BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC 1 Phòng chống

Một phần của tài liệu Chuyên đề thủy triều đỏ (Trang 27 - 28)

2.3.1. Phòng chống

Được định nghĩa là các biện pháp tích cực nhằm tránh xảy ra hoặc giảm bớt mức độ nguy hại, tổn thất do HABs. Phát triển các chiến lược cho công tác phòng chống là thử thách bởi vì nó đòi hỏi sự hiểu biết nguyên nhân và cách thức phân biệt sự khác nhau giữa các loài tảo gây hại và tác động của nó đến từng hệ thống sinh thái. Bên cạnh sự phức tạp của các quy trình, hiện đang tồn tại các mô hình dự báo có tính chất tích cực trong kiểm tra, kiểm soát các động thái phức tạp của hiện tượng thủy triều đỏ hay sự nở hoa của các loài tảo gây hại.

Tiếp tục hoàn thiện các nghiên cứu để cải thiện, nâng cao sự hiểu biết về đặc tính sinh lí, sinh thái của habs cũng như các kiến thức về đại dương. Hiểu được cơ chế xảy ra của thủy triều đỏ có thể giúp các nhà khoa học tính toán các mô hình ngăn ngừa những đợt bùng phát, mang ý nghĩa sinh thái học và giảm được đáng kể những thiệt hại về kinh tế.

Giảm thiểu chất dinh dưỡng chảy vào ven biển và bên trong các thủy vực nhằm hạn chế sự ô nhiễm dinh dưỡng là một trong những lý do khiến cho việc mở rộng của habs trên toàn thế giới.Có thể tiến hành các biện pháp kiểm tra, kiểm soát không chỉ đối với các nguồn thải, đầu vào của các chất dinh dưỡng trên mà còn trong cách thức sử dụng đất, hạn chế nguồn nước ngọt kiểm soát quản lý việc thoát nước đổ vào đại dương.

2.3.2 Kiểm soát

Việc kiểm soát là trực tiếp hay gián tiếp làm giảm, khoanh vùng sự xuất hiện của sự nở hoa. Kiểm soát không nên lẫn lộn với ngăn cấm, tiệt trừ. Kiểm soát vấn đề trên là cả một thách thức, do sự phát triển về chi phí, hiệu quả, tác động môi trường, và phụ thuộc lớn vào nhận thức cộng đồng.

Có hai trở ngại lớn trong sự phát triển các phương pháp kiểm soát là:

a) Những khó khăn trong chứng minh rằng phương pháp đó là hợp lý cho các mục tiêu cụ thể, sẽ không có hoặc ít ảnh hưởng đến các loài khác và môi trường sinh thái.

b) Những quy định về quá trình cho phép thử nghiệm và sử dụng các phương pháp kiểm soát.

Theo Anderson đã nhóm các loại hình kiểm soát vào các mục như sau:

Các biện pháp cơ khí: bao gồm việc kiểm soát, loại bỏ các lòai tảo gây hại bằng các phương pháp vật chất như việc sử dụng đất sét để loại bỏ các tế bào tảo cũng như các độc chất của chúng trong các cột nước. Công nghệ này lần đầu tiên

được áp dụng có hiệu quả tại Hàn Quốc và đang được áp dụng rộng rãi tại Mỹ. Nhìn chung, nghiên cứu đã chứng tỏ hiệu quả của đất sét trong kiểm tra, kiểm soát khả năng nở hoa của tảo trong nghiên cứu về tác động trên thể hiện cả hai mặt tích cực và tiêu cực, do đó cần tiếp tục đánh giá trong bối cảnh của quản lý về những rủi ro chi phí và phân tích lợi ích cần được xem xét.

Các biện pháp Sinh học: bao gồm việc kiểm soát sinh học bởi những loài có khả năng gây chết đối với các hbas chẳng hạn như vi khuẩn, vi rút, vật kí sinh, vật ăn thịt. Phương pháp này đầy hứa hẹn song cũng mang lại những thách thức vì phương pháp tiếp cận này đòi hỏi sự tối ưu hóa các đặc tính sinh học cũng như cần phải tiến hành các đánh giá để tránh những rủi ro liên quan tới các loài nhập cư, ảnh hưởng đến các loài bản địa… Trong tương lai, đã có một số nghiên cứu về kiểm soát sinh học có thể được sử dụng để kiểm soát từng

loài habs cụ thể ít nhất là trên một quy mô nhỏ. Ví dụ:Vẹm vỏ xanh có đặc tính ăn lọc, chúng ăn thực vật phù du, nên nuôi vẹm vỏ xanh không phải đầu tư thức ăn nhiều lại làm sạch môi trường, giảm được nguy cơ ô nhiễm do tảo sinh ra, nhất là ở các ao đầm nuôi tôm.

Sử dụng hóa chất: bao gồm việc kiểm soát bằng cách phát hành một hoặc một vài hóa chất vào môi trường để diệt các loài tảo gây hại. Ví dụ đồng sulfate đã được sử dụng thường sử dụng trong nuôi trồng thủy sản, các chất oxi hóa chẳng hạn như kali permanganate37, hypochlorite38, hoặc ozone39, và barley straw40. Hạn chế của việc sử dụng các hóa chất kiểm soát này là nó không có tác dụng đối với một loài HAB cụ thể nào và cũng có thể giết chết các sinh vật khác. Độc tính của các loài tảo cũng có thể được tăng cường nếu như hóa chất không làm giảm được độc tố của tảo độc. Sau một quy mô lớn để thử nghiệm kiểm soát một ổ dịch Karenia brevis ở Florida trong năm 1957, ứng dụng đồng sulfate như là một hóa chất kiểm soát quy mô lớn đã được coi là không mang lại hiệu quả do khả năng gây tổn hại cho những sinh vật biển khác, chi phí cao, và thời gian hiệu nghiệm ngắn.

Sử dụng kĩ thuật di truyền: cũng theo Anderson mô tả về kiểm soát di truyền là “các kỹ thuật di truyền của loài áp dụng với mục đích thay đổi khả năng chịu đựng với môi trường, sao chép hoặc các quá trình khác trong sử dụng loài thiên địch”.Ví dụ có thể bao gồm kỹ thuật sử dụng vi khuẩn gây bệnh hoặc các biến thể của chúng để nhắm tới mục tiêu là các loài HAB.

Các thao tác bảo vệ môi trường: việc kiểm soát bằng thao tác bảo vệ môi trường sẽ bao gồm việc thay đổi chiến lược đối với các vùng cực thịnh để giảm các điều kiện sống tối ưu của các loài HAB nhằm giảm tốc độ tăng trưởng của chúng. Các ví dụ bao gồm sự thông khí để phá rối sự tạo tầng hoặc sự mở rộng của kênh nước để giảm thời gian cư trú của chúng.

Một phần của tài liệu Chuyên đề thủy triều đỏ (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w