suất lao động trong nông nghiệp nông thôn. Trên cơ sở đó cho phép giải phóng một số lượng đáng kể lao động khỏi nông nghiệp để cung cấp lao động cho các ngành kinh tế, thực hiện phân công lao động trên địa bàn nông thôn và trên phạm vi cả nước. Mặt khác, dân số nông thôn chiếm 76,5% dân số cả nước, là nơi tập trung gắn bó của nhiều ngành kinh tế, là thị

trường rộng lớn, nếu được mở rộng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế phát triển.

Xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã Hoàng Hoa những năm vừa qua đã đạt được những hạn chế cũng như còn tồn tại một số hạn chế. Từ những hạn chế và nguyên nhận của hạn chế cần đưa ra các kiến nghị và giải pháp phát triển nông thốn mới trên địa bàn xã.

3.1.1. Hiệu quả của việc thực hiện xây dựng NTM trên địa bàn Xã Hoàng Hoa 3.1.1.1. Nhóm tiêu chí quy hoạch

Trong những năm vừa qua việc quy hoạch của xã Hoàng Hoa đã được chú trọng ngay từ rất sớm. Vấn đề được quy hoạch đầu tiên đó là đất đai cho trụ sở cơ quan, y tế, văn hóa; đất trường học; đất ở ; đất công nghiệp. Và đất cho tôn giáo, tín ngưỡng;nghĩa trang , nghĩa địa cũng được quy hoạch ngay từ đầu.

Thực trạng cho thấy những năm vừa qua không hề có sự tranh chấp đất đai giữa các hộ gia đình, hay giữa các cấp chính quyền với người dân.

Theo bảng số liệu về hiện trạng sử dụng đất đai năm 2010-2011(bảng 1 trang 13) ta thấy được việc phân bổ đất đai trong hai năm tương đối ổn định. Chủ yếu các phần đất chưa được khai thác sử dụng năm 2010 là 23.07 ha. Nhưng đến năm 2011 phần đất này đã được đưa vào sử quy hoạch, triển khai xây dựng, bổ sung cho các quy hoạch, các ngành nghề khác như tăng phần đất cho nông nghiệp tăng lên 14.43 ha; đất cho lâm nghiệp tăng lên 25.98 ha; đất cho nuôi trồng thủy sản cũng được tăng lên 1.87 ha năm 2011 so với năm 2010.

Năm 2011, theo kế hoạch quy hoạch khu dân cư. Xã đã đã phân bổ 12 thôn thành 05 khu dân cư: thôn 5 kết hợp với thôn 6 thành khu vực 1 với quy mô là 47.6 ha; thôn 1 , 2,7 kết hợp tạo thành khu vực 2 với quy mô là 79.7 ha; khu vực 3 bao gồm thôn 3 và thôn 4 có quy mô 64,7 ha; khu vực 4 gồm thôn 8 thôn 9 với quy mô đạt 51 ha; khu vực cuối cùng gồm thôn 10, 11, 12 với quy mô đạt 64 ha.

Thành công của việc quy hoạch không chỉ như vậy mà còn đảm bảo được trên tiến trình thực hiện mục tiêu xây dựng nông thôn mới theo tiến độ đề ra còn đảm bảo mục tiêu xây dựng các khu dân cư theo hướng văn minh nhưng vẫn gìn

giữ được bản sắc văn hóa dân tộc của Người Việt nói chung; bản sắc của người dân xã Hoàng Hoa nói riêng.

3.1.1.2. Nhóm tiêu chí hạ tầng kinh tế- xã hội  Giao thông

Theo số liệu năm 2010-2011; theo dõi hai bảng số liệu này cho thấy những năm vừa qua xây dựng xã Hoàng Hoa theo hướng nông thôn mới đã giúp giao thông trên địa bàn xã đã đạt được những thành công nhất định.

Xã đã có 1.5 Km đường Tỉnh lộ 309 và 6 Km đường Tỉnh lộ 309c chạy qua với khoảng 11.9 Km đường liên thôn.

Đường làng , ngõ xóm cũng đã đang dần được bê tông hóa, khơi mương khơi rãnh và được tổng vệ sinh, làm sạch đường phố theo tháng. Với 46.6 Km đường làng, ngõ xóm và hơn 9Km đường giao thông nội đồng được phân bố đều khắp trong xã được cải tạo đổ bê tông kiên cố.

Năm 2011 so với năm 2010 đã đạt được sự tăng trưởng và những tiến bộ. Tỷ lệ số Km đường trục xã, liên xã được nhựa hóa hoặc bê tống hóa năm 2011 tăng 8.23% so với năm 2010; hay tỷ lệ Km đường trục thôn, xóm được cứng hóa đạt tiêu chuẩn năm 2011 tăng 11.79% lên đạt 91.60%. Do đó ta thấy tỷ lệ đường trục thôn, xóm được cứng hóa đạt tiêu chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT thì số lượng Km đường này trên địa bàn xã đã được tiêu hóa gần đạt mức 100%.  Thủy lợi

Hoàng Hoa là một xã có địa hình tương đối thuận lợi với đồi núi chủ yếu là đồi núi thấp. Do đó trên địa bàn xã có khá nhiều kênh mương tưới tiêu tương đối hoàn chỉnh.

Xã có 2 hệ thống kênh mương tưới tiêu chính là kênh Yên Trung với chiều dàu là 2.3 Km; và kênh Sông Đào Bến Tre dài 2.9 Km. Bên cạnh đó còn hơn 15 Km mương dẫn nước tới các cánh đồng và các ao hồ lớn nhỏ… nằm rải rác trong xã. (xem thêm bảng phụ lục về hệ thống kênh, hồ tưới tiêu trên địa bàn xã Hoàng Hoa)

Với hệ thống thủy lợi khá hoàn chỉnh bao quanh xã cùng với rất nhiều ao hồ trong toàn xã; thủy lợi trên địa bàn xã Hoàng Hoa tương đối đã đảm bảo được nhu cầu tưới tiêu cho sản xuất, nuôi trồng của người dân trên địa bàn xã.

Bên cạnh việc thường xuyên sử dụng các hệ thống này, xã cũng đã có những kế hoạch như nạo vét ao hồ mỗi năm nhằm đảm bảo được sức chứa của ao hồ, đảm bảo chủ động về nguồn nước cho sản xuất và sinh hoạt của người dân. Từng bước thực hiện tốt chương trình “Kiên cố hóa kênh mương” đảm bảo tưới tiêu theo yêu cầu và tiết kiện đất, tiết kiệm nước.

Ngoài ra, những năm gần đây, do chủ động hơn về nguồn nước, cùng với hệ thống dẫn nước tương đối rộng và đảm bảo giúp cho người dân giảm thiểu được một số các chi phí như tạo các hố chứa nước tại ruộng, công đi tát nước, bắt nước vào ruộng….

 Điện nông thôn

Từ ngày điện về với xã đã mang lại ánh sáng cho người dân, nâng mức sống của người dân lên một tầm cao mới.

Việc điện khí hóa nông thôn của xã đã có nhiều thuận lợi bởi xã đã xây dựng được tổng thể mạng lưới điện trên địa bàn xã. Cho nên việc sử dụng điện trong dân được thuận tiện với cường độ điện mạnh hơn.

Năm 2009 xã đã trang bị tới 4 trạm biến áp đạt tiêu chuẩn, giúp cho việc đáp ứng sức sử dụng điện của dân cư trong xã thường xuyên đạt 1.665 hộ; tương đương đáp ứng được tiêu chí nông thôn mới 95%.

 Trường học

Hệ thống trường học của xã Hoàng Hoa tương đối hoàn chỉnh, đảm bảo được nhu cầu của người dân trong xã. Hệ thống trường học có đầy đủ nhà giữ trẻ, trường mầm non dạy cho các em nhỏ bắt đầu từ 5 tuổi; trường tiểu học bao gồm các lớp lớp 1, lớp 2,lớp 3, 4 và lớp 5; trường trung học cơ sở gồm các lớp lớp 6, lớp 7, 8 và lớp 9.

Hiện xã có 01 khu thể thao trung tâm xã đạt chuẩn; có 6/12 thôn được công nhận là thôn văn hóa; có 8 thôn được xây dựng nhà văn hóa thôn; khu thể thao văn hóa của thôn đạt chuẩn.

 Chợ nông thôn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hiện trên địa bàn xã vẫn chưa có chợ. Người dân trong xã muốn đi chợ phải qua các xã lân cận như xã Đồng Tĩnh, xã Tam Quan, chợ Huyện (chợ Me- trung tâm huyện Tam Dương); nhưng UBND xã Hoàng Hoa đã có quy hoạch xây dựng chợ trung tâm xã; xã đã quy hoạch đất xây dựng chợ.

 Bưu điện

Xã Hoàng Hoa có 01 Bưu Điện văn hóa được trang bị tương đối đầy đủ. Bưu điện không chỉ là nơi phục vụ nhân nhu cầu bưu chính viễn thông của người dân trong xã; có internet; toàn xã tỷ lệ sử dụng internet đạt 50% tức 6 trên 12 thôn có sử dụng internet.

 Nhà dân cư

Tuy kết cấu nhà trên địa bàn xã chủ yếu là theo kiểu nhà truyền thống – nhà cấp IV, nhưng trên địa bàn xã đều là nhà lợp ngói, không còn nhà tranh vách đất, không còn hiện tượng nhà dột nát, nhà tạm.

3.1.1.3. Nhóm tiêu chí kinh tế và tổ chức sản xuất  Thu nhập

Nhìn chung so với mức thu nhập của người dân trong xã so với các địa bàn lân cận thì với mức thu nhập của người dân trong xã tương đối ổn định và ở mức trung bình. Không quá chênh lệch với các xã khác trong huyện, tỉnh.

Trong đó thu nhập bình quân của người dân năm 2011 cũng đã tăng đáng kể so với năm 2010. Năm 2010 thu nhập bình quân đầu người/ năm chỉ đạt 9,200,000 đồng thì năm 2011, mức thu nhập bình quân tăng 900,000 đồng lên thành 10,100,000 đồng; tương đương tăng lên 0.89%.

 Hộ nghèo

Xã còn thực hiện xây dựng nhà tình thương cho người có công với cách mạng, có công với nhà nước….

 Cơ cấu lao động

Thành phần lao động : tổng số người trong độ tuổi lao động là 3.395 người. Trong đó:

- Lao động nông nghiệp :69.99%

- Lao động công nghiệp , tiểu thủ công nghiệp là 23% - Lao động thương mại, dịch vụ là 7.01%

Theo số liệu thống kê những năm gần đây ta thấy được nguồn nhân lực trên địa bàn xã tương đối dồi dào. Mặt khác số người trong độ tuổi lao động đều tương đối trẻ.

Là xã thuần nông, nhưng số lượng lao động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn xã cũng chiếm một tỷ lệ tương đối là 23% tổng số người trong độ tuổi lao động trên địa bàn xã.

Ngoài ra, ngành dịch vụ cũng đang dần được phổ biến hơn nữa với người dân. Với số lao động thương mại, dịch vụ chỉ đạt 7.01 % tổng số người trong độ tuổi lao động trên địa bàn xã, nhưng lợi nhuận nó mang về lại tương đối chủ yếu là tỷ trọng của nó.

 Hình thức tổ chức sản xuất

Hiện xã có nhiều hình thức tổ chức sản xuất trên địa bàn xã. Hiện hợp tác xã có 01 hợp tác xã dịch vụ điện

Có 01 khu chăn nuôi tập trung

Trên địa bàn xã còn có doanh nghiệp kinh doanh : trại gà Indonesia.

Ngoài ra, trên địa bàn xã còn rất nhiều hộ gia đình kinh doanh trang trại chăn nuôi các loại gia súc gia cầm như: trang trại gà; trang trại chăn nuôi lợn, trang trại chăn nuôi cá…

3.1.1.4. Nhóm tiêu chí văn hóa- xã hội-môi trường  Giáo dục

Địa bàn xã được phổ cập giáo dục trung học cơ sở.

Tỷ lệ học sinh đạt chuẩn đầu ra những năm vừa qua đã đạt được những kết quả tương đối khả quan; đạt được nhiều thành quả tốt. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở đạt 99%, trong đó được tiếp tục học lên trung học đạt tỷ lệ 100%

Tỷ lệ lao động qua đào tạo cũng được tăng lên đáng kể, nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực của xã. Tổng số lao động trong độ tuổi trên địa bàn xã 3395 lao động. Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề 517 người, đạt tỷ lệ 15,23% so tổng số lao động qua đào tạo.

 Y tế

Nếu như trước đấy nói đến bảo hiểm, người dân trở nên nghi ngại, và trốn tránh thì hiện nay, tham gia các hình thức bảo hiểm lại là một nhu cầu ngày càng được mọi người dân chú ý đến nhiều hơn.

Tổng số người dân trong xã tham gia các hình thức bảo hiểm y tế đạt tỷ lệ 45% so với tổng số dân sinh trên địa bàn xã.

Đối với cơ sở y tế xã: cũng được trang bị đầy đủ các  Văn hóa (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tỷ lệ người dân trong thôn bị mù chữ là 0%; tất cả người dân đều biết đọc, biết viết. Không còn hiện tượng mù chữ trên địa bàn xã.

Hiện xã có 6/12 thôn đạt tiêu chuẩn thôn, xóm văn hóa. Đạt tỷ lệ 50% so với tổng số thôn.

 Môi trường

Tình hình môi trường của xã tương đối đảm bảo; do xã là một xã có vị trí địa lý thuộc vùng trung du miền núi do đó trên địa bàn xã có nhiều cây xanh; nhiều ao hồ đảm bảo môi trường luôn được trong sạch.

Việc chăm sóc cho cây trồng và chăn nuôi của người dân trên địa bàn xã có sử dụng lượng thuốc trừ sâu, nhưng với số lượng ít. Do đó không gây ảnh hưởng nhiều đến môi trường sống của người dân.

3.1.1.5. Nhóm tiêu chí xây dựng hệ thống chính trị  Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh

Hệ thống cán bộ công chức của xã đều đạt chuẩn 100%. Với các đồng chí đều là những người có năng lực và được đào tạo từ trung cấp trở lên có năng lực lãnh đạo và quản lý, triển khai thực hiện các công việc được giao.

Đi theo một Đảng duy nhất là Đảng Cộng Sản Việt Nam; 16 chi bộ trực thuộc cũng không ngừng theo gương nêu cao tinh thần “Trong sạch vững mạnh”  An ninh trật tự xã hội

Những năm vừa qua tuy vẫn còn một số các cuộc tranh chấp giữa người dân trong xóm. Nhưng như về trộm cắp, nghiện hút và chỉ chiếm 10%/năm.

Các cuộc tranh chấp xảy ra đều là các vấn đề nhỏ, không gây ảnh hưởng nhiều cho hoạt động đời sống của người dân trong xã.

Hàng năm, ngành công an và quân sự đều lập kế hoạch phối hợp về việc đảm bảo tình hình an nin trật tự xã hội trên địa bàn xã.

3.1.2. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế  Về quy hoạch

Hạn chế đầu tiên phải nhắc đến đó là về tiêu chí quy hoạch. Vấn đề quy hoạch của xã vẫn còn chậm tiến độ và hiệu quả đạt được chưa cao. Cụ thể là những năm qua (theo bảng thống kê bảng 1- trang 13) ta thấy rõ tiến độ tiến hành quy hoạch chậm, tỷ lệ không có nhiều sự chênh lệch.

Kiến trúc không gian các khu dân cư vẫn đa phần là nhà ở cong xây dựng kiểu cấp IV cổ truyền chiếm diện tích đất lớn. Diện tích đất ở hiện nay của xã phân bố chưa đồng đều.

Vấn đề quy hoạch chưa hoàn thiện kéo theo tình hình phát triển các tiềm năng của xã chưa được khai thác sâu. Dẫn đến chậm tiến độ phát triển kinh tế- xã hội của người dân trên địa bàn xã Hoàng Hoa.

Nguyên nhân chủ yếu của hạn chế này đó là do khả năng quy hoạch của xã

Một phần của tài liệu chương trình xây dựng nông thôn mới xã hoàng hoa (Trang 29 - 40)