Thiên nhiên Tây Bắc qua tiểu thuyết Miền Tây

Một phần của tài liệu bức tranh hiện thực qua tiểu thuyết miền tây của nhà văn tô hoài (Trang 49 - 56)

6. Cấu trúc của đề tài

2.3.Thiên nhiên Tây Bắc qua tiểu thuyết Miền Tây

2.3.1. Thiên nhiên mang vẻ đẹp tự nhiên

Vẻ đẹp của thiên nhiên Tây Bắc luôn là đề tài được rất nhiều nhà văn quan tâm. Ngòi bút của mỗi nhà văn sẽ hướng tới thiên nhiên Tây Bắc ở những phương diện khác nhau. Với Tô Hoài, thiên nhiên ấy không xa vời, tưởng tượng mà ngược lại, là một thiên nhiên tự nhiên trong dáng vẻ vốn có của nó. Tác gỉa Mai Thị Nhung trong Luận án Tiến sĩ: “Phong cách nghệ

thuật Tô Hoài” đã từng nhận xét như sau: “trong sáng tác của Tô Hoài, yếu tố chi phối có tính chất quyết định làm nên phong cách nghệ thuật nhà văn là cảm quan hiện thực… cảm quan hiện thực đời thường, là hạt nhân phong cách nghệ thuật của tác giả.”[9; 26]

GS. Hà Minh Đức đã có nhận xét: “Tô Hoài miêu tả thiên nhiên theo cách

ngắm nhìn tự nhiên, nhẹ nhàng. Không có những vết ngăn cách khung cảnh thiên nhiên và bức tranh xã hội. Từ tả người đến tả cảnh, từ xã hội đến thiên nhiên, văn mạch của ông vận động tự nhiên biện chứng. Trong tác phẩm của ông, thiên nhiên luôn có mặt và dường như là một nhân vật có cuộc sống, có tâm hồn.” [1; 137]

Tô Hoài miêu tả thiên nhiên ở những góc nhìn khác nhau nhưng dù ở góc nhìn nào, thiên nhiên trong tác phẩm của ông vẫn mang những vẻ đẹp tự nhiên và luôn gây những ấn tượng bất ngờ.

Đó là vẻ đẹp bí ẩn của bóng tối, của những sườn đá sương mù, của đám mây kì dị, của núi đá gớm ghê, của mưa rừng dữ dội, của thú dữ phá nương… “Bóng tối trĩu xẫm từng quãng, nhanh và dữ. Các đỉnh núi đương vàng rực,

bỗng xanh rờn. Những ngọn gió chồm lên rồi chết đứng từng đợt ngang giữa các triền đồi tranh mênh mông lặng im.”[5; 17]

Vẻ đẹp của bóng tối, của khách tham quan tự nhiên, của vũ trụ, xen vào đó là sự nguy hiểm của thú rừng. Thú rừng luôn đe dọa cuộc sống của con người nơi đây: “hổ vào bắt lợn dưới gầm sàn mà trên nhà không một tiếng chó rít,

tiếng gió hú hay tiếng gõ nồi, gõ chậu đuổi”[5; 20]. Thậm chí những kẻ thù đó là

một tập hợp chứ không đơn lẻ “phải khi đang đói rừng, hổ gấu cứ kéo ra hàng

đàn phá nương”[5; 144]

Bóng đêm bao trùm những điều bí mật khiến người đọc nảy sinh cảm giác ghê dại. Tuy nhiên, Tô Hoài đã rất tinh tế khi nhấn mạnh cảm giác này ngay cả khi bóng đêm sắp tàn, chỉ bằng một âm thanh “xa xa tiếng vượn hú, giỡn nhau

trong núi thế là sắp sáng” [5; 96]

Bên cạnh đó, vẻ đẹp Tây Bắc còn nổi bật bởi “những cơn mưa rừng nối

tiếp không ngừng, những cơn lũ hung hăng đầy thú tính, những hòn đá to tướng đương nhăm nhăm lao xuống, đó là những cơn gió núi nổi dữ, những mỏm tranh vừa vàng bỗng sạm đen, đó là mây mù từ nách núi đùn lên và lốm đốm xám như con sóc nối nhau bay quấn sát ngọn cây, lê thế đi mãi, bây giờ cứ loáng thoáng nhạt dần, thỉnh thoảng đứt quãng đã thấy lồ lộ đằng xa một bức vách đá trắng toát” [5; 19]

Và nói đến thiên nhiên miền núi thì tiếng chim cũng là âm thanh hết sức quen thuộc. Trong Miền Tây thì đó là tiếng “con chim từ quy khắc khoải từng

tiếng gọi bạn suốt đêm trong rừng sâu” [5; 105], “là con khướu mun nhảy xuống mặt tảng đá, cất tiếng ríu rít nhẹ thanh thanh” [5; 207], “là những con khướu hót giọng khoan thai, có lúc lại là tiếng ve núi kêu muộn rền trong hang đá” [5;

134]. “Tất cả những âm thanh đó là biểu hiện cho một thiên nhiên thơ mộng, vui

nhộn tràn đầy sức sống. Ý nghĩa ẩn dụ cho một thiên nhiên thơ mộng tràn đầy sức sống còn thể hiện qua những gam màu nổi bật, không thể nhầm lẫn với một vùng thiên nhiên khác, đó là rừng xuân sớm cuộn lên một màu xanh ngờ ngợ tràn khắp các núi. Hoa Blề đỏ như mâm xôi gấc bày trên lá.” [5; 296]

Tô Hoài miêu tả thiên nhiên Tây Bắc dưới góc độ một nhà quay phim nên cảnh ông ghi lại rất chân thực, sương và núi, là những hình ảnh đặc trưng của Tây Bắc.

Nếu nhìn vào buổi sớm thì từ các khe núi, sương mù tuôn dày đặc như trăm nghìn dòng suối bồng bềnh ra lưng trời chảy ngang người, ngang ngựa. Đợi thêm một chút nữa thì “trời loãng trắng ra. Gờ núi lóng lánh nạm ánh nắng.

Dưới thung, cảnh rừng vừa đen sạm, đổi màu xanh lơ” [5; 252]. Khi trời đã sáng

hẳn, thiên nhiên như cởi bỏ lớp màn mỏng mà bước ra vươn vai sảng khoái và bắt đầu chải chuốt nhan sắc : nắng sớm cuồn cuốn vàng hoe trên những tảng sương tan xanh lơ, để lộ những mép núi lóng lánh; những triền đá, những cánh đồi tranh trở dậy, rướn lên một làn sóng chàm thẫm biếc vòng ruộng từng nấc bậc thang như những “chiếc gương nước lóng lánh nối đuôi theo lên đỉnh núi” [5; 154]. Cho đến chiều tà mặt trời tưởng như đã chìm hẳn lại “rầu rĩ nhô ra làm

cho các mỏm núi trên cao và đến các khe suối xa bỗng nhiên nhuộm thêm chút nắng úa nhuộm”. [5; 17].

Như vậy, ngòi bút thần tình của Tô Hoài đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên Tây Bắc cực kì đẹp đẽ và thơ mộng. Mà quả thực thiên nhiên Tây Bắc đẹp và thơ mộng thực như vậy. Thiên nhiên trong sáng tác của Tô Hoài luôn là những hình ảnh bình dị, khách quan như nó vốn có trong cuộc sống thực: có ánh sáng, có bóng tối, có mặt trời, có mặt trăng, có núi, có sương,… tất cả đều mang vẻ đẹp độc đáo.

2.3.2. Thiên nhiên gắn với cuộc sống sinh hoạt mang màu sắc dân tộc

Thiên nhiên Tây Bắc mang những vẻ tự nhiên như nó vốn có. Bên cạnh đó qua con mắt quan sát tinh tế của Tô Hoài, thiên nhiên nơi đây còn nhuốm màu sắc dân tộc, bởi thiên nhiên luôn gắn với cuộc sống sinh hoạt của con người.

Với đồng bào các dân tộc Tây Bắc, không gian lao động chính là thiên nhiên. Họ hòa mình vào thiên nhiên, nhờ thiên nhiên mà sống. Đó là không gian nơi những con suối chảy lặng lờ dưới thung, hay không gian những nương lúa, nương ngô trên rẻo cao hay những đoàn ngựa thồ trên những con dốc hun hút. Đi vào tác phẩm của Tô Hoài, không gian lao động ấy càng trở nên đẹp và mang đậm màu sắc dân tộc, pha lẫn phong tục sinh hoạt của người dân vùng cao Tây Bắc.

Tiểu thuyết Miền Tây mở đầu bằng đoàn ngựa thồ hàng của khách Sìn lên Phìn Sa : “đàn ngựa thồ hàng đi, kéo dài qua những vùng vàng rượi cỏ tranh,

mỗi ngày đi mỗi cảm giác như người ngựa cứ xoay tròn lên lưng trời, cả ngày trông xuống vẫn chỉ thấy đỏ ối độc một vết dốc lầy lội vượt hôm trước. Không một tiếng người. Chỉ nghe tiếng vó ngựa và tiếng roi quất dứ qua quãng kẹt hai bên núi dựng, tiếng gió gào quẩn rồi thúc lên trên đầu song cỏ tranh lấp hết cả người, cả đoàn ngựa” [5; 17]. Đoạn miêu tả thần tình ấy thể hiện điểm nhìn của (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tác giả. Từ trên cao nhìn xuống, những con dốc hun hút tưởng như người ta đang trên đường lên trời vậy. Con dốc cao chìm trong sương mù lầy lội. Con đường gập ghềnh khó khăn nhưng để đưa thực phẩm lên vùng cao thì không còn cách nào khác là nhờ sức ngựa. Hình ảnh những đoàn ngựa thồ hàng lên trên những con dốc hay dùng ngựa làm phương tiện đi lại chính là nét đặc trưng trong sinh hoạt của người dân miền núi.

Những con suối cũng thường xuất hiện trong các sáng tác về đề tài miền núi. “Suối Nậm Cuổi chỗ nào cũng rợp bóng rừng, khiến cho con suối lắm cá,

làm nguồn kiếm ăn của hai làng ven bờ” [5; 81]. Con suối trở thành một người

bạn thân thiết vừa cung cấp nguồn thức ăn dồi dào, vừa là địa điểm lý tưởng cho những cuộc hẹn hò của các đôi trai gái người Mông, người Thái, người Dao,… Giữa không gian thiên nhiên rộng lớn con người tuy là thực thể bé nhỏ, hình ảnh con người dường như là mờ nhạt. Nhưng trong thiên nhiên luôn xuất hiện dấu vết sinh hoạt của con người. “Thào Khay ra suối nhưng suốt buổi cũng không

gặp người. Nhưng thấy cái vó rách vừa kéo dưới nước lên, ai vắt lên cây xổ võng mình ngang suối, còn rỏ nước xuống. Cái bẫy chắn, cái giỏ gác dưới gốc

cây vối nghe trong có tiếng cá quấy óc ách [5; 137]. Dường như trước thiên

nhiên rộng lớn con người tuy là thực thể bé nhỏ nhưng hoạt động tích cực nhất. Chỉ qua những chi tiết nhỏ mà Tô Hoài đã lột tả được toàn bộ vẻ đẹp trong lao động của người dân miền núi.

Tô Hoài đã rất tinh ý khi chọn việc miêu tả một phiên chợ của miền núi nhằm lột tả một thiên nhiên sinh động đậm màu sắc dân tộc. Nếu coi cả phiên chợ là một bức tranh thì mỗi góc, mỗi điểm dừng của ngòi bút tác giả sẽ là một mảnh ghép nhỏ của bức tranh đó.

Trong cửa hàng mậu dịch với hai cô gái người Lô Lô, “áo chẽn khuy chéo

hoa đỏ thêu trên ngực, cái váy bốn thước láng đen xòe nhóng nhánh [5; 267].

Ngoài hàng rượu khách đã xúm lại, phần đa là các cụ lưng đeo ô, tay xách điếu cày. Có người lại cõng chiếc địu to có con khỉ mới bẫy để bán, có người bán chân chài nhưng còn do dự vì đó là phương tiện để kiếm sống, các chị Mèo xúng xính váy áo, các em bé cũng cõng địu trên lưng, vừa đi vừa xe lanh, có người nhảy khèn,… mọi người đều mong ngóng chuyến hàng thồ của các lái buôn.

Nhà văn không khắc sâu vào cảnh hoang tàn, thê lương của cảnh chợ tàn như một số nhà văn khác mà ông chú ý đến những gì mà con người nơi đây có được, cảm nhận được sau mỗi phiên chợ. Có lẽ khắc sâu nhất là hình ảnh “vợ chồng người Mèo

vào mua hàng đã về được một đôi đường. Màu tươi vui váy áo người vợ chỉ còn thấy trong bóng nắng sa xuống lưng ngựa như một đốm hoa mắt” [5; 285].

Tô Hoài đã đến với Tây Bắc, sống cùng người dân Tây Bắc, ông am hiểu sâu sắc các phong tục tập quán của họ. Tô Hoài tả cảnh thiên nhiên, nhưng ta thấy ở đó “không hề có dấu vết ngăn cách khung cảnh thiên nhiên và bức tranh xã hội” [8; 44]. Những bức tranh thiên nhiên đẹp là những bức tranh hòa quyện với cuộc sống sinh hoạt của con người. Điển hình như không khí Tết trong trí nhớ của bà Giàng Súa là có gió thổi thật rét, tiếng khèn, tiếng pháo, tiếng ném pao, tiếng thanh la, tiếng cúng nhộn nhạo. Trên lưng dốc tối đen bỗng “bật hồng một loạt đuốc dài

sáng lốm đốm như hàng chân con dơi bám bóng đêm bò lên” [5; 23]

Không chỉ miêu tả không khí chung khi Tết đến xuân về mà Tô Hoài còn khá dụng công đi sâu vào từng mái nhà để khám phá lột tả tới mức tối đa không

khí sôi nổi, náo nức. “Họ gác công việc nương rẫy sang một bên, bếp lửa thơm

mùi gỗ thông, tiếng sáo réo rắt suốt đêm ngoài núi tranh, nhà ai cũng giã bánh dày, giết lợn làm Tết, nhiều nhà đánh trống, đánh chiêng gọi người đến tập xòe, váy áo thêu đã cất đi lại đem ra phơi rực rỡ ngoài nắng” [5; 31] bởi họ mong

muốn có một năm mới no đủ và hạnh phúc.

Phong tục tập quán sinh hoạt gắn với thiên nhiên của con người nơi đây đã có từ đời xưa và cho đến khi các đồn tây của thực dân Pháp chiếm đóng thì tập quán ấy vẫn không hề thay đổi, thậm chí còn phát triển mạnh mẽ và mang những nét đẹp riêng. Đó là sự tượng trưng cho sức sống mãnh liệt của thiên nhiên, phong tục và con người nơi đây: “Trai gái kéo nhau lên núi chơi. Đi chơi

trên núi từng đoàn, chỉ có trẻ con và người già ở lại… các chị Mèo đỏ váy thêu, áo khoác khăn hoa chum rực rỡ. Các chị Mèo trắng chít khăn xếp nếp phẳng lì, tóc mai cạo nhẵn. Con trai thì áo chẽn, bịt đầu khăn trắng, thắt lưng màu thiên thanh… Vợ đi trước thổi sáo. Chồng đằng sau vẫn hát theo. Tiếng hát hú dài, mênh mông trong đồi tranh. Trời trong như một bóng sáng, trông xuống thấy chảy qua chân núi như một dòng suối trắng tinh” [5; 163].

Tới đây thì bức tranh thiên nhiên gắn liền với đời sống và đậm màu sắc dân tộc đã gần như hoàn thiện. Người đọc như đang tận mắt chứng kiến một cuộc chơi xuân với những gam màu sặc sỡ, với những âm thanh du dương đặc trưng của miền núi, không hề lầm lẫn với bất kì đâu.

Thiên nhiên, tập tục, con người luôn gắn bó chặt chẽ với nhau trong hầu hết các sáng tác về miền núi của Tô Hoài. Nó là cái nền cho nhân vật hoạt động bộc lộ tính cách. Khẳng định thiên nhiên Tây Bắc luôn gắn với đời sống sinh hoạt của con người, mang màu sắc dân tộc độc đáo cũng có nghĩa rằng Tô Hoài đã thành công xuất sắc khi miêu tả thiên nhiên nhằm gợi lên ở người đọc những ấn tượng sâu sắc.

* Tiểu kết : Thiên nhiên Tây Bắc trong Miền Tây của Tô Hoài đã bộc lộ

đầy đủ những nét đẹp tự nhiên vốn có của nó. Vẻ đẹp ấy càng đậm nét hơn khi nó gắn với cuộc sống sinh hoạt mang dấu ấn phong tục sinh hoạt của con người nơi đây. Tất cả những điều đó thể hiện vốn kiến thức đời sống sâu rộng, sự quan sát tinh tế cùng với ngòi bút tài tình của nhà văn Tô Hoài.

KẾT LUẬN

Từ kết quả nghiên cứu trên đây, chúng ta có thể khẳng định những vấn đề sau:

1. Tô Hoài là một cây bút tài năng, ông thành đạt sớm trong nghề văn và có vị trí cao trong nền văn học hiện đại Việt Nam. Đặc biệt, ông rất thành công khi viết về đề tài miền núi. Ông là người tiên phong trong việc thâm nhập thực tế đời sống. Và từ việc đó ông đã tích lũy được vốn kiến thức đời sống rộng lớn. Nó làm tiền đề cho việc đưa người thật việc thật vào trong các sáng tác của mình mà vẫn tạo nên được những tác phẩm đầy thú vị. Ngòi bút hiện thực của Tô Hoài đã thể hiện thành công xuất sắc mảng đề tài miền núi. Đó là bức tranh hiện thực về bộ mặt tàn ác của giai cấp thống trị với những thủ đoạn dã man đã đẩy cuộc sống của người dân rơi vào tình cảnh khổ đau. Là bức tranh hiện thực xót xa của những người miền núi hiền lành, thật thà nhưng bất hạnh, trước những lời đồn nhảm của quan thống lí, họ trở thành nạn nhân của tập tục mê tín dị đoan, phải sống cảnh đời chui lủi và những cuộc tranh chấp giữa bọn lái buôn, chủ ngựa. Đằng sau những cuộc hỗn chiến tranh giành quyền lợi ấy người dân chính là người phải chịu thiệt thòi khổ đau.

2. Bằng những quan sát tinh tế, bằng tư duy độc đáo Tô Hoài đã nêu bật được sự khác biệt, sự thay đổi trong cuộc sống của người dân Tây Bắc trước và sau cách mạng. Sự đối lập ấy được tác giả miêu tả rất cụ thể, chi tiết qua hai phiên chợ Phìn Sa. Đồng thời ông còn miêu tả thiên nhiên bằng những nét vẽ chân thực, bằng vẻ đẹp tự nhiên gắn với cuộc sống sinh hoạt mang đậm màu sắc dân tộc.

3. Tô Hoài đã có những đóng góp lớ n cho văn học về đề tài miền núi. Qua (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Miền Tây, bạn đọc biết đến Tây Bắc với những con người hồn nhiên , chất phác, thân thiện và giàu lòng nhiệt tình cách mạng, không còn là miền đất với những ám ảnh hãi hùng mà là một Tây Bắc độc đáo, tươi đe ̣p, thơ mô ̣ng. Tô Hoài đã đi đầu và là nhà văn mở ra không gian sáng tạo thâ ̣t phong phú và giá tri ̣ cho văn học hiện đại với tình yêu thiết tha Đất và Người Tây Bắc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hà Minh Đức (1987), Lời giới thiệu tuyển tập Tô Hoài, tập I, Nxb Văn học,

Một phần của tài liệu bức tranh hiện thực qua tiểu thuyết miền tây của nhà văn tô hoài (Trang 49 - 56)