Tình hình huy động vốn: Xét về mức độ tăng trưởng :

Một phần của tài liệu các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trong hoạt động cho vay trung và dài hạn tại nhtm cp công thương chi nhánh ba đình (Trang 25 - 29)

Bảng tình hình huy động vốn. Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu 31.12.10 31.12.11 So sánh Chênh lệch Tỷ lệ Tổng nguồn vốn 6,900 8,000 1,100 16% Tiền gửi DN 5,707 6,231 524 9.18%

Tiền gửi dân cư 1,193 1,769 576 42.3%

Qua bảng trên ta thấy tổng nguồn huy động đến 31/12/2011 có sự tăng trưởng tương đối mạnh, cao hơn so với cùng thời điểm năm trước cả về số tuyệt đối và số tương đối. Trong năm qua, nguồn vốn tăng 1,100 tỷ đồng tương ứng với 16%.

Xét về tốc độ tăng trưởng của từng loại đối tượng huy động vốn, ta thấy tiền gửi của DN và tiền gửi của dân cư tăng trưởng mạnh. Năm 2011, Chi nhánh huy động được 524 tỷ đồng tiền gửi từ DN, tăng hơn 9.18% so với năm 2010; huy động được 1,769 tỷ đồng tiền gửi từ dân cư, tăng hơn 576 tỷ đồng so với năm 2010 tương đương với 42.3%. Đó là do ViettinBank Ba Đình có uy tín và tiềm lực tài chính mạnh, do vậy Ngân hàng thu hút được một lượng khách hàng lớn đến thực hiện giao dịch, qua đó thúc đẩy hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, tạo điều kiện nâng cao lợi nhuận cho Ngân hàng. Mặt khác, tổng

nguồn vốn của Ngân hàng tăng điều đó chứng tỏ trong năm Ngân hàng đã tăng cường huy động vốn và thực tế khả năng huy động vốn của Ngân hàng cũng đã tăng.

Cũng trong năm vừa qua, lượng tiền gửi huy động trong dân cư tăng mạnh hơn lượng tiền gửi huy động được từ doanh nghiệp một lượng là 52 tỷ đồng. Thật vậy, lượng tiền gửi huy động từ dân cư tăng mạnh hơn lượng tiền gửi huy động từ DN điều đó dã phản ánh đúng với môi trường kinh tế kinh doanh của Ngân hàng. Đúng trờn địa bàn Cửa Nam quận Ba Đình trung tâm chính trị văn hóa của thủ đô bởi nơi đây có nhiều cơ quan hành chính sự nghiệp, các đơn vị sản xuất kinh doanh lớn ít, mặt khác đây là địa bàn đông dân cư, lượng tiền tồn tại trong dân lớn, vì vậy việc huy động vốn từ DN ít nhiều sẽ gặp khó khăn hơn so với việc huy động vốn từ dân cư ở nơi đây.

- Xét về cơ cấu nguồn huy động:

Bảng cơ cấu nguồn huy động

Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 31.12.2010 Tỷ trọng 31.12.2011 Tỷ trọng Tổng nguồn vốn 6,900 8,000 Tiền gửi DN 5,707 82.7% 6,231 77.9%

Tiền gửi dân cư 1,193 17.3% 1,769 22.1%

Qua biểu trên ta thấy có sự biến động khá lớn về cơ cấu nguồn vốn:

- Tổng nguồn vốn đến 31/12 đạt 8,000 tỷ đồng, tăng 1,100 tỷ (tăng 16%) so cùng thời điểm năm 2010.

- Trong đó nội tệ đạt 6,546 tỷ, tăng 914 tỷ (tăng 16.23%) so với 2010. Ngoại tệ đạt 1,454 tỷ, tăng 14,67% so với năm 2010.

với kế hoạch, tốc độ tăng trưởng gấp 1.16 lần nếu so với cùng thời điểm 2010. trong đó nội tệ và ngoại tệ đều tăng lên so với cùng thời điểm năm ngoái.

- Nếu tính theo thành phần kinh tế, so với năm 2010 thì

+, Tiền gửi DN năm 2010 đạt 5,707 tỷ chiếm 82.7% so với tổng nguồn vốn.

+, Tiền gửi dân cư năm 2010 đạt 1,193 tỷ, chiếm 17,3% so với tổng nguồn vốn.

+, Tiền gửi DN năm 2011 đạt 6,231tỷ, chiếm 77.9% so với tổng nguồn vốn.

+, Tiền gửi dân cư năm 2011 đạt 1,193 tỷ, chiếm 22.1% so với tổng nguồn vốn.

Việc phân tích các số liệu về cơ cấu nguồn vốn cho ta thấy rằng, tiền gửi của DN và dân cư đều tăng so với năm 2010, trong bối cảnh nền kinh tế đang gặp khó khăn lạm phát tăng cao trong năm 2010 và năm 2011 mà tình hình vốn huy động của Ngân hàng vẫn tăng điều đó là dấu hiệu rất tốt, có được điều đó là do, chi nhánh đó dựng nhiều biện pháp, như áp dụng nhiều thể thức tiết kiệm (Tiết kiệm bậc thang luỹ tiền theo số dư tiền gửi, theo thời gian gửi, Tiết kiệm gửi góp, Tiết kiệm dự thưởng), tăng cường quảng cáo, tiếp thị… Nắm bắt được nhu cầu của các đơn vị trong thời gian “nhạy cảm” cần chu chuyển vốn nhanh, chi nhánh đã huy động cả những kỳ hạn ngắn. Kết quả là ngoài chỉ tiêu kế hoạch huy động đã hoàn thành vượt mức, Chi nhánh còn huy động giúp TW vào thời điểm những tháng cuối năm, qua đó đã của khẳng định được vị thế của Ngân hàng trong nền kinh tế nước ta. Trong năm 2010 và năm 2011 tỷ trọng tiền gửi DN vẫn chiếm một tỷ lệ cao hơn khá nhiều so với tỷ trọng của tiền gửi dân cư, năm 2011 tỷ trọng tiền gửi của DN có giảm đi 4.8% so với tỷ trọng của tiền gửi DN trong năm 2010, đồng thời tỷ trọng tiền gửi dân cư tăng tỷ trọng trong tổng nguồn vốn lên so với năm 2010 là 4.8%. Có thể điều đó là do nguyên nhân sau: trên địa bàn có quá nhiều ngân hàng cạnh tranh. Nhiều hình thức huy động vốn với lãi suất cao, đặc biệt các NHTMCP có mức lãi suất cao hơn hẳn so với các NHTM NN, họ đã thu hút

được nhiều DN lớn gửi tiền. Mặt khác, Ngân hàng đã triển khai nhiều kênh huy động vốn của các tổ chức khác cũng được tăng cường như trái phiếu Chính phủ, Kho bạc, giáo dục… được phát hành với lãi suất hấp dẫn đã thu hút hàng nghìn tỷ đồng từ dân cư dẫn tới tỷ trọng tiền gửi dân cư tăng lên trong tổng nguồn vốn.

- Tình hình sử dụng vốn

Chỉ tiêu 31.12.2010 31.12.2011 Tăng giảm Số tương đối Tỷ lệ % Doanh số cho vay 3,900 4,377 477 12.23% Doanh số thu nợ 3,685 4,242 557 15.12% Dư nợ 2,094 2,229 135 6,45%

Nhìn vào bảng trên ta thấy tình hình sử dụng vốn năm qua đó cú sự tăng trưởng hơn so với năm 2010. Doanh số cho vay tính đến 31/12/2011 đạt 4,377 tỷ đồng, tăng 15.2% so với cùng thời điểm năm trước với số tuyệt đối là 477 tỷ. Công tác thu nợ được thực hiện song song, đạt 4,242 tỷ đồng, tăng 15,12% so với năm 2010. Đó là do mục tiêu của ngân hàng là an toàn vốn và có lợi nhuận. Dư nợ trong năm qua tăng 6.45% so với cùng thời điểm năm trước điều này chứng tỏ rằng chi nhánh ngân hàng đã tích cực mở rộng đầu tư tín dụng, tìm kiếm khách hàng, dùng nhiều hình thức như khuyến mại, dự thưởng để thu hút khách hàng…

Một phần của tài liệu các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trong hoạt động cho vay trung và dài hạn tại nhtm cp công thương chi nhánh ba đình (Trang 25 - 29)