Biểu đồ 2.6: Biến động tình hình huy động vốn từ doanh nghiệp Đơn vị: Tỷ đồng

Một phần của tài liệu giải pháp tăng cường huy động vốn tiền gửi tại pgd đào tấn – chi nhánh hà nội – ngân hàng thương mại cổ phần an bình (Trang 40 - 85)

Đào Tấn – Quận Ba Đình – Hà Nội (Năm 2012)

Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2011 2012 Ngân hàng NN và PTNT 691,562 745,93 Ngân hàng Sacombank 230,687 331,07 PGD Đào Tấn – ABBANK 174,869 301,230 Ngân hàng Techcombank 176,902 254,234 (Theo dantri.com.vn)

So với các ngân hàng thương mại khác cùng địa bàn Đào Tấn – Quận Ba Đình có thể thấy ngân hàng TMCP An Bình – PGD Đào Tấn đã có những kết quả khá tốt so với các ngân hàng trong khu vực. Đứng đầu là phòng giao dịch của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn. Đứng thứ hai là ngân hàng Sài Gòn thương tín (Sacombank) và phòng giao dịch Đào Tấn đứng thứ 3 trên địa bàn. Dù vậy quy mô huy động vốn của phòng không chênh lệch nhiều với ngân hàng Sacombank. Năm 2011 kém 55,818 tỷ nhưng đến năm 2012 khoảng cách về vốn được rút ngắn còn 29,84 tỷ. Năm 2011, phòng giao dịch Đào Tấn còn xếp sau ngân hàng Kỹ thương Techcombank, đến 2012 đã bứt phá lên 301,23 tỷ (hơn Techcombank 46,996 tỷ). Quy mô vốn huy động của phòng giao dịch Đào Tấn cũng tăng ấn tượng nhất trong khu vực. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tăng 53,368 tỷ; Sacombank tăng 100,383 tỷ; Techcombank tăng 77,332; phòng giao dịch Đào Tấn – Ngân hàng An Bình tăng 126,361 tỷ. Điều này cho thấy trong vòng một năm, phòng đã có chiến lược huy động hiệu quả và chiếm được thị phần lớn trên địa bàn.

Cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tượng gửi tiền

Về cơ cấu nguồn huy động xét theo đối tượng gửi tiền, tỷ trọng vốn huy động từ dân cư luôn cao hơn tỷ trọng vốn huy động từ doanh nghiệp và tỷ trọng này có xu hướng tăng trong 3 năm từ 2010 đến 2012.

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu nguồn huy động theo đối tượng gửi tiền

Bảng 2.6: Số lượng khách hàng theo đối tượng gửi tiền

Đơn vị: người

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Khách hàng cá nhân 1211 1784 2915

Khách hàng DN 143 169 226

Nhìn vào biểu đồ và bảng trên ta có thể thấy rõ tỷ lệ vốn huy động từ dân cư ngày càng tăng nhanh và tỷ lệ vốn bộ phận doanh nghiệp ngày càng giảm. Trong 3 năm vừa qua, phòng giao dịch Đào Tấn đã làm rất tốt công tác huy động vốn, đặc biệt là bộ phận dân cư với các chính sách, dịch vụ và các gói ưu đãi cho khách hàng cá nhân, nhận được sự tín nhiệm từ khách hàng cá nhân (năm 2012 tăng 22% so với 2010, và tăng 7% so với 2011). Số lượng khách hàng cá nhân cũng tăng từ 1211 lên 1784 người trong năm 2011 và năm 2012 tăng 1131 người so với năm 2011. Tuy nhiên, do đặc điểm kinh doanh cũng như tác động của nền kinh tế mà các doanh nghiệp có xu hướng ít dự trữ tiền tại

ngân hàng hơn. Năm 2012, tiền gửi doanh nghiệp giảm 7%, lượng khách hàng tăng cả năm không nhiều (tăng thêm 57 đơn vị). Do vậy, phòng giao dịch Đào Tấn cần xem xét chú trọng đến các khách hàng doanh nghiệp, cần có các chính sách chăm sóc khách hàng tốt hơn để tăng quy mô vốn ở bộ phận này. Khách hàng doanh nghiệp là một trong những nhân tố quan trọng góp phần tăng lượng vốn của ngân hàng. Bộ phận dân cư gửi tiền thường xuyên và trong thời hạn lâu hơn, song doanh nghiệp lại gửi tiền với lượng tiền lớn hơn nhiều vì vậy nếu chỉ chú trọng đến một bộ phận khách hàng mà hoạt động huy động ở bộ phận kia không hiệu quả thì hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng không hiệu quả, không đem lại nhiều lợi ích cho ngân hàng, nguồn huy động không phong phú.

Cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạn

Xét về thời hạn nguồn tiền gửi, tiền gửi có kỳ hạn luôn cao hơn tiền gửi không kỳ hạn. Năm 2010, tiền gửi có kỳ hạn chiếm 75% (46,453 tỷ) trong khi tiền gửi không kỳ hạn là 25% (15,168 tỷ). Sang năm 2011 mặc dù khối lượng tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn đã tăng nhưng do tiền gửi có kỳ hạn tăng với quy mô lớn hơn đạt 83% ( 144,368 tỷ) cho nên tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn giảm xuống còn 17% (30,501 tỷ). Đến năm 2012, cơ cấu này lại có sự thay đổi khi tiền gửi có kỳ hạn chiếm 87% tổng vốn huy động ( 262,321 tỷ) trong khi tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn chiếm 13% (38,91 tỷ).

Biểu đồ 2.4: Cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạn

Tiền gửi có kỳ hạn được chia làm tiền gửi ngắn hạn (dưới 12 tháng) và tiền gửi dài hạn (trên 12 tháng). Nhìn vào biểu đồ cơ cấu nguồn tiền gửi theo kỳ hạn có thể thấy tỷ trọng tiền gửi ngắn hạn chiếm rất lớn. Năm 2010, tiền gửi ngắn hạn chiếm 65% trong tổng số vốn huy động (40,29 tỷ) trong khi đó tiền gửi dài hạn chỉ chiếm 10% (6,162 tỷ). Năm 2011, lượng tiền gửi có kỳ hạn tăng lên nhưng tỷ trọng tiền gửi ngắn hạn không tăng vẫn giữ mức 65% tổng vốn huy động (113,67 tỷ) còn tiền gửi dài hạn lại tăng lên

18% (lượng vốn dài hạn năm 2011 là 30,98 tỷ). Đến năm 2012, tiền gửi dài hạn tăng lên 90,18 tỷ (chiếm 30% vốn huy động) trong khi tiền gửi ngắn hạn giảm còn 57%. Ngân hàng để hoạt động ổn định và kinh doanh có lợi nhuận cần rất nhiều nguồn vốn dài hạn để cho vay nhằm sinh lời. Tuy nhiên, tâm lý người gửi lại ngược lại. Đối với doanh nghiệp có tiền gửi có kỳ hạn tại ngân hàng, vì kinh doanh luôn luôn cần vốn để đầu tư và phục vụ vào hoạt động sản xuất kinh doanh, chính vì vậy doanh nghiệp rất hiếm khi để tiền của mình quá lâu tại ngân hàng. Đối với dân cư, vì tiền gửi bản chất là lượng tiền tạm thời nhàn rỗi, họ không biết chắc khi nào cần tiền, đồng thời cũng do tâm lý lo sợ để tiền quá lâu tại ngân hàng sẽ dẫn đến rủi ro (ngân hàng phá sản, mất sổ tiết kiệm,…), Hơn nữa, tính chất của tiền gửi tiết kiệm (chủ yếu bộ phận dân cư sử dụng sản phẩm này) chỉ được rút đúng hạn, vì thế nếu để tiền trong kỳ hạn dài, khi cần tiền gấp mà chưa đến hạn, người dân chỉ được hưởng lãi suất không kỳ hạn rất thấp. Đó là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng nguồn huy động vốn dài hạn thấp trong khi vốn ngắn hạn lại cao. Tuy nhiên năm 2012, nguồn vốn dài hạn đã tăng lên đáng kể, đây là tín hiệu tốt cho phòng giao dịch Đào Tấn vì đã có nguồn vốn dồi dào cho cả khách hàng có nhu cầu vay ngắn hạn cũng như dài hạn.

Bảng 2.7: Vốn huy động có kỳ hạn PGD Đào Tấn Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2011 2012 Kỳ hạn 1-3 tháng 67,435 100,738 Kỳ hạn 6 tháng 45,953 71,403 12 tháng trở lên 30,98 90,18

(Theo: Bảo cáo PGD Đào Tấn các năm 2011,2012)

Nguồn tiền gửi trung hạn (3-6 tháng) cũng khá cao, có thể đáp ứng vốn nếu ngân hàng có cho vay ngắn hạn. Từ bảng trên có thể tính được năm 2011, tiền gửi kỳ hạn 1-3 tháng chiếm 46,7% tổng vốn có kỳ hạn, kỳ hạn 6 tháng chiếm 31,83% và tiền gửi trên 12 tháng chiếm 21,46%. Năm 2012, tiền gửi dài hạn tăng đáng kể (tăng gấp 3 lần) chiếm 34,38% (tăng 12,92% so với 2011), kỳ hạn 1-3 tháng tăng 33,303 tỷ (chiếm 38,4%) và kỳ hạn 6 tháng chiếm 27,22%. Đây cũng là bước tiến bộ của PGD Đào Tấn, lượng vốn dài hạn tăng đáng kể có thể đáp ứng nhu cầu cho vay dài hạn của phòng.

Như vậy, từ năm 2010 – 2012, phòng giao dịch Đào Tấn đã có được những thành công trong việc tăng cường vốn huy động, quy mô vốn huy động không ngừng tăng lên đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng cao trên địa bàn.

Đơn vị: Người

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Không kỳ hạn 250 230 320

Ngắn hạn 1000 1426 2345

Dài hạn 104 297 250

Trong 3 năm, lượng khách hàng gửi không kỳ hạn không ổn định: năm 2011 giảm 20 người so với năm 2010, năm 2012 tăng 90 người so với năm 2011. Số lượng khách hàng gửi tiền có kỳ hạn dưới 12 tháng tăng cao: năm 2011 tăng 426 so với 2010 và năm 2012 tăng lên 2345 người. Nguồn dài hạn năm 2012 tăng lên làm chi phí cho việc huy động vốn cũng tăng, trong khi lượng khách hàng dài hạn lại giảm xuống 250 người, chi phí này gây bất lợi cho ngân hàng. Nguyên nhân là do PGD Đào Tấn chưa mở rộng được thị phần của mình trên địa bàn, khách hàng chủ yếu là khách hàng cũ mà chưa có biện pháp để thu hút khách hàng tiềm năng mới. Bên cạnh đó có khá nhiều khách hàng tiềm năng cũ rút tiền ra với số lượng lớn cũng là nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên.

Cơ cấu huy động vốn theo loại tiền gửi

Xét về loại tiền gửi huy động, phòng giao dịch Đào Tấn chủ yếu huy động tiền gửi nội tệ VND, tiền gửi ngoại tệ không nhiều và cũng chủ yếu là USD.

Bảng 2.9: Tình hình huy động vốn tiền gửi theo loại tiền

Đơn vị: Tỷ đồng (Tiền gửi ngoại tệ đã được quy ra nội tệ)

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Tiền gửi nội tệ 59,491 166,874 295,218

- KKH 15,168 30,501 38,91 - Ngắn hạn 40,291 113,388 172,14

- Dài hạn 4,032 22,985 84,168

Tiền gửi ngoại tệ 2,13 7,995 6,012

- Ngắn hạn 2,13 7,995 6,012

Nhìn vào bảng và biểu đồ có thể thấy tiền gửi ngoại tệ chiếm tỷ trọng không nhiều trong tổng vốn huy động tiền gửi. Năm 2010, tỷ trọng ngoại tệ chiếm 3% trong tổng vốn huy động, tỷ trọng năm 2011 chiếm 5% (năm 2010 là 2,13 tỷ VND, năm 2011 là 7,995 tỷ VND). Đến năm 2012, tỷ trọng này giảm xuống còn 2%. Cơ cấu vốn ngoại tệ cũng chỉ nằm ở kỳ hạn dài trên 12 tháng, không có tiền gửi không kỳ hạn và kỳ hạn ngắn dưới 12 tháng. Nguyên nhân của điều này là do lãi suất huy động cho tiền gửi ngoại tệ thấp. Lãi suất không kỳ hạn là 0,01% và có kỳ hạn từ 1-3%. Đặc biệt năm 2012, lãi suất huy động giảm, do đó lãi suất có kỳ hạn cho tiền gửi ngoại tệ cũng không cao. Vì vậy, người dân không có xu hướng gửi tiền ngoại tệ do không đem lại lợi nhuận nhiều. Hơn nữa, năm 2012 lãi suất giảm thấp nên những người có tiền ngoại tệ ở phòng giao dịch Đào Tấn rút tiền về đổi sang tiền VND để gửi hoặc giữ trong nhà dẫn đến tình trạng tiền ngoại tệ chỉ chiếm 2% tổng vốn huy động.

2.2.1.3. Lãi suất

Dưới đây là bảng kỳ hạn tiền gửi và lãi suất của PGD Đào Tấn năm 2010.

Bảng 2.10: Kỳ hạn lãi suất của PGD Đào Tấn năm 2010

Đơn vị: %

Kỳ hạn Lĩnh lãi cuối kỳ Lĩnh lãi quý Lĩnh lãi tháng Lĩnh lãi trước

KKH 3,00 1-3 tuần 10,5 1 tháng 12 11,88 2 tháng 12 11,94 11,76 3 tháng 12 11,88 11,65 4 tháng 12 11,82 11,54 5 tháng 12 11,77 11,43 6 tháng 12 11,83 11,71 11,32 7 tháng 12 11,65 11,21 8 tháng 12 11,6 11,11 9 tháng 12 11,66 11,55 11,01 10 tháng 12 11,49 10,91 11 tháng 12 11,44 10,81 12 tháng 12 11,49 11,39 10,71

13 tháng 12 11,33 10,62 15 tháng 12 11,34 11,23 10,43 18 tháng 12 11,19 11,09 10,17 24 tháng 12 10,9 10,8 9,68 36 tháng 12 10,38 10,29 8,82 48 tháng 12 9,92 9,84 8,11 60 tháng 12 9,51 9,44 7,5

Lãi suất TGTT VND: 2.4%/năm

(Nguồn: www.abbank.com.vn)

Theo bảng trên ta có thể thấy, lãi suất của các loại tiền gửi sẽ khác nhau tuỳ vào kỳ hạn gửi tiền. Kỳ hạn gửi càng nhiều, lĩnh lãi càng sớm thì lãi suất phải trả cho người gửi càng thấp. Điều này cũng ảnh hưởng tới quy mô các loại tiền gửi của PGD Đào Tấn. Người dân chủ yếu sẽ lựa chọn kỳ hạn gửi tiền ngắn và trung hạn, để có thể rút vốn linh hoạt hơn mà được nhận lãi suất cao hơn. Tuy nhiên ngân hàng lại cần nhiều nguồn vốn dài hạn hơn để thuận lợi cho hoạt động cho vay chủ yếu là trung và dài hạn.

Bảng 2.11: Lãi suất bình quân PGD Đào Tấn

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Lãi suất TGTT VND (%) 2,4 2,0 1,5

Lãi suất bình quân (%) 11,5% 18,7% 14,5%

(Theo:www.abbank.com.vn)

Lãi suất là yếu tố rất quan trọng quyết định hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại các ngân hàng thương mại. Lãi suất huy động càng cao càng thu hút được khách hàng. Tâm lý người dân khi gửi tiền tại ngân hàng rất muốn nhận được một khoản lãi cao, chính vì thế càng ngân hàng luôn trong tình trạng chạy đua lãi suất để kéo khách hàng về mình. Trong năm 2010, ngân hàng TMCP An Bình nói chung và phòng giao dịch Đào Tấn nói riêng đã có 3 đợt thay đổi lãi suất theo biến động lãi suất của ngân hàng nhà nước. Lãi suất huy động bình quân năm 2010 tại phòng giao dịch Đào Tấn là 11,5%. Tại thời điểm này, lãi suất huy động như vậy chưa phải là cao so với các ngân hàng thương mại khác, đồng thời mới thành lập nên phòng giao dịch Đào Tấn trong năm 2010 huy động được một lượng vốn chưa ấn tượng. Sang năm 2011, đây là thời điểm ngân hàng nhà nước tăng lãi suất trần huy động với các ngân hàng thương mại. Đây là năm kinh tế có nhiều biến động và lãi suất đã có lúc tăng lên 15-16%/năm. Lãi suất bình quân năm 2011 của PGD Đào Tấn là 14,5%. Đây là con số khá cao, chính vì thế phòng đã thu hút được số lượng khách hàng đến gửi tiền và huy động vốn cao. Năm 2012, lãi suất bình quân giảm xuống 11,7%/năm. Cuối năm 2012, lãi suất chỉ còn 9,5%/năm. Huy động được hơn 300 tỷ, song số lượng khách hàng rút tiền nhiều hơn

và số lượng người gửi tiền ít hơn. Khách hàng luôn muốn lợi ích của họ được cao nhất, chính vì thế khi lãi suất giảm họ có xu hướng rút tiền để gửi ở ngân hàng khác có lãi suất cao hơn hoặc giữ tiền ở nhà. Điều này cho thấy, lãi suất có ảnh hưởng lớn tới tình hình huy động vốn của PGD Đào Tấn.

2.2.2. Huy động tiền gửi của các tổ chức kinh tế

Tiền gửi của các tổ chức kinh tế ở ngân hàng được gửi dưới hai hình thức là tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi không kỳ hạn. Đối tượng của loại vốn này là các doanh nghiệp kinh doanh thuộc mọi lĩnh vực. Khi các doanh nghiệp hoạt động ngày một hiệu quả, các tổ chức kinh tế này sẽ có một lượng vốn không nhỏ và ngày càng ổn định hơn. Chính vì thế mà PGD Đào Tấn cần huy động tiền gửi của các tổ chức kinh tế; tiếp thị, tiếp cận bằng nhiều biện pháp nhằm thu hút các nguồn tiền nhàn rỗi từ các doanh nghiệp, đơn vị hành chính sự nghiệp…

Bảng 2.12: Tình hình huy động vốn từ các tổ chức kinh tế

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tổng tiền gửi 23,941 100 42,396 100 50,334 100 -Tiền gửi KKH 11,589 48,4 24,718 58,3 29,211 58,0 -Tiền gửi CKH 12,352 51,6 17,678 41,7 21,123 42,0

( Nguồn: PGD Đào Tấn )

Nhận thấy được tầm quan trọng của nguồn vốn từ các doanh nghiệp, phòng giao dịch Đào Tấn đã chủ động tiếp cận với các khách hàng doanh nghiệp. Tận dụng tối đa các mối quan hệ, gặp gỡ các doanh nghiệp trên địa bàn đặc biệt là các doanh nghiệp ngành điện. Trong 3 năm 2010 - 2012, tiền gửi của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế đã không ngừng tăng lên. Năm 2010, tiền gửi của các doanh nghiệp là 23,941 tỷ đồng đến năm 2011 tăng lên 42,396 tỷ, tăng gần 1,8 lần so với năm 2010. Năm 2012, con số này là 50,344 tỷ đồng, tăng gấp 1,2 lần so với năm 2011. Đây thực sự là một kết quả đáng mừng trong điều kiện các ngân hàng thương mại nói chung cũng như của các ngân hàng thương mại trên địa bàn quận Ba Đình nói riêng đang cạnh tranh gay gắt bằng cách đưa ra các mức lãi suất và hình thức huy động vốn hấp dẫn trong khi phòng giao dịch Đào Tấn mới chỉ đi vào hoạt động được vài năm và chưa thể có được thị phần như mong muốn trên địa bàn.

Về cơ cấu tiền gửi xét theo kỳ hạn ta có thể thấy tỷ trọng của nguồn tiền gửi có kỳ hạn là lớn hơn so với tiền gửi không kỳ hạn. Trong 3 năm tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn

Một phần của tài liệu giải pháp tăng cường huy động vốn tiền gửi tại pgd đào tấn – chi nhánh hà nội – ngân hàng thương mại cổ phần an bình (Trang 40 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w