Phối hợp đồng bộ chính sách tỷ giá với các chính sách kinh tế vĩ mô

Một phần của tài liệu chính sách tỷ giá hối đoái (được lưu tự động) (Trang 35 - 37)

khác.

Để nâng cao hiệu lực và hiệu quả của chính sách tỷ giá hối đoái đối với nền kinh tế, cần phải có sự phối hợp với các chính sách kinh tế vĩ mô khác như chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ.

Cần duy trì chính sách tài khoá thận trọng và tiến hành điều chỉnh các chính sách thuế. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và đàm phán ra nhập WTO, chính phủ cần cắt giảm thuế quan, giảm thiểu và tiến tới xoá bỏ những hàng rào phi thuế quan đang cản trở các hoạt động thương mại và đầu tư quốc tế. Trong chính sách chi tiêu cần phải có các ưu tiên hợp lý hơn trong chi tiêu, loại bỏ những khoản chi không cần thiết, tăng tỉ lệ chi đầu tư xây dựng cơ bản và có biện pháp hạn chế thất thoát lãng phí. Đảm bảo thâm hụt ngân sách trong phạm vi có thể quản lý được, tức là ở mức có thể bù đắp được mà không gây mất ổn định kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên chính sách tài khóa không nên thắt chặt quá mức vì điều này sẽ gây tổn hại tăng trưởng kinh tế dài hạn.

sách tiền tệ từ trực tiếp hiện nay sang gián tiếp nhằm điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt hơn, hiệu quả hơn và ít gây tiêu cực đối với nền kinh tế. Hơn nữa, khi thị trường tiền tệ phát triển, giá cả trên thị trường (lãi suất, tỷ giá …) được hình thành theo quan hệ cung cầu, các nguồn vốn được phân bổ hiệu quả, thị trường không bị chia cắt sẽ tránh được tình trạng mất cân bằng kinh tế vĩ mô. từ đó tăng tính hiệu quả của việc điều hành chính sách tiền tệ.

Như vậy, việc hoàn thiện chính sách tỷ giá hối đoái cần phối hợp đồng bộ nhiều giải pháp, không chỉ từ hướng NHTW. Tuỳ theo điều kiện thực tế để lựa chọn công cụ, hay biện pháp phù hợp, nhằm thực hiện một chính sách tỷ giá theo xu hướng chung và đem lại hiệu quả tốt nhất

KẾT LUẬN

Qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu đề tài nhóm chúng em hiểu được vai trò quan trọng của ngân hàng nhà nước về việc ra chính sách và điều chỉnh tỷ giá hối đoái qua các giai đoạn từ năm 2008-2011. Thấy rõ được tầm quan trọng của vấn đề Tỷ Giá Hối Đoái trong xu thế phát triển của nền kinh tế thế giới cũng như tính cấp thiết của vấn đề này đối với nền kinh tế của Việt Nam. Ngân hàng nhà nước đã xác định cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái và sử dụng tốt công cụ đòi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ và nhịp nhàng giữa ngân hàng nhà nước và các chủ thể trong nền kinh tế. Một chế độ tỷ giá hối đoái đưa ra được coi là hợp lý khi mà nó làm tăng yếu tố tích cực của các biến cố kinh tế vĩ mô. Tỷ giá hối đoái được xác định sao cho không ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu và còn có thể thu hút được các nguồn vốn ngoại tệ của các nhà đầu tư trong và ngoài nước

Giai đoạn từ năm 2008 – 2011 ngân hàng nhà nước ta đang ra chính sách điều hành tỷ giá hối đoái mới đó là tích cực chuyển sang cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái thả nổi có kiểm soát của nhà nước.Với những chính sách đúng đắn Việt Nam đã vượt qua những khó khăn thử thách đảm bảo được nguồn dự trữ ngoại tệ đủ mạnh cho khả năng thanh toán giúp Việt Nam ngày càng phát triển. Trong quá trình phân tích và làm đề tài này nhóm chúng em đã cố gắng hết sức nhưng không tránh khỏi sai sót mong thầy giáo và các bạn trong lớp đóng góp ý kiến để bài làm của nhóm em được hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu chính sách tỷ giá hối đoái (được lưu tự động) (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w