III. THỰC TRẠNG ĐẢM BẢO TIỀN VAY VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HIỆN NAY TẠI CHI NHÁNH NHN0 &PTNT LÝ
4. Tình hình cho vay tín chấp (không có tài sản bảo đảm):
Biểu 5: Tổng dư nợ bằng tín chấp (Không có tài sản bảo đảm):
Đơn vị: triệu đồng IX. Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 So sánh 2007/2006 X. S ố tiền Tỷ trọng (%) XI. S ố tiền Tỷ trọng (%) Tăng (+) Giảm (-) Tỷ lệ (%)
Tổng dư nợ không có tài
sản đảm bảo (tín chấp) 80.232 100 86.163 100 5.931 107,4
1. Tổ chấp kinh tế 35.783 44,6 40.927 47,5 5.144 114,4
2. Dân cư 43.325 54 44.115 51,2 1.790 101,8
3. Công nhân viên chức 1.134 1,4 1.21 1,3 -13 98,8
( Số liệu: báo cáo tình hình cho vay không có tài sản đảm bảo )
Qua biểu 5 cho ta thấy: Tỷ trọng cho vay không có tài sản đảm bảo chủ yếu là dân cư và các tổ chức kinh tế. Đối với tầng lớp dân cư dư nợ cho vay bằng tín chấp năm 2006 chiếm 51,2%, năm 2007 chiếm 48,5%; đây cũng là điều hợp lý bởi lẽ địa bàn hoạt động của Ngân hàng huyện Lý Nhân chủ yếu cho vay đối với tầng lớp dân cư có quan hệ tín nhiệm đối với Ngân hàng, cho vay với mức vốn thấp chủ yếu để sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ như chăn nuôi, trồng trọt, khinh doanh với quy mô nhỏ, quay vòng vốn nhanh.
Đối với các tổ chức kinh tế cho vay bằng tín chấp cũng chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng tăng năm 2006 chiếm 47,5%, năm 2007 chiếm 49,5% tăng 4.893 triệu đồng; các doanh nghiệp ở đây chủ yếu là các công ty TNHH, HTX kinh
doanh chủ yếu là thu mua và xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp. Do nắm bắt đường lối phát triển kinh tế nhiều thành phần của Đảng và Chính phủ chi nhánh đã tích cực mạnh dạn mở rộng cho vay các tổ chức kinh tế bằng tín chấp và đã có kết quả đó là sự tăng lên 114,4% so với năm 2006. Cho vay bằng tín chấp đối với cán bộ công nhân viên chức chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ vì phần lớn chi vay với đối tượng này có mục đích sửa chữa, mua sắm trang thiết bị cho tiêu dùng sinh hoạt và được đảm bảo bằng lương hàng tháng và có xu hướng giảm dần.
Chương III