KHU DI TÍCH CÔN SƠN – KIẾP BẠC

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẾ: CHƯƠNG TRÌNH KHẢO SÁT TUYẾN ĐIỂM MIỀN BẮC (Trang 74 - 76)

Khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc là quần thể di tích thuộc địa bàn thị xã Chí Linh tỉnh Hải Dương. Nơi đây gồm các di tích lịch sử liên quan đến những chiến công lẫy lừng

trong ba lần quân dân thời Trần đánh thắng quân xâm lược Nguyên Mông thế kỷ XIII và trong cuộc kháng chiến 10 năm của nghĩa quân Lam Sơn chống quân Minh ở thế kỷ XV.

Đây là nơi gắn liền với thân thế, sự nghiệp của các vị anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi, Trần Hưng Đạo. Gồm có các di tích như:

+ Chùa Côn Sơn + Đền Kiếp Bạc

+ Đền thờ Nguyễn Trãi + Đền thờ Trần Nguyên Hãn + Đền thờ Trần Nguyên Đán

Di tích đầu tiên là chùa Côn Sơn

Chùa nằm dưới chân núi Côn Sơn tên chữ là "Thiên Tư Phúc Tự". Tương truyền nơi đây là nơi hun gỗ làm than và đã từng diễn ra trận hoả công hun giặc, dẹp loạn 12 sứ quân của Đinh Bộ Lĩnh ở thế kỷ X. Nên ngoài tên gọi Côn Sơn, núi còn có tên là Kỳ Lân hay núi Hun. Chùa "Thiên Phúc Tự" trong dân gian quen gọi theo tên núi là chùa Côn Sơn hay còn gọi là Chùa Hun.

Chùa Côn Sơn xưa nay là danh lam của đất nước, hiện còn nhiều dấu tích và cổ vật có giá trị. Tiêu biểu có những tượng Phật từ thời Lê cao tới 3 mét.

Từ chùa Côn Sơn leo khoảng 600 bậc đá là đến đỉnh núi Côn Sơn. Đỉnh Côn Sơn là một khu đất bằng phẳng, tại đây có một phiến đá khá rộng, tục gọi là Bàn Cờ Tiên. Hiện nay Bàn Cờ Tiên có dựng nhà bia theo kiểu Vọng Lâu đình, hai tầng cổ các tám mái. Đứng từ đây, du khách có thể nhìn bao quát cả một vùng rộng lớn.

Tiếp theo là khu di tích đền Kiếp Bạc

Kiếp Bạc là tên ghép của hai làng Vạn Yên (làng Kiếp) và Dược Sơn (làng Bạc). Vào thế kỷ 13, đây là nơi đóng quân và là phủ đệ của Trần Hưng Ðạo.

Ðền thờ Trần Hưng Đạo được dựng vào đầu thế kỷ 14, trên một khu đất ở trung tâm thung lũng Kiếp Bạc. Trong đền hiện còn các pho tượng bằng đồng: tượng Trần Hưng Ðạo, phu nhân, 2 con gái, Phạm Ngũ Lão, Nam Tào, Bắc Ðẩu và 4 bài vị thờ 4 con trai. Hàng năm, hội đền được tổ chức vào ngày mất của Trần Hưng Ðạo (ngày 20 tháng 8 âm lịch).

Đi cuối cùng sẽ là đền Nguyễn Trãi

Nguyễn Trãi hiệu Ức Trai, sinh năm 1380, là con thứ của Nguyễn Phi Khanh. Năm 1400 thi đỗ Thái học sinh triều Hồ

Năm 1407, giặc Minh sang xâm lược, Hồ Quý Ly thất bại, Nguyễn Trãi nghe lời cha trở về tìm đường cứu nước nhưng bị giặc giam nơi thành Ðông Quan suốt mười năm dài.

Năm 1416, ông tìm đến cuộc khời nghĩa Lam Sơn, dâng cho Lê Lợi tác phẩm Bình Ngô sách.

1428, kháng chiến thành công, ông được Lê Lợi giao cho soạn bài cáo Bình Ngô Đại cáo nổi tiếng. Trở thành công thần khai quốc của triều Lê

Tuy nhiên, tài năng và đức độ của ông bị bọn quyền thần ganh ghét. Lê Thái Tổ mất. Ông chán nản xin về ở ẩn ở Côn Sơn.

Lê Thái Tôn lớn lên, hiểu rõ Nguyễn Trãi, nhà vua đã cho vời ông trở lại làm quan.

Năm 1442, vụ án Lệ Chi viên xảy ra. Nguyễn Trãi bị can tội giết vua, cả dòng họ bị tru di tam tộc.

Sau này, khi lên ngôi, Lê Thánh Tông đã tiến hành minh oan, phục hồi chức tước của Nguyễn Trãi.

Đền thờ Nguyễn Trãi được khởi công xây dựng ngày 14-12-2000, trên khuôn viên đất tại chân núi Ngũ Nhạc, và gần nơi ngày xưa từng có đền thờ bà Trần thị Thái, thân mẫu của Nguyễn Trãi.

Đền thờ chính, hai nhà Tả vu, Hữu vu, Nghi môn nội, Nghi môn Ngoại, Nhà Bia, Am hoá vàng, cầu vào cổng chính, cầu qua suối Côn Sơn theo kiểu thượng gia hạ kiều để lên Thạch Bàn, nhà từ đền, hệ thống sân vườn.

Đền thờ Nguyễn Trãi là công trình trọng điểm nằm trong quần thể khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc, kiến trúc theo truyền thống và rất độc đáo ; với một nguồn lớn kinh phí cùng với những người có tâm đức, các Nghệ nhân và những người thợ khéo tay, cần mẫn lao động hơn 2.500 ngày để có được công trình hôm nay, thoả mãn cao nhất nhu cầu du lịch gắn với lịch sử và tâm linh của các thế hệ mai sau.

Ngoài ra còn có 2 khu đền thờ khác của Trần Nguyên Đán là ông ngoại của Nguyễn Trãi, và Trần Nguyên Hãn là người có họ hàng xa với Nguyễn Trãi.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẾ: CHƯƠNG TRÌNH KHẢO SÁT TUYẾN ĐIỂM MIỀN BẮC (Trang 74 - 76)