Bảng 2.8: Vốn huy động không kỳ hạn / tổng nguồn vốn huy động

Một phần của tài liệu giải pháp tăng cường công tác huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn việt nam huyện châu thành, tỉnh hậu giang (2009-2011) (Trang 30 - 45)

(Nguồn: cân đối kế toán của NHNo & PTNT VN - CN huyện Châu Thành (2009- 2011). Triệu đồng

Hình 2.5: Biểu đồ thể hiện VHĐ theo đối tượng KH

HĐV từ cá nhân.

Nhìn vào số liệu từ bảng 2.5 thì HĐV từ cá nhân, hộ gia đình chiếm hầu hết tổng nguồn VHĐ được. Song song đó, ta nhìn vào hình số 2.5 thì HĐV ở hình thức này đang tăng lên và tăng khá cao qua các năm, năm 2009 là 73.619 triệu đồng, năm 2010 là 128.758 triệu đồng, năm 2011 là 185.007 triệu đồng. Nhìn tổng VHĐ của loại TG theo cá nhân từ 2010 đến 2011 tăng lên nhưng xét về khía cạnh chênh lệch giũa 2010/2009 và 2011/2010 là giảm xuống khoảng ½: năm 2010 VHĐ tăng thêm 74,90% so với năm trước nhưng 2011 chỉ tăng thêm 43,69% so với 2010. Nguyên nhân có thể là do theo tiến độ phát triển của nền kinh tế người dân không muốn tiền của mình lại nhàn rỗi nằm trong NH mà sẽ sử dụng đầu tư vào lĩnh vực khác có lợi nhuận cao hơn như: đầu tư kinh doanh vàng, bất động sản, đầu tư sản xuất kinh doanh công nghiệp, công nghệ thực phẩm,... Nhưng trên tổng VHĐ thì đối tượng KH này vẫn chiếm phần lớn không phải vì NH có chiến lược HĐV từ doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế kém hiệu quả mà vì trên địa bàn Huyện các công ty, doanh nghiệp chỉ chiếm một phần nhỏ.

HĐV từ các doanh nghiệp.

Đối với NH thì đây là đối tượng đầy tiềm năng trong tương lai, số lượng doanh nghiệp được thành lập trên địa bàn Huyện ngày càng nhiều, lượng VHĐ được từ các doanh nghiệp tăng lên không ngừng về số tiền và cả về tỷ trọng chiếm trong tổng VHĐ qua các năm. Cụ thể năm 4.005 triệu đồng, năm 2010 tăng lên 257,23% (số tiền huy động được là 14.307 triệu đồng) so với năm 2009. Nguyên nhân có thể là do kinh tế hồi phục sau ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, doanh nghiệp cũ thì phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, thị trường tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư mạnh dạn thành lập doanh nghiệp mới, nền kinh tế chuyển biến tốt giúp cho những doanh nghiệp mới tồn tại và phát triển. Năm 2011 tiếp tục tăng trưởng theo nền kinh tế tăng thêm

115,06% ( số tiền huy động được nă 2011 là 30.769 triệu đồng) so với năm 2010 nhưng có thể do ảnh hưởng của lãi suất và nền kinh tế biến động phức tạp nên tăng lên không thể vượt mức 2010/2009 và còn một nguyên nhân nữa là do sự cạnh tranh gay gắt của các NHTM trên cùng địa bàn.

2.3. Đánh giá hiệu quả HĐV củaNHNo & PTNT VN huyện Châu Thành.

Để đánh giá được hiệu quả của việc HĐV tại NHNo & PTNT VN Chi nhánh huyện Châu Thành ta dựa vào các chỉ tiêu sau:

2.3.1. Vốn huy động trên tổng nguồn vốn.

Chỉ số VHĐ / tổng nguồn vốn sẽ cho ta thấy được tinh hình HĐV tại NHNo & PTNT VN Chi nhánh huyện Châu Thành (2009-2011).

Bảng 2.6: Đánh giá vốn huy động / tổng nguồn vốn.

ĐVT: Triệu đồng

(Nguồn: cân đối kế toán của NHNo & PTNT VN – CN huyện Châu Thành).

Ta thấy, VHĐ / tổng nguồn vốn qua các năm (2009-2011) liên tục tăng lên rất cao, năm 2009 tỷ trọng 41,39% chưa đạt đến 50% cho thấy phần lớn trong năm này khả năng HĐV của NH chưa đạt hiệu quả, phần lớn vốn kinh doanh là vốn điều chuyển từ NH cấp trên. Nhưng tỷ trọng tăng lên vượt bậc trong năm 2010 và tiếp tục lên tăng lên cao ở năm 2011. Điều này cho thấy nguồn vốn chủ yếu của NH là nguồn VHĐ, NH đã đạt được hiệu quả cao trong công tác HĐV, nguồn vốn điều hòa giảm dần cho thấy NH hạn chế được khả năng trả lãi.

Nhìn vào tỷ trọng ta có thể nói khả năng thu hút vốn của NH ngày càng cao, cũng như thị phần của NH ngày càng được mở rộng, tận dụng được lợi thế là NHTM quốc doanh được KH tin tưởng và tín nhiệm. Công tác HĐV của NH đạt được những kết quả đáng khích lệ góp phần vào ổn định lưu thông tiền tệ trên địa bàn, tạo lập được đủ nguồn vốn đáp ứng mở rộng đầu tư cho các thành phần kinh tế trên địa bàn và tăng trưởng TD.

Chỉ tiêu Năm

2009 2010 2011

VHĐ 77.624 143.06 215.776

Tổng nguồn vốn 187.553 220.90 264.241

Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của nguồn VHĐ qua các năm còn chậm, NH cần đánh giá một cách chính xác cơ cấu nguồn vốn để có thể có những chiến lược HĐV hiệu quả nhằm tăng nhanh tỷ lệ HĐV.

2.3.2. VHĐ có kỳ hạn / tổng VHĐ.

Trong tổng VHĐ của NH bao gồm: VHĐ có kỳ hạn và VHĐ không kỳ hạn. Thông qua bảng số liệu do NH cung cấp và dựa vào chỉ tiêu VHĐ có kỳ hạn / tổng VHĐ ta tính được bảng số liệu sau:

Bảng 2.7: VHĐ có kỳ hạn / tổng nguồn VHĐ. ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2009 2010 2011 VHĐ có kỳ hạn 73.942 140.309 211.162 Tổng nguồn VHĐ 77.624 143.065 215.776 VHĐ có kỳ hạn / tổng VHĐ (%). 95,26 98,07 97,86

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán của NHNo & PTNT VN - CN huyện Châu Thành).

Dựa vào tỷ trọng vừa tính được ở bảng trên ta có thể thấy được trong các hình thức HĐV thì huy động TGCKH (đặc biệt là kỳ hạn dưới một năm) là hình thức chủ yếu của NH, mặc dù có xu hướng giảm qua các năm nhưng tỷ lệ giảm không đáng kể nó vẫn duy trì ở tỷ trọng lớn trong tổng nguồn (trên 90%). Nhìn chung, tổng VHĐ tăng lên qua các năm hầu như là tăng từ loại hình này. Do lãi suất huy động từ hình thức này rất cao, tạo lợi nhuận khá tốt, khá ổn định cho KH, NH áp dụng chiếc lược thời gian gửi càng ngắn lãi suất càng cao để thu hút KH và với thời gian ngắn KH dễ xoay chuyển vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhưng mặt khác, NH sẽ phải tốn rất nhiều chi phí cho việc trả lãi cho KH mà lại không thể tận dụng hết số tiền huy động được vào lĩnh vực cho vay vì sợ sẽ không kịp thanh toán cho KH khi đến hạn rút tiền. Lãi suất huy động cao thì kéo theo lãi suất cho vay phải cao KH có nhu cầu vay vốn sẽ rất khó tiếp cận nguồn vốn cho vay của NH. Các khoản cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ lệ không cao trong doanh số cho vay vì khoản huy động từ TGKKH và TGCKH trên một năm không cao, lợi nhuận của NH sẽ bị ảnh hưởng.

Một nguồn VHĐ theo hình thức truyền thống ở tất cả các NHTM là nguồn VHĐ không kỳ hạn. Tuy nguồn vốn này chiếm tỷ trọng không cao nhưng cũng là một trong những hình thức HĐV quan trọng không thể thiếu của NH.

Bảng 2.8: VHĐ không kỳ hạn / tổng nguồn VHĐ. ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2009 2010 2011 VHĐ không kỳ hạn 3.682 2.756 4.614 Tổng nguồn VHĐ 77.624 143.065 215.776 VHĐ không kỳ hạn / tổng VHĐ (%). 4,74 1,93 2,14

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán của NHNo & PTNT VN - CN huyện Châu Thành). Tỷ trọng liên tục đi xuống cho thấy TGKKH đang trên đà đi xuống, từ 4,74% năm 2009 giảm gần như ½ chỉ còn 2,14% năm 2011, điểm đáng lưu ý là ở năm 2010 tỷ trọng VHĐ không kỳ hạn / tổng nguồn VHĐ chỉ còn 1,93%. NH không huy động được nhiều vốn từ hình thức này. Một mặt do khách hàng còn e ngại chưa hoàn toàn tin tưởng vào NH, hầu hết trên địa bàn người dân sinh sống bằng canh tác nông nghiệp không có nhu cầu thanh toán tiền ở xa, theo thói quen người dân có tâm lý nắm giữa tiền mặt trong tay nếu có gửi tiền thì cũng gửi những hình thức có lãi suất hấp dẫn, thời gian ngắn. Mặt khác, đa phần TGKKH là TGTT nhưng kỹ thuật công nghệ của NH chưa được trang bị hoàn toàn đầy đủ, nhân viên còn chưa tiếp xúc nhiều với kỹ thuật thanh toán hiện đại nên phương thức thanh toán không dùng tiền mặt dành cho các tổ chức hoạt động kinh doanh sản xuất trong và trên địa bàn vẫn còn chưa được nhanh chóng và kịp thời dẫn đến KH ít gửi tiền theo phương thức không kỳ hạn mục đích thanh toán.

2.3.4. Tổng dư nợ / tổng nguồn VHĐ:

Để xác định hiệu quả đầu tư của một đồng VHĐ và so sánh khả năng cho vay của NH với nguồn VHĐ. Nếu nguồn VHĐ được đầu tư hết cho hoạt động TD thì hoạt động kinh doanh của NH đạt hiệu quả, do phần lãi chia cho công tác HĐV được bù đắp bằng mức lãi suất cao hơn khi đầu tư vào cho vay. Chỉ số này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt. Bởi vì, nếu chỉ số này quá lớn thì khả năng HĐV của NH thấp, ngược lại nếu chỉ số này nhỏ thì NH sử dụng nguồn vốn không hiệu quả.

Chỉ tiêu tổng dư nợ trên tổng nguồn VHĐ của NHNo & PTNT VN Chi nhánh huyện Châu Thành qua 3 năm được thể hiện ở bảng 2.8:

Bảng 2.9: Tổng dư nợ/ Tổng nguồn VHĐ

ĐVT: Triệu đồng

Chi tiêu Năm

2009 2010 2011 VHĐ 77.624 143.065 215.776 Dư nợ 187.553 220.909 264.201 Tổng dư nợ/ Tổng nguồn VHĐ (%) 241,62 154,41 81,67

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán của NHNo & PTNT VN - CN Châu Thành). Nhận xét: Năm 2009, VHĐ được là 77.624 triệu đồng nhưng dư nợ của ngân hàng lên đến 187.553 triệu đồng. Tổng dư nợ / tổng nguồn vốn lên đến 241,62% đây là một tỷ lệ cao. NH đã tận dụng tất cả nguồn VHĐ nhưng tổng vốn huy động vẫn không thể đáp ứng đủ nhu cầu vay của KH, như vậy khoảng vốn bù đắp vào để cho vay là nguồn vốn NH cấp trên đưa xuống, điều này nói lên hoạt động cho vay của NH trong năm 2009 tốt hơn hoạt động huy động. Vì sau khủng hoảng tài chính thế giới nhu cầu vay vốn để phục hồi sản xuất kinh doanh, tiêu dùng, ... tăng lên. Nhưng đến năm 2010 hoàn toàn trái ngược với năm 2009, tỷ lệ Tổng dư nợ/ Tổng nguồn VHĐ chỉ chiếm 154,41% thấp hơn so với 241,62%, trong khi đó NH huy động được 143.065 triệu đồng cao gấp 2 lần vốn huy động năm 2009 (77.624 triệu đồng), nhưng dư nợ không tăng lên lại theo chiều hướng đi xuống. Tuy nhiên, nhận xét ở một khía cạnh khác thì trong năm 2010 NH đã giảm được tỷ lệ nhận vốn từ NH cấp trên ( năm 2009 vốn điều hòa chiếm: 58,61%, năm 2010 vốn điều hòa chỉ còn 35,24%) nghĩa là giảm được một khoảng lớn chi phí về trả lãi cho NH cấp trên sẽ làm tăng lợi nhuận của NH. Nguyên nhân có thể là do lượng KH vay năm trước chưa có nhu cầu vay lại, nền kinh tế ổn định, thời tiết tốt nông dân được mùa, ... Sang năm 2011, tổng dư nợ / tổng VHĐ giảm mạnh một cách đáng kể chỉ còn 81,67% chưa đến 100% giảm gần như ½ tỷ lệ tổng dư nợ / tổng VHĐ của năm trước, chứng tỏ rằng lượng VHĐ chưa đáp ứng được nhu cầu của KH. Nhưng năm 2011 tỷ lệ vốn điều hòa từ NH cấp trên lại giảm so với những năm trước chỉ còn 18.34% NH đang dần đạt được xu hướng tăng cường công tác HĐV để độc lập trong hoạt động kinh

doanh. Tổng quan nhìn trên số tiền thì tất cả đều tăng lên từ HĐV là 215.776 triệu đồng đến tổng dư nợ là 264.201 triệu đồng nhưng dựa trên tỷ lệ tính được thì nhìn chung năm 2011 lượng VHĐ và dư nợ đều giảm. Nguyên nhân có thể là do nền kinh tế liên tục biến động; lạm phát đang tăng lên cao; lãi suất biến động liên tục; nền nông nghiệp, công nghiệp,... trên địa bàn đang gặp nhiều khó khăn; thu nhập của người dân tăng lên nhưng song song đó nhu cầu tiêu dùng cũng tăng lên nên NH gặp khó khăn trong việc huy động và cho vay.

 Nhìn chung, tình hình HĐV của Chi nhánh NHNo & PTNT VN Chi nhánh huyện Châu Thành trong 3 năm (2009-2011) đã đạt được hiệu quả khá cao. NH đang dần làm chủ khả năng HĐV, đảm bảo hoạt động cho vay và các hình thức kinh doanh khác. NH đưa ra được nhiều hình thức HĐV với mức lãi suất hấp dẫn thu hút được KH. Tuy nhiên với sự phát triển của nền kinh tế cả nước nói chung, nền kinh tế huyện Châu Thành nói riêng thì cần phải tăng cường HĐV hơn nữa để đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng tăng. Nguồn VHĐ chủ yếu của NH là nguồn vốn ngắn hạn, NH nên tăng cường HĐV trung và dài hạn. Bên cạnh còn có sự cạnh tranh gay gắt của các NHTM trên địa bàn cũng sẽ ảnh hưởng đến tinh hình HĐV của NH trong thời gian tới. Do đó, NH cần đánh giá lại những thuận lợi và khó khăn trong công tác HĐV để từ đó đưa ra những giải pháp có hiệu quả nhằm tăng cường công tác HĐV ở hiện tại và tương lai.

2.4. Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động HĐV của NHNo & PTNT VN Chi nhánh huyện Châu thành.

2.4.1. Thuận lợi .

- Huyện Châu thành là một trong những huyện có tiềm năng phát triển kinh tế tương đối tốt, được tỉnh đưa vào quy hoạch nâng cấp thành thị xã trong tương lai, cở hạ tầng được chú trọng cũng là lợi thế để thu hút các nhà đầu tư.

- NHNo & PTNT VN Chi nhánh huyện Châu Thành là một NHTM quốc doanh được sự hổ trợ và giúp đỡ rất nhiều của các cấp lãnh đạo, các ban nghành đoàn thể, ... là một NH có uy tín được các tổ chức kinh tế, các tầng lớp dân cư tin tưởng. Đây chính là lợi thế trong quá trình hoạt động kinh doanh của NH.

- Đội ngũ nhân viên của NH ở nhiều thế hệ khác nhau nên có sự hài hòa về kinh nghiệm, có đội ngũ nhân viên trẻ, khỏe, dồi dào về năng lượng, nhiệt tình, năng động, sáng tạo trong công việc, có phẩm chất đạo đức tốt, có thái độ phục vụ tốt khi KH đến giao dịch, có trình độ chuyên môn tương đối đều nhau, các nhân viên luôn đoàn kết trong công việc nên thúc đẩy hoạt động kinh doanh phát triển và có hiệu quả cao. Phong trào thi đua được phát động liên tục, tất cả các

cán bộ công nhân viên điều hăng hái nhiệt tình hưởng ứng, từ đó các nhiệm vụ công tác và chỉ tiêu kế hoạch đơn vị đều hoàn thành tốt.

- Cơ sở vật chất đầy đủ, công nghệ khá hiện đại giảm đi một số thủ tục không cần thiết khi giao dịch với KH làm KH hài lòng.

- Vị trí địa lý thuận lợi nằm ở thị trấn đông dân cư là điều kiện thuận lợi cho NH huy động được vốn.

- NH đã kịp thời theo dõi và nắm bắt được những biến động trên thị trường để điều chỉnh kịp thời lãi suất huy động đáp ứng được khả năng cạnh tranh.

- NH có mối quan hệ chặt chẽ với các đơn vị KH truyền thống, đồng thời mở rộng quan hệ với KH tiềm năng để có thể huy động được nhiều vốn nhàn rỗi. Hoạt động trên địa bàn tương chưa được lâu nhưng lượng KH truyền thống tương đối ổn định nên mức độ tin cậy và sự hiểu biết của KH về NH ngày càng cao.

 những thuận lợi trên đã giúp cho NH không nhỏ trong hoạt động của NH, giúp cho hoạt động có hiệu quả và đứng vững trên thương trường những năm qua.

2.4.2. Khó khăn và nguyên nhân. 2.4.2.1. Khó khăn.

- Phần lớn KH gửi tiền vào NH với mục đích là hưởng lãi suất mà lãi suất lại phụ thuộc nhiều vào yếu tố thị trường, do đó nguồn VHĐ không ổn định. Nếu thị trường kéo lãi suất huy động cao thì NH nhận được lượng KH gửi tiền khá đông nhưng lãi suất cao thì hầu như KH đều rất e ngại trong việc vay vốn, huy động được nhiều nhưng không thể cho vay được tình trạng ngân quỹ thừa quá nhiều tiền là chuyện không thể tránh khỏi kéo theo lợi nhuận sẽ không cao thậm chí là lỗ. Ngược lại, lãi suất thấp KH nhanh chóng rút tiền từ NH hoặc có tiền nhưng không muốn gửi vào NH mà đầu tư vào lĩnh vực khác để kiếm lợi nhuận

Một phần của tài liệu giải pháp tăng cường công tác huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn việt nam huyện châu thành, tỉnh hậu giang (2009-2011) (Trang 30 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w