Tính toán kiểm tra khí thực tại các bộ phận trong bể tiêu năng ( mố tiêu năng, bản đáy và tường bên bể tiêu năng ).

Một phần của tài liệu nghiên cứu khí thực các mố tiêu năng sau công trình tháo nước, áp dụng cho đường tràn hồ tả trạch (Trang 73 - 74)

- Khí hóa là hiện tượng xảy ra trong chất lỏng khi áp lực trong đó giảm đến một giới hạn làm mất đi tính toán khối của chất lỏng đó.

4.3.2Tính toán kiểm tra khí thực tại các bộ phận trong bể tiêu năng ( mố tiêu năng, bản đáy và tường bên bể tiêu năng ).

năng ( mố tiêu năng, bản đáy và tường bên bể tiêu năng ).

Tính toán kiểm tra khí thực tại các bộ phận trong bể tiêu năng theo điều kiện lưu tốc ngưỡng xâm thực theo công thức 3-10. Điều kiện để không xảy ra khí thực tại bộ phận công trình là:

Vcb < Vng Trong đó:

- Vcb: là lưu tốc cục bộ tại vị trí đang kiểm tra.

- Vng: là lưu tốc ngưỡng xâm thực, phụ thuộc vào độ bền của vật liệu và độ hàm khí trong nước. Với vật liệu bê tông, trị số Vng được xác định theo đồ thị hình 2.4.

1. Tại mố tiêu năng đặt trong bể.

Theo tài liệu thí nghiệm ta có tại hàng mố tiêu năng lưu tốc cục bộ của dòng chảy thay đổi trong khoảng từ 21,40 ÷ 22,5 m/s. Theo tài liệu thiết kế ta có tại khu vực bản đáy và mố tiêu năng được thiết kế và sử dụng vật liệu BTCT M30, giả thiết độ hàm khí trong nước S = 0. Từ đó tra đồ thị hình 2.4 ta có Vng = 14,5 ( m/s ).

Ta thấy tại hàng mố tiêu năng có Vcb >> Vng nên tại khu vực này sẽ xảy ra xâm thực trong quá trình vận hành.

2. Tại bản đáy và tường bên bể tiêu năng. a) Khu vực đầu bể tiêu năng:

Theo tài liệu thí nghiệm [8], lưu tốc cục bộ dòng chảy Vcb1 thay đổi trong khoảng từ 21,40 ÷ 22,5 m/s. Theo tài liệu thiết kế [7], ta có tại khu vực khu vực đầu bể tiêu năng được thiết kế và sử dụng vật liệu BTCT M30, giả thiết độ hàm khí trong nước S = 0, từ đó tra đồ thị hình 2.4 ta có Vng = 14,5 ( m/s ). Ta thấy tại khu vực đầu bể tiêu năng (bản đáy và tường bên) có Vy1>>Vngnên tại khu vực này sẽ xảy ra xâm thực trong quá trình vận hành.

b) Khu vực cuối bể tiêu năng ( phía sau tường tiêu năng ):

Theo tài liệu thí nghiệm [8], tại khu vực cuối bể tiêu năng lưu tốc cục bộ của dòng chảy Vcb2 thay đổi trong khoảng từ 9,30 ÷ 9,50 m/s. Theo tài liệu thiết kế [7], ta có tại khu vực bản đáy và mố tiêu năng được thiết kế và sử dụng vật liệu BTCT M30, giả thiết độ hàm khí trong nước S = 0. Từ đó tra đồ thị hình 2.4 ta có Vng = 14,5 ( m/s ). Ta thấy tại khu vực cuối bể tiêu năng có Vy2 < Vng nên tại khu vực này sẽ không xảy ra quá trình xâm thực trong quá trình vận hành.

3. Nhận xét.

Từ kết quả tính toán ở mục trên ta thấy, phần lớn các bộ phận trong bể tiêu năng ( mố tiêu năng, bản đáy và tường bên ) sẽ xảy ra xâm thực trong quá trình vận hành, chỉ trừ khu vực từ tường tiêu năng đến cuối bể tiêu năng. Do đó cần phải có biện pháp bảo vệ chống khí thực tại khu đầu bể tiêu năng và các mố tiêu năng đặt trong bể, để đảm bảo vận hành bình thường của đập tràn.

Một phần của tài liệu nghiên cứu khí thực các mố tiêu năng sau công trình tháo nước, áp dụng cho đường tràn hồ tả trạch (Trang 73 - 74)