Anh yêu Em yêu đôi bạn tình trong trắng, thủy chung

Một phần của tài liệu bi kịch tình yêu lứa đôi trong truyện thơ tiễn dặn người yêu (Trang 28 - 33)

5. CẤU TRÚC CỦA KHÓA LUẬN

2.1.Anh yêu Em yêu đôi bạn tình trong trắng, thủy chung

Tiễn dặn người yêu (Xống chụ xon xao) một thiên trƣờng ca trữ tình kết hợp

giữa truyện dân gian và thơ ca dân gian. Là một truyện thơ dài 1846 câu thơ. Theo truyền thuyết đó là một câu chuyện tình của đôi trai gái ngƣời Thái ở bản Panh và bản Sái thuộc xã Tranh Đấu, huyện Thuận Châu.

Tác phẩm đƣợc mở đầu bằng ba câu thơ:

Nay hãy kể từ trước đến sau Kể chuyện qua về bù chuyện tới Kể từ thời ấy ngày xưa

Câu chuyện tình yêu mà tác giả khuyết danh của Tiễn dặn người yêu tự đặt nhiệm vụ kể lại cặn kẽ, rạch ròi, tƣờng tận. Theo nhƣ cách một nhân vật truyện tự thuật, chính là câu chuyện tình yêu, một chuyện tình cũng bắt đầu từ gắn bó, rồi lỡ dở và sau cùng là thỏa nguyện sum họp của đôi trai gái ngƣời Thái đƣợc gọi với cái tên thân mật là Anh yêu và Em yêu.

Đề tài tình yêu vốn không phải hiếm, trong số các tác phẩm văn học cũ của dân tộc Thái nhƣ Khun Lú - Nàng Uả là truyện thơ dài bi thảm, lấy đề tài từ một truyện cổ tích Xá cùng tên. Một đôi trai gái, vốn là con gì con bác, yêu nhau tha thiết từ ngày còn thơ, khi lớn lên họ cũng bắt đầu đƣợc hƣởng chút ít hạnh phúc êm đềm. Nhƣng hạnh phúc ấy vỡ tan ngay sau khi tiếng đồn về nhan sắc nàng Uả lọt đến tai một tù trƣởng có thế lực ở vùng bên cạnh. Cƣỡng lại đến cùng mọi sự ép buộc gả bán, họ tự tử chết bay thẳng lên gặp Then (vua trời) kêu oan. Nhƣng nỗi oan khổ của họ chẳng những không đƣợc tháo gỡ mà còn bị thắt buộc thêm vào đến nỗi hai linh hồn thủy chung, trong trắng ấy phải biến thành hai ngôi sao một tỏ một mờ, mãi mãi nhìn nhau mà thƣơng nhớ nhau. Hay trong truyện Tòng Đón - Ăm Ca miêu tả tính cách tiến bộ đặc biệt của một nàng con quan. Nàng không chuộng giàu sang mà lại có lòng thƣơng xót ngƣời nghèo. Nàng yêu một ngƣời con trai thƣờng dân và cƣơng quyết lấy chàng, bất chấp mọi sự ngăn cấm của gia đình. Hai vợ chồng ra sức khai phá ruộng nƣơng, hết chỗ này đến chỗ khác, họ đi đến đâu làng bản mọc lên đến đấy, đời sống nhân dân đƣợc no ấm, yên vui. Đó là, những chuyện tình đẹp nhƣng đầy trái ngang.

Đôi bạn tình trong Khun Lú – Nàng Uả là con cái những tù trƣởng, mối tình của họ diễn biến trong một khung cảnh xã hội giàu sang, quyền quý. Tòng Đón – Ăm Ca là một mối tình đặc biệt xảy ra giữa một “bà nàng” có đức có nhân với một chàng trai thƣờng dân có tài, có chí. Những đau đớn, thiệt thòi, những cảnh éo le mà họ gặp phải là những cảnh ngộ, những đau đớn ít nhiều có phần đặc biệt.

Trong chuyện tình Tiễn dặn người yêu, chúng ta thấy thoáng qua bóng dáng của những “quân quan” mà trƣớc khi tuyệt vọng về nhà chồng, chị (Em yêu) đã không quên ngoái lại chào hỏi bằng một giọng khá chua chát, lạnh lùng:

Xin chào quân với quan ngồi xếp theo hàng, Uống rượu

Cũng thoáng cảnh giàu sang:

…Còn nén bạc sờ đâu cũng thấy, Bao nhiêu gỗ đều dát bạc

Bấy nhiêu lạt đều vót trơn

Nhƣng đó chỉ là thoáng qua, Câu chuyện đƣợc diễn ra đây chính là ở trong khung cảnh một cuộc sống của quần chúng, một cuộc sống giản dị, hòa hợp với thiên nhiên, có tiếng kèn, tiếng sáo vang dậy, đồng thời đã có bến thuyền tấp nập mua bán và khách phƣơng xa tới lui. Cuộc sống bên ngoài rõ ràng là “thời bình thống trị” ấy chứa chất bên trong nhiều oan khiên, đau khổ và nạn nhân của oan khiên đau khổ lại chính là quần chúng, là những con ngƣời bình dị và trong trắng nhất trong quần chúng.

Việc khắc họa và miêu tả nhân vật trong các truyện thơ Thái khá thành công và gây ấn tƣợng sâu đậm trong lòng ngƣời đọc. Có thể thấy nhƣ trong

Khun Lú – Nàng Uả, hình ảnh Lú – Uả đƣợc miêu tả cụ thể từ xuất thân đến

diện mạo. Đó là một chàng “quý tử” bảnh bao, tuấn tú, con cháu nhà quan, giàu có ở Chiềng Ly:

Chàng Lú đẹp nõn nà như vẽ Mình thon tựa vót, mặt trắng hồng Ngắm tưởng mùa ban nở

Và nàng Uả thì đƣợc miêu tả nhƣ một nàng tiên giáng thế, có vẻ đẹp trời phú, ngay từ thuở lọt lòng, nàng đã đẹp lắm:

Kề mẹ yêu con quý thần ban

Một vẻ hình hài muôn vàn trong sáng Mặt hồng tươi như vừa đúc khuôn

Còn trong tác phẩm Tiễn dặn người yêu các nhân vật cũng đƣợc khắc họa và miêu tả tuy không đƣợc tác giả dân gian miêu tả trực tiếp, cụ thể nhƣng vẫn rất sinh động và hấp dẫn. Đôi bạn tình trong truyện lớn lên “bởi rau nhiều giỏ, bởi măng nhiều ngọn” khác hẳn những con ngƣời “lớn bởi vạn đùi trâu, lớn bởi triệu đùi voi”. Khi đến tuổi thành trai, thành gái ở họ toát lên những phẩm chất, vẻ đẹp thật đáng quý và trân trọng. Ở Em yêu, đó là vẻ đẹp không chỉ ở ngoại hình mà còn ở cả tâm hồn. Tác giả dân gian không giành nhiều câu chữ đặc tả mà chỉ qua một vài hình ảnh gợi cho ta thấy đƣợc đó là một cô gái xinh đẹp có khuôn mặt rạng ngời, thân hình thon thả. Vẻ đẹp ấy đƣợc tác giả dân gian ví nhƣ:

Gốc cải xanh, như tàu dong mượt

Đó là một vẻ đẹp khỏe mạnh, tƣơi tắn, tràn đầy sức sống và sau này qua lòng nhớ tƣởng của Anh yêu mà một hình ảnh hiện lên qua lòng tƣởng nhớ thì tất nhiên đã đẹp hơn sự thật ít nhiều ta mới biết thêm về nhan sắc của em yêu với một thân hình thon thả :

…Ngón tay thon lá hành

Đuôi mắt đẹp dài như lá trầu xanh

Không những thế, vẻ đẹp của nàng còn gắn với những phẩm chất lao động, đó là một ngƣời rất khéo léo, chăm chỉ và tài năng. Ngay từ tấm bé, Em yêu đã đƣợc tiếp xúc với những công việc gia đình:

Tuổi còn thơ ôm cổ mẹ chăn gà Bám vai mẹ chăn gà

Bên cạnh phẩm chất lao động, Em yêu, còn là một cô gái nết na, quan tâm đến cha mẹ .Tấm nhan sắc và tài năng ấy xét ra cũng không có gì nổi bật hơn ai.

Còn Anh yêu thì:

Anh mười ba biết cắt sáo Mười bốn biết cắt đàn môi

Đàn môi đồng hai mươi bốn chiếc Sáo vui réo rắt được hai mươi hai

Rồi cũng chỉ sau này, ta mới biết thêm anh đánh cá giỏi, săn bắn thạo, có sức khỏe vƣợt núi vƣợt đèo băng băng và có tấm lòng kiên quyết. Nhƣng nói chung cả tài và sắc của Anh yêu và Em yêu đều không vƣợt lên trên số đông, vƣợt quá quần chúng. Ngƣời xƣa tin vào số phận. Những nhân vật trong Tiễn

dặn người yêu cũng nhiều lúc thở than khóc lóc, quy oán cho cả số phận. Thế thì

ở đây, số phận có gì là đặc biệt không may ? Số phận ấy phải chăng đã đặc biệt chú ý tới họ, để dành riêng cho họ cả một cuộc đời long đong, khổ sở nhƣ trƣờng hợp Khun Lú – Nàng Uả ? Không có gì tỏ ra nhƣ vậy. Số phận ở đây, đối với họ cũng chỉ nhƣ đối với trăm nghìn ngƣời khác. Khi thấy con lo lắng cho tƣơng lai, Mẹ yêu thƣơng con lấy áo của con đem bói thì số phận cũng chỉ trả bằng một quẻ “hai bốn một năm” chung chung, có dữ có thể lành, nghĩa là nếu có số phận, thì số phận của họ cũng không phải là một cái gì đặc biệt vốn đƣợc định sẵn. Trong văn học Thái, Tiễn dặn người yêu là một tác phẩm duy nhất trực tiếp thể hiện, ca ngợi những con ngƣời quần chúng bình dị, những con ngƣời mà tài, sắc, số phận đều không có gì trội hơn số đông. Và từ đó, mối tình trong trắng, thuỷchung của chuyện càng có ý nghĩa đặc biệt sâu sắc, càng trở nên một tấm gƣơng trong sáng, đẹp, có tác dụng động viên và giáo dục đông đảo quần chúng một cách mạnh mẽ.

Đôi bạn tình trong đƣợc sinh ra cùng một giờ, một ngày, trong cùng một bản. Ngay từ nhỏ, Em yêu – Anh yêu đã gắn bó chia sẻ niềm vui nỗi buồn. Tuổi thơ của họ thật êm đềm, chẳng biết đến sự chia li nào cho tới khi lớn thành trai, thành gái, lại càng thân thiết nhƣ hình với bóng nhƣ “nắm xôi nhuyễn chặt”. Giống nhƣ biết bao đôi tình nhân khác, đôi bạn tình Anh yêu – Em yêu cũng có những tháng ngày hò hẹn đắm say:

Đôi ta gặp nhau nơi sàn hoa Tâm tình bên bếp lửa

Chuyện nối chuyện mau qua Đêm tiếp đêm mặn mà

Đôi ta ngồi khuống tận khi gà gáy Đeo mộng về nhà lúc xế vừng trăng

Cũng là cái cảnh hồn nhiên thƣờng gặp trong vòng khuôn phép lễ giáo của xã hội phong kiến Thái lúc đó. Yêu nhau mong sẽ lấy đƣợc nhau. Tất cả những

cặp bạn tình chân chính trên đời, thời xƣa thời nay đều vậy. Nhƣng đến cái mong ƣớc “đƣợc cầm tay nhau săn sóc”, “khi ốm lúc đau” thì đã có một cái gì đó vƣợt khỏi lẽ thƣờng. Ta lắng nghe nhƣ một tiếng nghẹn nấc và thấy hiện lên đằng sau cái mơ ƣớc quá đỗi giản đơn nhƣng cũng thật chua xót ấy là cả một mối tình rộng lớn và sâu nặng khác thƣờng. Những con ngƣời bình dị này, họ yêu nhau không phải vì một phút “trái tim say” bừng tỉnh rung động cũng hoàn toàn không phải vì lợi, vì danh mà càng không phải vì mê tài mê sắc của nhau. Họ không tự huyễn hoặc, họ cũng không tự rẻ rúng, họ nhìn nhận nhau và đánh giá mối tình của họ một cách sáng suốt, đầy tự hào:

Yêu nhau thuở mới ra đời

Trao duyên gửi nghĩa từ hồi còn thơ

“Trao duyên” và “gửi nghĩa” đây không phải là do ai trao hộ, gửi hộ mà là tự họ trao lấy, gửi lấy. Trong mối tình say đắm của đôi trai gái này ta còn thấy một cái gì sâu lớn khác. Dƣờng nhƣ phảng phất đâu đây đã sẵn một tình thƣơng rộng rãi, bao trùm, đã đƣờm đƣợm cả cái ân, cái nghĩa, cái tình của những ngƣời cùng chung cảnh ngộ thƣơng nhau. Đến sau này khi “tàu dong mƣợt” đã héo úa và “gốc cải xanh” đã bị ngắt ngọn, ta vẫn thấy họ luôn tha thiết nhắc tới những ký ức một thời ấu thơ, niên thiếu chung nghèo khổ, buồn vui.

Chuyện tình của Anh yêu – Em yêu giống nhƣ một bản tình ca, ca ngợi tình thủy chung. Trong bản tình ca đó, ngƣời nghe không thể không say sƣa lắng nghe đôi bạn tình nói lời thề hẹn gắn bó thủy chung. Lời thề mang ý nghĩa thiêng liêng, thể hiện tình yêu sắt son không thể chia lìa. Đôi bạn tình những khi thở than, suy nghĩ thƣờng hay nhắc đến “lời ƣớc nguyền xƣa” nào đó. Lời ƣớc nguyền này, tuyệt nhiên ta không hề gặp trong một cảnh thề thốt cụ thể “đinh ninh hai miệng một lời song song” ở đây họ chỉ nhắc nhau, dặn dò nhau “đừng quên”, “chớ quên” hay nếu có nhất định phải quên thì cố đợi khi:

Sông Mã cạn bằng lòng đĩa, hãy quên Sông Đà cạn bằng chiếc đũa, hãy quên

Dặn ngƣời cũng là một cách tự nhắc mình, dặn mình. Họ không chỉ trăng, vạch núi thề nguyền nhƣng tất cả bấy nhiêu lời dặn, lời tiễn, lời nhớ thƣơng, than thở, hy vọng lại hợp thành một lời thề nguyền rất lớn, rất sâu đậm, trĩu nặng trên

từng trang truyện. Cái cao đẹp của mối tình Tiễn dặn người yêu là cái cao đẹp trong sự giản dị, bình thƣờng. Và đó cũng chính là vẻ đẹp riêng của tác phẩm.

Giản dị trong tình yêu, tình yêu thêm trong sáng, sâu sắc. Giản dị trong ƣớc mơ một khi không đạt cũng càng thêm xót xa. Giản dị đến cả tấm lòng chung thủy với nhau, điều đó khiến phẩm chất con ngƣời càng rạng rỡ, chói ngời.

Đã tàn mùa hoa sung

Quá thời hò hẹn người thương quên rồi ?

Cảnh ngộ trắc trở, tuổi xuân thì cứ lụi tàn. Đôi bạn tình cũng không sao tránh khỏi những phút băn khoăn, ngờ vực. Nhƣng mỗi khi day dứt, khổ sở, hoài nghi cả đến cái điều mình tin cậy nhất, họ coi nhƣ một lẽ sống của mình, thì họ lại quay lại tự soi lòng ta để tìm lòng bạn và lập tức tiếng hát chung thủy lại rộn rã cất lên nhƣ một bài ca thắng lợi, tuy rằng ngay lúc đó, trận chiến đấu vì quyền sống, hạnh phúc của họ chƣa phải là đã dễ dàng kết thúc.

Tình yêu, lòng chung thủy bao giờ cũng phải trải qua nhiều thử thách. Ở đây lần thử thách cuối cùng khi đôi bạn tình do một sự cố tình cờ mà gặp lại nhau, và nhờ vật chứng tình yêu là chiếc đàn môi kỷ vật Anh yêu trao tặng cho Em yêu trƣớc khi đi buôn đôi bạn tình nhận ra nhau. Đây chính là lần thử thách quyết định và gay go nhất. Yêu nhau tình yêu lỡ dở, vẫn trƣớc sau chung thủy một lòng dù gặp bao trắc trở, sóng gió. Điều đó đã khẳng định sức mạnh của tình yêu vƣợt lên trên tất cả của Anh Yêu – Em Yêu thật mãnh liệt, chung thủy và cũng thật giản dị, sâu sắc. Nói mối tình của Tiễn dặn ngƣời yêu kết thúc nhƣ bằng một ánh trăng sáng trong vắt, tƣởng cũng không có gì hoa mĩ, quá lời mà thực ra là chƣa nói lên đƣợc hết cái rực rỡ, cao đẹp của phẩm chất con ngƣời trong mối tình đó.

Một phần của tài liệu bi kịch tình yêu lứa đôi trong truyện thơ tiễn dặn người yêu (Trang 28 - 33)