Sự dịch chuyển của đường Phillips

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM (TỪ 2002 ĐẾN 8/2010) (Trang 30 - 35)

Cú sốc cung là sự kiện tác động trực tiếp vào chi phí sản xuất của các doanh nghiệp  tác động đến giá cả của hàng hoá  đường AS và Phillips dịch chuyển.

Tỉ lệ lạm phát và thất nghiệp của Việt Nam từ 2001 – 2009 Năm Tỷ lệ thất nghiệp (%) Tỷ lệ lạm phát (%) 2001 6,28 -0,3 2002 6,01 4 2003 5,78 3,2 2004 5,60 7,7 2005 5,31 8,3 2006 4,82 7,4 2007 4,64 12,7 2008 4,6 24,4 2009 4,66 7

Đường Philips dài hạn:

Đường Phillips thẳng đứng tại tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên.

Ngoài ra, Friedman và Phelps cũng đã đưa ra các kết luận của mình dựa trên nguyên lý cổ điển của kinh tế học vĩ mô. Theo đó, họ kết luận rằng không có lý do gì để nghĩ rằng tỷ lệ lạm phát gắn với thất nghiệp trong dài hạn

3. Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp trong dài hạn như sau:

Không có sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp. Tỷ lệ thất nghiệp sẽ trở về với thất nghiệp tự nhiên cho dù lạm phát có tăng bao nhiêu đi chăng nữa.

Ví dụ: giả sử trong điều kiện bình thường, tổng quỹ lương là 100 triệu gồm có 100 lao động. Như vậy mỗi lao động được trả 1 triệu/ người

Tổng quỹ lương : 100 * 1 =100 triệu

Bây giờ,sản xuất đi xuống,tổng quỹ lương giảm xuống còn 90 triệu. Có 2 cách giải quyết:

Cách 1: Chỉ thuê 90 người với mức lương như cũ 1 triệu/ người Tổng quỹ lương : 90( người) * 1 = 90 triệu

Do đó sẽ có 10 người bị thất nghiệp. Loại thất nghiệp này được gọi là thất nghiệp do thiếu cầu ( cầu lao động trongnền kinh tế là 90 trong khi cung về lao động là 100)

Cách 2: thuê hết 100 lao động và trả lương 0,9 triệu/ người Tổng quỹ lương : 100 (người ) * 0,9 = 90 triệu

Trong dài hạn, do áp lực của cung thừa, tiền lương của mỗi người sẽ giảm xuống để duy trì mức thất nghiệp tự nhiên nghĩa là không có thất nghiệp tự nguyện.

Khi nền kinh tế suy giảm, cầu về lao động giảm. Giai đoạn đầu tiên sẽ có thất nghiệp vì tiền lương chưa kịp điều chỉnh theo mức sản lượng cân bằng mới. Nhưng trong dài hạn tiền lương sẽ giảm đến mức thất nghiệp tự nhiên và lức đó thất nghiệp do thiếu cầu mới bị triệt tiêu.

IV. BIỆN PHÁP ĐỂ GIẢM LẠM PHÁT VÀ THẤT NGHIỆP:

1.Các biện pháp để ổn định lạm phát:

Trong trường hợp có lạm phát xảy ra, Nhà nước thường áp dụng các giải pháp sau: Chính sách nhằm vào cung(lạm phát do chi phí đẩy):

 Giải phóng các tiềm năng sản xuất của đất nước, khai thác tối đa, có hiệu quả các nguồn lực từ bên ngoài như vốn đầu tư, thị trường,công nghệ tiên tiến, kinh nghiệm quản lý

 Tăng lượng hàng hóa trong xã hội, tạo điều kiện để ổn định lạm phát

 Xóa bỏ độc quyền, thực hiện chiến lược cạnh tranh hoàn hảo. Cạnh tranh hoàn hảo sẽ tránh được độc quyền đẩy giá lên, mặt khác cạnh tranh sẽ thúc đẩy cải tiến kỹ thuật, tiết kiệm chi phí sản xuất góp phần làm cho giá cả hàng hóa hạ xuống

 Hàng hóa nhiều, đa dạng, giá giảm

 Ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng suất

 Nhà nước gia tăng đầu tư mở rộng sản xuất, kết quả của đầu tư sẽ làm tăng cung tạo điều kiện cân bằng quan hệ cung cầu.

Chính sách nhằm vào cầu (lạm phát do cầu kéo) + Thực hiện chính sách tài khóa và tiền tệ thu hẹp

 Thắt chặt khối cung tiền tệ:

 Khi khối cung tiền tệ trong lưu thông tăng lên sẽ làm tăng tổng cầu và giá cả hàng hóa sẽ tăng lên. Trong trường hợp nền kinh tế có dấu hiệu lạm phát NHTW sẽ thực hiện chính sách thắt chặt khối cung tiền tệ bằng các công cụ của mình như tăng lãi suất chiết khấu, tái chiết khấu, tăng tỷ lệ dự trữ pháp định, không phát hành thêm tiền vào lưu thông.

 Ấn định mức lãi suất cao. Khi lãi suất tiền gửi được ấn định ở mức cao sẽ thu hút bớt tiền trong lưu thông về, tuy nhiện sử dụng biện pháp này cần sự hỗ trợ của NHTW và NSNN

Giảm chi tiêu ngân sách:

Chi tiêu ngân sách là 1 bộ phận quan trọng của tổng cầu, giảm chi ngân sách những khoản chưa thật sự cần thiết sẽ làm giảm sức ép đối với tổng cầu và giá cả sẽ hạ xuống.

+ Kiềm giữ giá cả

Nhập khẩu lượng hàng mà nền kinh tế thiếu

Xuất kho dự trữ ra bán

Thực hiện chính sách kiểm soát giá

+ Hạn chế tăng tiền lương

Tiền lương là 1 bộ phận quan trọng trong chi phí sản xuất, tăng tiền lượng sẽ làm tăng

tổng chi phí sản xuất dẫn đến làm giá cả tăng lên, đồng thời tăng tiền lương cũng làm tăng thu nhập cho dân chúng gây sức ép làm tăng tổng cầu.

LẠM PHÁT VÀ BIỆN PHÁP GIẢM LẠM PHÁT CỦA CHÍNH PHỦ VIỆT NAM NĂM 2008:

Chỉ số giá tiêu dùng trong 10 tháng đầu năm 2008

Chỉ số giá tiêu dùng một số mặt hàng tăng vọt trong các quý đầu năm 2008.

Trong 4 tháng đầu năm, giá LT-TP đã tăng 18,01%, cao gấp 1,5 mức 11,6% của lạm phát CPI và cao tương đương bằng mức tăng giá LT-TP của cả năm 2007, trong đó lương thực tăng 25%, còn thực phẩm tăng 15,6%.

Biện pháp giảm lạm phát của chính phủ:

Chính sách tác động vào cầu: + Chính sách tài khóa:

 Kiểm soát chặt chẽ , nâng cao hiệu quả chi tiêu công : Tiết kiệm chi thường xuyên gần 3 nghìn tỷ đồng Đình hoãn, giãn tiến độ gần 2 nghìn dự án, công trình

 Tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng.

Tăng cường các biện pháp hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất của nhân dân,

mở rộng việc thực hiện các chính sách về an sinh xã hội

Cấp hơn 7.300 tỷ đồng thực hiện chính sách an sinh xã hội:giải quyết tình trạng thiếu đói, hỗ trợ sản xuất, sinh hoạt và đời sống cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ thuộc diện chính sách, khó khăn; giữ ổn định mức thu học phí, viện phí; tiếp tục cho sinh viên, học sinh đại học, cao đẳng, học nghề có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn để học tập; tăng mức hỗ trợ mua bảo hiểm y tế cho người nghèo; bảo đảm cung - cầu những mặt hàng thiết yếu phục vụ nhân dân

+ Chính sách tiền tệ:

 Ngân hàng phát hành trái phiếu kho bạc trong 2008: 20.300 tỉ VND

 Thay đổi lãi suất huy động tiền gửi để thu hút tiền trong lưu thông + Đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu và giảm nhập siêu: Chính sách tác động vào cung:

cân đối cung cầu về hàng hóa.

Các hoạt động sản xuất kinh doanh được duy trì tốt, giá các mặt hàng trọng yếu

trên thị trường về cơ bản được bình ổn, đặc biệt là kịp thời hạ nhiệt giá gỗ và xi măng; cơ bản bảo đảm cung – cầu các mặt hàng trên thị trường; góp phần đưa GDP đạt mức tăng trưởng khá trong 6 tháng đầu năm (6,5%) trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn

+ Tăng cường công tác quản lý thị trường chống đầu cơ buôn lậu và gian lận thương mại, kiểm soát việc chấp hành pháp luật về giá.

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM (TỪ 2002 ĐẾN 8/2010) (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(37 trang)
w