Kết luận và kiến nghị phương án 1

Một phần của tài liệu nghiên cứu xác định kích thước bể tiêu năng hợp lý cho tràn xả lũ hồ ngàn trươi hà tĩnh trên mô hình vật lý (Trang 61 - 63)

6. Bố cục của luận văn

3.2.2. Kết luận và kiến nghị phương án 1

Từ kết quả thu được trên đây tác giả đưa ra một số kết luận về phương án 1 tràn xả lũ vận hành của công trình đầu mối hồ chứa nước Ngàn Trươi như sau

3.2.2.1. Kết luận

- Với kích thước và cao độ ngưỡng tràn đã thiết kế, khả năng xả của tràn là đảm bảo theo yêu cầu. Với lưu lượng xả lũ kiểm tra Q = 2443m3/s và lưu lượng thiết kế Q=2120m3/s thì mực nước hồ thì nghiệm đạt đến cao trình 54,54m và

mực nước thí nghiệm thấp hơn mực nước tính toán là 0,62m và 0,57m. Hệ số lưu lượng xả qua tràn thay đổi từ m = 0,436 ÷0,463 tương ứng với 5 cấp lưu lượng thí nghiệm Q= 800÷ Q= 2443 m3/s

- Dòng chảy qua tràn nối tiếp với hạ lưu bằng hình thức nước nhảy ngập trong bể tiêu năng, năng lượng tiêu hao qua nước nhảy ngập ứng với 5 cấp lưu lượng xả qua tràn đạt từ 52%÷57% tổng năng lượng của dòng chảy

- Với 5 cấp lưu lượng xả qua tràn thì mực nước trên thân tràn còn thấp hơn so với cao trình ổ trục các cửa van cung từ 3,75m÷ 6,50m

- Đường mặt nước hướng ngang trên mặt tràn phân bố không thật đều đặn. Do tác động của dòng chảy vào tràn và ảnh hưởng của trụ pin, đặc biệt là 2 trụ pin bên có co hẹp lớn, dòng chảy đổ xuống bể tiêu năng tạo thành dòng đáy ở bể tiêu năng có giá trị khác nhau

- Chiều dài nước nhảy ứng với lưu lượng kiểm tra là 38,0m nhỏ hơn chiều dài bể tiêu năng khoảng 16m

- Vị trí mố tiêu năng chưa phù hợp đặc biệt là mố phân dòng chưa phát huy tốt hiệu quả tiêu năng

- Quá trình xả lũ với lưu tốc đáy của dòng chảy trong kênh xả đoạn không gia cố có giá trị từ 2,57÷4,32m (Khi có kể đến mạch động lưu tốc) sẽ gây xói lở. Đặc biệt là mái bờ kênh xả đoạn không gia cố do năng lượng dòng chảy chưa được tiêu hao nhiều trong bể tiêu năng nên năng lượng dư còn lớn, gây ra sóng vỗ vào hai mái bờ kênh với chiều cao sóng đo được dao động từ 0,1÷0,6m với lưu tốc trung bình là 2,86m/s ÷ 3,77m/s khi có kể đến mạch động lưu tốc, sẽ gây sạt lở hai bờ kênh xả hạ lưu , do vậy cần có biện pháp gia cố bảo vệ

3.2.2.2. Kiến nghị phương án 2.

- Theo kết quả thí nghiệm nên làm tường cánh cong đầu hai trụ pin bên bán kính R= 6m để triệt tiêu co hẹp dòng chảy ở hai khoang tràn bên.

- Trên tinh thần đảm bảo an toàn của bể tiêu năng nhưng tiết kiệm khối lượng nên rút ngắn chiều dài đáy bể tiêu năng xuống còn 31m

- Thay mố phân dòng bằng mố tiêu năng và bố trí hai hàng mố trong bể để ổn định nước nhảy và đạt hiệu quả tiêu năng tối ưu hơn

- Nâng cao tường bể tiêu năng hoặc làm tường chắn sóng vượt cao trình đỉnh sóng ở cao trình ∇40,90m

- Cần có biện pháp bảo vệ bờ và mái kênh xả hạ lưu đoạn không gia cố

Một phần của tài liệu nghiên cứu xác định kích thước bể tiêu năng hợp lý cho tràn xả lũ hồ ngàn trươi hà tĩnh trên mô hình vật lý (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)