Tổng hợp đánh giá môi trường bên ngoài

Một phần của tài liệu Luận văn Hoạch định chiến lược (Trang 27 - 28)

Sau khi phân tích và dự báo môi trường kinh doanh bên ngoài Công ty có thể có các kết quả trong ma trận EFE như trên:

Bảng Ma trận các yếu tố bên ngoài (EFE)

Các yếu tố bên ngoài

Mức độ quan trọng Phân loại Số điểm quan trọng

1. kinh tế tăng trưởng (thu nhập dân cư tăng) 0,09 3 0,27 2. Xu hướng tiêu dùng sản phẩm có chất lượng cao 0,09 3 0,27 3. Thị trường vốn phát triển, lãi suất vay giảm 0,07 2 0,14 4. Xu thế hội nhập kinh tế khu vực và thế giới 0,1 2 0,2

5. Khoa học công nghệ phát triển 0,09 2 0,18

6. Tính mùa vụ của sản xuất và tiêu dùng bánh kẹo 0,08 4 0,32 7. Đối thủ cạnh tranh có sản phẩm chất lượng cao 0,11 2 0,22 8. Số lượng hàng giả, hàng nhái, hàng lậu còn nhiều 0,1 2 0,2

9. Chưa tự chủ được nguồn NVL 0,09 2 0,18

10. Sản phẩm thay thế phong phú 0,09 2 0,18

11. Thị trường chưa khai thác hết 0,09 3 0,27

Tổng 1,0 2,43

Ghi chú: các yếu tố được đưa vào ma trận là các yếu tố quan trọng nhất quyết định đến sự thành công của Công ty cũng như ngành sản xuất bánh kẹo.

Mức độ quan trọng được xác định từ 0,0 (không quan trọng) tới 1,0 (rất quan trọng) cho mỗi yếu tố. Trong ma trận có 11 yếu tố, tổng mức quan trọng của các yếu tố bằng 1,0.

Các mức phân loại cho thấy cách thức mà chiến lược của Công ty phản ứng mỗi yếu tố, mức phân loại (4) cho thấy Công ty phản ứng tốt, mức phân loại (3) phản ứng trên trung bình, mức phân loại (2) phản ứng trung bình và (1) ít phản ứng.

Số điểm quan trọng bằng mức độ quan trọng nhân với mức phân loại. Mức trung bình của số điểm quan trọng là: (5+1)/2 = 2,5.

Qua ma trận có thể nhận xét:

- Cùng với xu thế tăng trưởng của nền kinh tế thì quy mô thị trường, nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm có chất lượng cao ngày một tăng sẽ là cơ hội đối với

các Công ty sản xuất bánh kẹo ( mức phân loại 3) để tận dụng các cơ hội này bằng các chính sách: đa dạng hoá sản phẩm, không ngừng nâng cao cải tiến chất lượng, mẫu mã sản phẩm, xây dựng mạng lưới kênh phân phối rộng khắp cả nước.

- Năm 2003, APTA bước đầu có hiệu lực (mức quan trọng là 0,1), đây vừa là cơ hội cũng như là đe doạ lớn đối với các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo Việt Nam nói chung và Công ty Hải Hà nói riêng. Sự phản ứng của Công ty đối với yếu tố này mới chỉ ở mức trung bình (mức phân loại 2), trong thời gian tới khi hiệp định có hiệu lực hoàn toàn thì Công ty phải cố gắng hơn nữa để nâng cao vị thế cạnh tranh của mình trên thương trường.

- Các yếu tố đe doạ tới hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty (mức độ quan trọng trên trung bình) nhưng Công ty chưa có giải pháp chiến lược đủ mạnh để giảm thiểu các mối đe doạ từ bên ngoài như: đối thủ cạnh tranh có sản phẩm chất lượng cao, sản phẩm thay thế ngày càng phong phú và đa dạng, lượng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng còn rất nhiều chưa được xử lý triệt để, ngành sản xuất bánh kẹo nước ta chưa tự chủ được nguồn NVL, còn phải nhập ngoại một số lượng lớn NVL.

- Khoa học công nghệ phát triển, thị trường tài chính phát triển đó là những cơ hội đồng thời nó cũng trở thành những đe doạ nếu như Công ty không biết tận dụng các cơ hội này mà các đối thủ lại biết tận dụng tốt các cơ hội này.

Tổng số điểm quan trọng của các yếu tố này là 2,43<2,5 cho thấy các phản ứng của Công ty ở dưới mức trung bình trong việc theo đuổi các chiến lược nhằm tận dụng các cơ hội và giảm thiểu các đe doạ từ môi trường bên ngoài.

Một phần của tài liệu Luận văn Hoạch định chiến lược (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w