Biểu đồ 1: Tình hình nợ quá hạn tại NHNo&PTNT Cẩm Xuyên

Một phần của tài liệu các giải pháp phòng ngừa rủi ro trong hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh cẩm xuyên- hà tĩnh (Trang 36 - 78)

đồng chưa thu được. Tỷ lệ này càng nhỏ càng tốt

- Nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là tỷ lệ để đánh giá chất lượng tín dụng của tổ chức tín dụng. Nếu tỷ lệ này cao thì rủi ro tín dụng cao vì đây là dấu hiệu cho biết khách hàng có khó khăn về tài chính nên khó trả nợ cho ngân hàng.

Các chỉ tiêu này có liên quan chặt chẽ với nhau và phản ánh các mức độ rủi ro tín dụng khác nhau. Đối với ngân hàng việc khách hàng không trả đúng hạn có liên quan đến thanh khoản: Chi phí gia tăng cho việc tìm nguồn mới để chi trả tiền gửi và cho vay đúng hợp đồng .

2.3. Nhận thức của Ban lãnh đạo, cán bộ quả lý và công nhân viên về RRTD

Xác định hoạt động tín dụng là hoạt động sống còn đối với ngân hàng. Ban lãnh đạo NHNo&PTNT Cẩm Xuyên luôn coi trọng hoạt động tín dụng, luôn đề phòng và có những giải pháp hữu hiệu nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng có thể xảy ra. Tiếp tục thực hiện nghiêm túc các chủ trương chính sách của Chính phủ, NHNN về chính sách tiền tệ trong năm 2011, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng bền vững.

Tiếp tục triển khai và thực hiện tốt Nghị định 41/2010/NĐ-CP; Đề án mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng nông nghiệp nông thôn. Duy trì mức tăng trưởng tín dụng

Tổng giá trị NQH Tổng dư nợ Tỷ trọng NQH = x 100 Dư nợ xấu Tổng dư nợ Tỷ lệ nợ xấu = x 100

hợp lý, tập trung thu hồi nợ đến hạn và nợ xấu để quay vòng vốn, ưu tiên cho đầu tư nông nghiệp, nông thôn, trước hết là các hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp

Phối hợp chặt chẽ trong khâu điều hành kế hoạch tín dụng giữa Ban kế hoạch tổng hợp và Ban tín dụng trong quá trình cho vay, quản lý danh mục đầu tư, nhằm hạn chế rủi ro tín dụng cho ngân hàng.

Hàng quý thực hiện công tác tổng kết đánh giá hoạt động tín dụng, đề xuất phương hướng giải quyết cụ thể cho từng trường hợp nghi là có khả năng xảy ra rủi ro.

Thực hiện nâng cao chất lượng cán bộ là công tác tín dụng: Nhận thức được tầm quan trọng của công tác cán bộ, ngân hàng đã thực hiện:

-Đổi mới phong cách phục vụ, thực hiện văn hóa trong giao tiếp, tổ chức lấy phiếu thăm dò tín nhiệm của cấp Ủy chính quyền đối với cán bộ tín dụng phụ trách từng địa bàn, hiện đại hóa công nghệ để nâng cao chất lượng phục vụ, tổ chức thu nợ tại địa điểm tập trung theo ngày cố định từng xã, tiết kiệm thời gian đi lại trả nợ của nghười vay vốn.

-Cải thiện điều kiện làm việc của cán bộ thu nợ nhằm nâng cao năng suất lao động bằng các phần mềm hỗ trợ hạch toán thu nợ tại điểm cố định, sao kê đối chiếu nợ, phần mềm tự động so dữ liệu và thư viện tra cứu lỗi giao dịch, chương trình tự động kết chuyển ngoại tệ cuối tháng, kiểm tra từ xa các nghiệp vụ thu nợ, thu lãi, chi tiêu, phí dịch vụ. Nhờ vậy việc theo dõi và thu lãi, nợ trở nên đơn giản, hiệu quả và chính xác hơn.

-Thực hiện giao chỉ tiêu khách hàng, cho vay hộ tới từng cán bộ tín dụng, nhằm tăng dư nợ cho vay hộ, thay đổi cơ cấu tín dụng theo hướng lựa chọn khách hàng chủ yếu là hộ sản xuất.

-Xử lý dứt điểm các trường hợp cán bộ vi phạm quy chế, nghiêm cấm cán bộ không được thu nợ, thu lãi trực tiếp từ khách hàng.

Tính từ năm 2005-2010 ngân hàng đã tiến hành xử lý chuyển công tác có mức lương thấp hơn đối với 2 cán bộ, cảnh cáo 1 người, hạ loại lao động đối với 5 người.

được vai trò của hoạt động tín dụng. Dưới sự chỉ đạo của Ban lãnh đạo và các cán bộ quản lý, nhân viên quan hệ khách hàng luôn thực hiện đúng quy trình tín dụng, nhằm nghiệp của một số người: móc nối với khách hàng, đánh giá khách hàng tốt hơn thực tế gây nhiều rủi ro cho ngân hàng, làm suy giảm uy tín của ngân hàng đối với dân cư trong vùng.

2.4. Thực trạng RRTD tại NHNo&PTNT Cẩm Xuyên

2.4.1. Thực trạng tình hình nợ quá hạn tại NHNo&PTNT Cẩm Xuyên

Chỉ tiêu nợ quá hạn được xem xét trên các tiêu thức sau: Nợ quá hạn theo thời gian, nợ quá hạn theo loại hình tín dụng và theo thành phần kinh tế, nợ quá hạn theo nguyên nhân.

Tình hình nợ quá hạn của ngân hàng Cẩm Xuyên được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 5: Tình hình nợ quá hạn tại NHNo&PTNT Cẩm Xuyên

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Tổng dư nợ 459.327 486.654 564.312 629.030

Nợ quá hạn 12.236 13.830 18.440 30.947

Tỷ lệ NQH/tổng dư nợ 2,66% 2,84% 3,27% 4,92%

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Cẩm Xuyên năm 2007-2010)

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy:

Năm 2007, NQH là 12.236 triệu đồng, tỷ lệ nợ quá hạn là 2,66%. Năm 2008, NQH tăng lên 13.830 triệu đồng, mức tăng này là không lớn so với năm 2007, tương ứng tăng 13,03% so với năm 2007. Năm 2009 NQH tiếp tục tăng lên 18.440 triệu đồng tương ứng tăng 33,33% so với năm 2008, tăng 50,71% so với năm 2007. Năm 2010 tăng lên 30.947 triệu đồng. Ta thấy tỷ lệ này tăng lên qua các năm chứng tỏ chất lượng tín dụng tại ngân hàng chưa tốt, công tác quản lý nợ tại chi nhánh chưa tốt. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Biểu đồ 1: Tình hình nợ quá hạn tại NHNo&PTNT Cẩm Xuyên

Đơn vị: Triệu đồng

2.4.1.1. Tình hình nợ quá hạn theo thời gian

Việc phân loại nợ theo thời gian sẽ giúp ngân hàng thấy được nợ quá hạn chủ yếu tập trung ở cho vay ngắn hạn hay cho vay dài hạn, từ đó ngân hàng có biện pháp cân đối lại các hình thức cho vay theo thời gian và các biện pháp quản lý nơ, hạn chế các rủi ro có thể xảy ra.

Nợ quá hạn theo thời gian được phản ánh cụ thể trong bảng số liệu dưới đây:

Bảng 6: Tình hình NQH theo thời gian tại NHNo&PTNT Cẩm Xuyên

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 So sánh tăng giảm %

Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % 2008/2007 2009/2008 2010/2009

Tổng NQH 12.236 100 13.830 100 18.440 100 30.947 100 13,03 33,33 67,83 1.NQH dưới 180 ngày (NQH bình thường) 1.023 8,36 1.405 10,48 1.885 10,22 3.698 11,95 37,34 34,16 96,18 2. NQH từ 180-360 ngày (NQH có vấn đề) 10.936 89,38 11.844 85,64 15.958 86,54 26.450 85,4 8,30 34,97 65,75 3.NQH trên 360 ngày (NQH khó đòi) 277 2,26 581 3,88 597 3,24 799 2,58 -9,75 2,75 33,83 ( Nguồn : Phòng kế toán NHNo Cẩm Xuyên)

Biểu đồ 2: Tình hình nợ quá hạn theo thời gian tại NHNo&PTNT Cẩm Xuyên Đơn vị: Triệu đồng

Qua biểu đồ ta có thể thấy rằng, NQH tại ngân hàng chủ yếu tập trung vào nợ quá hạn từ 180 đến 360 ngày. Điều này đúng bởi lẽ chiếm phần lớn các món vay chủ yếu là vay ngắn hạn cho mua sắm thiết bị, mua sắp tiêu dùng của bà con địa bàn Cẩm Xuyên. Trong năm 2007, NQH từ 180- 360 ngày là là 10.936 triệu đồng, chiếm tới 89,38% tổng NQH trong khi đó NQH dưới 180 ngày chiếm 8,36% NQH từ 180- 360 ngày năm 2008 tăng lên 11.844 triệu đồng, tăng 8,3% so với năm 2007, NQH dưới 180 ngày và trên 360 ngày là 1.023 triệu đồng và 277 triệu đồng tăng tương ứng 37,34% và -9,75% so với năm 2007. Năm 2009, NQH từ 180- 360 ngày là 15.958 triệu đồng tăng tương ứng so với năm 2008 là 34,97% . Bước sang năm 2010 NQH từ 180- 360 ngày là 26.450 triệu đồng tăng so với năm 2009 là 65,75%, NQH dưới180 ngày và trên 360 ngày tăng so với năm 2009 là 96,18% và 33,83%.

NQH dưới 180 ngày có xu hướng giảm qua các năm trong khi đó tình hình nợ quá hạn trên 180 ngày và trên 360 ngày có xu hướng biến động tăng lên qua các năm.

NQH có vấn đề đều chiếm tỷ trọng lớn qua các năm, NQH chủ yếu tập trung ở các món vay nợ của dân: vay mua sắm trang thiết bị gia đình, vay tiêu dùng, vay

chăn nuôi gia súc... chứng tỏ chất lượng một số khoản vay ngắn hạn chưa cao. Nguyên nhân là:

Thứ nhất, do khách hàng truyền thống của ngân hàng chủ yếu là các hộ gia đình và các doanh nghiệp sản xuất nhỏ. Trong những năm qua, do tình hình biến động của giá cả lương thực, thực phẩm và hàng tiêu dùng nên ảnh hưởng rất lớn tới bà con tại địa bàn, các doanh nghiệp làm ra sản phẩm khó tiêu thụ, gây ảnh hưởng tới việc trả nợ kịp tiến độ của khách hàng.

Thứ hai, việc phân loại nợ thì khi một khoản nợ của khách hàng khi bị chuyển sang nhóm nợ quá hạn thì các khoản vay khác khi chưa đến hạn thanh toán cũng bị chuyển sang nhóm nợ có độ rủi ro cao.

NQH bình thường và nợ khó đòi trong những năm qua đều chiếm tỷ trọng nhỏ. Một mặt do chi nhánh trong thời gian qua chưa đẩy mạnh cho vay trung và dài hạn nên dư nợ trung và dài hạn còn chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng dư nợ. Mặt khác, tỷ trọng dư nợ trên 180 ngày và trên 360 ngày tăng dần qua các năm, điều này chứng tỏ chất lượng cho vay hạng mục này cũng chưa cao.

Tuy nhiên, ta cũng thấy rằng tỷ lệ NQH Từ 180- 360 ngày tăng ổn định ở mức cao về mặt tỷ trọng(khoảng 86%). Điều này cho thấy phần lớn NQH của ngân hàng là có khả năng thu hồi. Cho thấy tính hiệu quả trong công tác xử lý các khoản nợ

quá hạn khó đòi tại ngân hàng Cẩm Xuyên. Các khoản nợ quá hạn có vấn đề có

khuynh hướng gia tăng mặc dù ở mức thấp, nhưng các cán bộ tín dụng cần phải hết sức chú ý đối với các khoản nợ này. Bởi vì nó là mầm mống của các khoản nợ khó đòi.

Tóm lại, NHNo&PTNT Cẩm Xuyên đã để con số NQH tăng qua các năm nhất là ở cho vay ngắn hạn ở các khoản cho vay không có tài sản đảm bảo với khách hàng vay > 50 triệu đồng, điều này đơn giản là vốn cho vay của ngân hàng tăng nhanh qua các năm song ngân hàng cũng đã nỗ lực thu NQH và kết quả thu NQH cũng đạt được những kết quả khá tốt .

2.4.1.2. Tình hình nợ quá hạn theo loại hình tín dụng và theo thành phần kinh tế

Bảng 7: Tình hình nợ quá hạn theo loại tín dụng và theo thành phần kinh tế

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 So sánh tăng giảm% Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % 2008/

2007 2009/ 2008 2010/ 2009 Tổng số NQH 12.236 100 13.830 100 18.440 100 30.947 100 13,03 33,33 67,83 1.Theo loại hình tín dụng - NQH ngắn hạn 10.936 89,38 11.844 85,64 15.958 86,54 26.450 85,47 8,30 34,97 65,75 - NQH trung, dài hạn 1.300 10,62 1.986 14,36 2.482 13,46 4.497 14,53 52,77 24,97 81,18 2. Theo thành phần kinh tế

-Kinh tế Quốc doanh 2.282 18,65 3.625 26,21 3.513 19,05 6.922 22,37 58,85 -3,09 97,04 - Kinh tế ngoài Quốc doanh 9.954 81,35 10.205 73,79 14.927 80,95 24.025 77,63 2,52 46,27 60,95

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh NHNo&PTNT Cẩm Xuyên)

Biểu đồ 3: Tình hình nợ quá hạn phân theo thành phần kinh tế (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua bảng báo cáo ta thấy NQH chủ yếu tập trung vào nợ ngắn hạn và nợ quá hạn đối với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh.

Thứ nhất: Nếu xét theo loại tín dụng thì nợ quá hạn trung, dài hạn tại Chi nhánh ngày càng tăng, còn nợ quá hạn ngắn hạn có xu hướng giảm dần về tỷ trọng.

trọng NQH năm 2007 là 89,38% tổng nợ quá hạn.

Nợ quá hạn trung, dài hạn tăng đều qua các năm cả về mặt tuyệt đối và tương đối. Năm 2007 là 1.300 triệu đồng, năm 2008 là 1.986 triệu đồng, năm 2009 là 2.482 triệu đồng, năm 2010 là 4.497 triệu đồng, chiếm tỷ trọng trong nợ quá hạn lần lượt là: 10,62%; 14,36%; 13,46%; 14,53%.

Thứ hai: Nếu phân tích nợ quá hạn theo thành phần kinh tế ta thấy nợ quá hạn được tập trung vào thành phần kinh tế ngoài quốc doanh mà chủ yếu là hộ sản xuất kinh doanh. NQH ngoài quốc doanh qua thời gian qua trung bình chiếm khoảng 78% tổng nợ quá hạn. Đó cũng là điều dễ hiểu vì dư nợ đối với thành phần này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ.

Cũng phải nói rằng điều kiện, môi trường sản xuất kinh doanh có vai trò rất lớn đối với kết quả sản xuất kinh doanh. Với điều kiện kinh tế của một huyện sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, quy mô sản xuất của các hộ còn nhỏ lẻ, manh mún, phân tán, hiệu quả sản xuất không cao, bên cạnh đó điều kiện tự nhiên lại rất phức tạp dẫn đến rủi ro đối với các hộ là rất lớn.

2.4.1.3. Nợ quá hạn theo nguyên nhân

Để hiểu rõ những nguyên nhân có thể tác động như thế nào đến khối lượng nợ quá hạn của ngân hàng, chúng ta tiến hành phân tích chất lượng dư nợ qua các nguyên nhân hình thành nợ quá hạn.

Bảng 8: Tình hình nợ quá hạn theo nguyên nhân hình thành

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm, 2009 Năm 2010 Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % 1. Nguyên nhân chủ quan 1.903 15,55 9.507 68,74 13.052 70,78 22.049 71,25

+ Về phía ngân hàng 249 2,03 352 2,55 721 3,91 637 2,06 + Về phía khách hàng 1.654 13,52 9.155 66,19 12.331 66,87 21.412 69,19 2. Nguyên nhân chủ quan 3.872 31,64 1.453 10,51 2.669 14,47 4.518 14,60

+ Do bất khả kháng 592 4,88 1.201 8,69 2.669 14,47 4501 14,45 + Do cơ chế chính sách 3.280 26,76 252 1,82 0 0 17 0,15 3. Nguyên nhân khác 6.461 52,80 2.870 20,75 2.719 14,75 4.380 14,15

Tổng cộng 12.236 100 13.830 100 18.440 100 30.947 100

(Nguồn: Bảng tổng hợp tín dụng 2007, 2008, 2009,2010 phòng kinh doanh)

năm, điều đó cho thấy trình độ chuyên môn của cán bộ Ngân hàng rất tốt. NQH do nguyên nhân chủ quan từ phía khách hàng tăng mạnh bắt đầu từ năm 2008, năm 2009, và năm 2010. Năm 2008 chiếm 66,19%, năm 2009 chiếm 66,87% và năm 2010 chiếm 69,19% tổng NQH. Điều này là rất nguy hại đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Ngân hàng cần tìm giải pháp khắc phục ngay, khoản NQH chưa xác định được nguyên nhân chiếm một tỷ lệ tương đối, đặc biệt là năm 2007 với 52,80% NQH không rõ nguyên nhân cho thấy một điều nghi vấn đòi hỏi ban lãnh đạo ngân hàng phải giải quyết.

Qua bảng tổng kết trên tại NHNo&PTNT Cẩm Xuyên, ta rút ra một số nguyên nhân cụ thể của các khoản dư nợ quá hạn như sau:

+ Do khách hàng vay vốn kinh doanh thua lỗ. Năm 2007 xảy ra khủng hoảng kinh tế thế giới, hàng hóa xuât khẩu bị ngưng trệ dẫn đến sản xuất trong nước giảm sút. Đặc biệt thời gian này, lượng hàng hóa của Trung Quốc được nhập vào nước ta một cách ồ ạt và đã dẫn đến phá sản, đúng cửa một số doanh nghiêp do không chịu nổi sức ép về giá, cũng như không tìm nổi cho mình một hướng đi thích hợp với môi trường kinh tế mới. Dịch Cúm gia cầm, bệnh dịch ở gia súc xuất hiện đầu tiên ở nước ta vào năm 2005 và vẫn còn tiếp tục đến bây giờ gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất của nhân dân trong vùng đặc biệt là những khách hàng vay vốn ngân hàng để đầu tư. Do đó, không tạo ra được hiệu quả trong kinh doanh, dẫn đến làm ăn thua lỗ. Đó là nguyên nhân dẫn đến những khoản nợ quá hạn tại NHNo&PTNT Cẩm Xuyên. Trong những năm qua, tỷ trọng nợ quá hạn do nguyên nhân này gây ra tương đối cao, đỉnh điểm là năm 2007 với 52,80% tổng nợ quá hạn,

Một phần của tài liệu các giải pháp phòng ngừa rủi ro trong hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh cẩm xuyên- hà tĩnh (Trang 36 - 78)