Tiến hành thể nghiệm

Một phần của tài liệu Thiết kế mô hình động trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội ở tiểu học (Trang 46 - 63)

8. Cấu trúc của khóa luận

3.2. Tiến hành thể nghiệm

3.2.1. Đối tượng thể nghiệm

Tác giả tiến hành thể nghiệm tại HS lớp 5 và HS lớp 3 trƣờng tiểu học Đôn Nhân của huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh phúc.

Sau một thời gian dự giờ ở một số lớp 5 và lớp 3, nghiên cứu số điểm, xin ý kiến Ban giám hiệu Nhà trƣờng và các giáo viên, tác giả quyết định chọn lớp 5A và 3A làm lớp thể nghiệm. Lớp 5B và 3C làm lớp đối chứng (lớp thể nghiệm dạy giáo án có sử mô hình động, lớp đối chứng dạy giáo án không sử dụng mô hình động) căn cứ vào một số điều kiện sau:

+ Học lực và trình độ nhận thức của học sinh lớp thực nghiệm và các lớp đối chứng là tƣơng đƣơng nhau.

+ Trình độ nghiệp vụ và thâm niên công tác của các giáo viên là ngang nhau.

Trƣớc khi tiến hành thể nghiệm, tác giả đã tiến hành kiểm tra kết quả xếp loại học sinh của 4 lớp nhƣ sau:

Bảng 3.1: Xếp loại học lực của học sinh hai lớp 5A và 5B

Lớp Giỏi Khá TB Yếu

SL % SL % SL % SL %

5A(32HS) 15 46,9 10 31,3 7 21,8 0 0

Biểu đồ 3.1: So sánh lực học giữa hai lớp 5A và 5B

Nhìn vào bảng 3.1 và biểu đồ 3.1 chúng ta thấy đƣợc rằng HS xếp loại học lực khá và giỏi ở hai lớp là ngang nhau (lớp 5A: 78,2%, lớp 5B :86,7%), xếp loại HS trung bình ở hai lớp cũng ngang nhau (lớp 5A là 21,8%, lớp 5B là 13,3%), đặc biệt ở hai lớp không có HS yếu.Từ bảng 3.1 và biểu đồ 3.1 chúng ta có thể kết luận đƣợc rằng học lực học sinh ở hai lớp là tƣơng đƣơng nhau. Vì vậy tôi lựa chọn hai lớp này để tiến hành thể nghiệm việc thiết kế giáo án điện tử có sử dụng các mô hình động để đƣa vào quá trình giảng dạy.

Bảng 3.2: Bảng xếp loại HS giữa hai lớp 3A và 3C

Lớp Giỏi Khá TB Yếu

SL % SL % SL % SL %

3A(35HS) 20 57,1 10 28,6 5 14,3 0 0

Biểu đồ 3.2: So sánh lực học giữa 2 lớp 3A và 3C

Nhìn vào bảng 3.2 và biểu đồ 3.2 chúng ta thấy đƣợc rằng HS xếp loại học lực giỏi và khá ở lớp 3A và 3C là ngang nhau (lớp 3A: 85,7%, lớp 3C: 91,9%), tỷ lệ HS trung bình ở cả hai lớp cũng tƣơng đƣơng nhau(lớp 3A: 14,3%, lớp 3C: 8,1%),đặc biệt ở hai lớp không có học sinh yếu.Từ bảng 3.2 và biểu đồ 3.2 chúng ta có thể kết luận đƣợc rằng học lực học sinh ở hai lớp là tƣơng đƣơng nhau. Vì vậy tôi lựa chọn hai lớp này để tiến hành thể nghiệm việc thiết kế giáo án điện tử có sử dụng các mô hình động để đƣa vào quá trình giảng dạy.

- Nội dung thể nghiệm

Tác giả tiến hành thể nghiệm trong 1 bài thuộc chủ điểm Tự nhiên ở lớp 5 bằng giáo án điện tử có sử dụng mô hình động, một bài của lớp 3 cũng bằng giáo án điện tử có sử dụng mô hình động.

Bài 52: Sự sinh sản của thực vật có hoa (Khoa Học lớp 5).

Bài 60: Sự chuyển động của Trái Đất (Tự nhiên và Xã hội lớp 3).

Tác giả tiến hành thể nghiệm theo hình thức song song giữa lớp đối chứng và lớp thế nghiệm. Hai lớp đƣợc hai giáo viên sử dụng hai bài giảng khác nhau, một bài giảng truyền thống không sử dụng mô hình động trong quá trình giảng dạy và một bài giảng điện tử có sử dụng các mô hình động trong quá trình dạy.

3.2.2. Giáo án thể nghiệm

3.3. Kết quả thể nghiệm

3.3.1. Kết quả thể nghiệm bài 52: Sự sinh sản của thực vật có hoa (Khoa Học lớp 5) Học lớp 5)

Sau khi thực hiện bài dạy, chúng tôi tiến hành kiểm tra ở hai lớp và thu đƣợc kết quả nhƣ sau:

Bảng 3.3: Kết quả học tập của HS lớp 5A và 5B. Khối 5

Bài Lớp Tổng số HS Điểm số TB Độ lệch TB 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 52 5A (TN) 32 0 0 0 1 2 7 4 8 7 3 7,53 1,23 5B(ĐC) 30 0 0 1 3 7 6 6 3 3 1 6,3

Căn cứ vào kết quả bài kiểm tra, tính theo thang điểm 10. Kết quả bài này đƣợc xếp thành 4 loại:

Loại giỏi: 9 – 10 điểm Loại khá: 7 – 8 điểm Loại TB: 5 – 6 điểm Loại yếu: 1 – 4 điểm Từ kết quả bảng trên ta thấy:

Kết quả học tập của lớp thể nghiệm cao hơn lớp đối chứng. Điều này thể hiện ở số HS có kết quả kiểm tra yếu, TB ở lớp thể nghiệm ít hơn ở lớp đối chứng.

Dựa vào kết quả trên tôi phân loại mức độ học tập của HS nhƣ sau:

Bảng 3.4: Phân loại mức độ học tập của HS hai lớp TN và ĐC. Khối 5

Bài Lớp Tổng số HS Mức độ % Yếu TB Khá Giỏi 52 5A (TN) 32 3,1 28,1 37,5 31,3 5B (ĐC) 30 13,3 43,3 30 13,4

Biểu đồ 3.4: So sánh kết quả học tập giữa hai lớp TN và ĐC. Khối 5 0 5 1 0 1 5 2 0 2 5 3 0 3 5 4 0 4 5 G iỏi K há T B Yếu T N ĐC

Qua bảng 3.4 và biểu đồ 3.4 cho chúng ta thấy kết quả học tập của HS hai lớp đối chứng và lớp thể nghiệm hoàn toàn khác nhau. Qua bài dạy sử dụng phƣơng pháp khác nhau ta thấy kết quả học tập chênh lệch rõ rệt, đó là:

Ở lớp thể nghiệm: Mức độ giỏi chiếm: 31,3% Mức độ khá chiếm: 37,5% Mức độ TB chiếm: 28,1% Mức độ yếu chiếm: 3,1% Ở lớp đối chứng: Mức độ giỏi chiếm: 13,4% Mức độ khá chiếm: 30% Mức độ TB chiếm: 43,3% Mức độ yếu chiếm: 13,3%

3.3.2. Kết quả thể nghiệm bài 60: Sự chuyển động của Trái Đất (Tự nhiên và Xã hội lơp 3) nhiên và Xã hội lơp 3)

Sau khi thực hiện bài dạy ở cả hai lớp chúng tôi tiến hành kiểm tra và thu đƣợc kết quả nhƣ sau:

Bảng 3.5: Kết quả học tập của học sinh lớp 3A và 3C. Khối 3 Bài Lớp Tổng số HS Điểm số TB Độ lệch TB 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 60 3A (TN) 35 0 0 0 1 2 5 6 8 8 5 7,8 1,45 3C (ĐC) 37 0 0 1 3 8 9 7 5 3 1 6,4 Từ bảng trên ta thấy:

Kết quả học tập ở lớp thể nghiệm cao hơn lớp đối chứng. Điều này thể hiện ở số HS có kết quả kiểm tra yếu, TB ở lớp thể nghiệm ít hơn ở lớp đối chứng và kết quả khá, giỏi ở lớp thể nghiệm cao hơn lớp đối chứng.

Điểm trung bình của lớp thể nghiệm là 7,8 ở lớp đối chứng là 6,4. Kết quả chênh lệch giữa hai lớp là 1,45.

Dựa vào kết quả trên tôi phân loại mức độ học tập của HS nhƣ sau:

Bảng 3.6: Phân loại mức độ học tập của HS hai lớp TN và ĐC. Khối 3

Bài Lớp Tổng số HS Mức độ % Yếu TB Khá Giỏi 60 3A (TN) 35 2,9 20 40 37,1 3C (ĐC) 37 10,8 45,9 32,5 10,8

Biểu đồ 3.6: So sánh kết quả học tập giữa hai lớp TN và ĐC. Khối 3

0 10 20 30 40 50 G iỏi K há TB Y ếu TN ĐC

Qua bảng 3.6 và biểu đồ 3.6 cho chúng ta thấy kết quả học tập của HS hai lớp đối chứng và lớp thể nghiệm hoàn toàn khác nhau. Qua bài dạy sử dụng phƣơng pháp khác nhau ta thấy kết quả học tập chênh lệch rõ rệt, đó là:

Ở lớp thể nghiệm: Mức độ giỏi chiếm: 37,1% Mức độ khá chiếm: 40% Mức độ TB chiếm: 20% Mức độ yếu chiếm: 2,9% Ở lớp đối chứng: Mức độ giỏi chiếm: 10,8% Mức độ khá chiếm: 32,5% Mức độ TB chiếm: 45,9% Mức độ yếu chiếm: 10,8

Từ kết quả thu đƣợc nhƣ trên càng khẳng định cho chúng ta thấy đƣợc rằng sử dụng các mô hình động đƣợc thiết kế bới phần mềm Flash mang lại hiệu quả rất cao.

3.3.3. Mức độ tập trung chú ý và hứng thú học tập của HS

Qua hai tiết dạy thể nghiệm ở lớp thể nghiệm và lớp đối chứng tôi thấy rằng: GV dạy các bài TNXH có sử dụng các mô hình động thì mức độ hoạt động tích cực của HS trong giờ học nổi lên rõ rệt. HS thực sự đƣợc cuốn hút vào hoạt động học. HS tham gia vào bài học một cách tích cực, mô hình động đã kích thích đƣợc sự tập trung chú ý của các em. Chính vì vậy ở lớp thử nghiệm hầu hết các em rất tập trung vào hoạt động học, sự tập trung đó đƣợc thể hiện ở việc các em hăng hái xây dựng bài, hoàn thành tốt các nhiệm vụ học tập, thảo luận với nhau rất sôi nổi, không có tình trạng không chú ý hay nói chuyện với nhau trong giờ học.

Đối với bài dạy không sử dụng mô hình động trong quá trình dạy thì HS vẫn phải quan sát những hình ảnh tĩnh trong SGK và trả lời những câu hỏi mà GV đƣa ra làm cho HS học tập một cách thu động và chỉ thu hút đƣợc sự chú ý của một số HS tham gia vào bài học, các HS khác làm việc riêng hay không chú

ý vào bài học. Giờ học diễn ra một cách buồn chán, chƣa kích thích đƣợc hứng thú học tập của HS, chƣa lôi cuốn đƣợc HS vào bài học. Vì vậy mà kết quả học tập còn thấp, tỷ lệ HS khá giỏi còn thấp hơn nhiều so với lớp thể nghiệm.

Qua thể nghiệm chứng tỏ rằng giả thiết đặt ra đã đạt đƣợc. Việc ứng dụng phần mềm Flash để thiết kế các mô hình động trong dạy học TNXH ở tiểu học có tác dụng rõ rệt trong việc nâng cao chất lƣợng dạy học và phát huy khả năng tƣ duy sáng tạo, tích cực, tự giác.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 3

Trong chƣơng này tôi tiến hành tìm hiểu những yêu cầu chung của việc thiết kế các mô hình động, trên cơ sở đó tiến hành soạn giáo án để dạy thể nghiệm. Tôi tiến hành soạn và dạy hai bài sử dụng các mô hình động khác nhau mà trong chƣơng 2 đã đề xuất

Sau khi giảng dạy tôi tiến hành cho HS làm bài kiểm tra nhằm thu thập kết quả phân tích và đƣa ra kết luận.

Kết quả thế nghiệm cho thấy trong tiết học có sử dụng mô hình động một cách khoa học thì tiết học đó sẽ diễn ra sôi nổi, HS tích cực tự giác tham gia và hiệu quả hơn những giờ học không sử dụng mô hình động. Qua thể nghiệm bƣớc đầu đã khẳng định tính khả thi của đề tài.

KẾT LUẬN

Ở Việt Nam có rất nhiều các công trình nghiên cứu về việc ứng dụng các phần mềm vào việc dạy học các môn học ở phổ thông. Tuy nhiên chƣa có công trình nào đi sâu nghiên cứu về quy trình thiết kế bài giảng điện tử có sử dụng phấn mềm Flash để thiết kế các mô hình động và sử dụng trong dạy học TNXH. Do vậy, việc đƣa ra quy trình thiết kế và sử dụng bài giảng điện tử có mô hình động nhằm góp phần đổi mới phƣơng pháp dạy học TNXH ở trƣờng tiều học là cần thiết.

Đề tài đã đề xuất quy trình chung để thiết kế bài giảng điện tử và thiết kế mô hình động bằng phần mềm Flash và đã thiết kế bài giảng điện tử và mô hình động mô tả quá trình thụ phấn và thụ tinh ở thực vật có hoa dùng cho giảng dạy TNXH ở tiểu học. Quy trình này có tác dụng giúp GV tiểu học tự thiết kế bài giảng điện tử và mô hình động phục vụ cho quá trình giảng dạy của mình.

Muốn đổi mới phƣơng pháp dạy học thì trƣớc tiên cần phải cải tiến phƣơng tiện dạy học, đặc biệt là các phƣơng tiện trực quan. Bài giảng điện tử và các mô hình động là một trong những phƣơng tiện trực quan có thể đáp ứng đƣợc việc thể hiện tính “sinh động” của các sự vật, các hiện tƣợng tự nhiên… Nhờ quan sát các hình ảnh sinh động, các mô hình động, HS sẽ nhanh chóng nắm bắt và lĩnh hội bản chất của các sự vật hiện tƣợng một cách dễ dàng hơn. Nhƣ vậy hiệu quả dạy học bằng mô hình động cao hơn nhiều so với dùng lời và tranh ảnh để diễn tả một sự vật hiện tƣợng.

Thể nghiệm sƣ phạm đã chứng minh tính hiệu quả và tính khả thi của việc thiết kế mô hình động trong dạy học TNXH. Kết quả thể nghiệm sƣ phạm chứng tỏ rằng bằng phƣơng tiện trực quan này đã góp phần nâng cao hiệu quả dạy học Tự nhiên và Xã hội ở Tiểu học.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), SGK Tự nhiên và Xã hội 1, NXB Giáo dục, Hà Nội.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2002), SGV Tự nhiên và Xã hội 1, NXB Giáo dục, Hà Nội.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1998), Luật giáo dục.NXB Giáo dục, Hà Nội. 4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Tự nhiên - Xã hội và phương pháp dạy

học Tự nhiên và Xã hội (tập 2), NXB Giáo dục, Hà Nội.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Phương tiện kĩ thuật dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở Tiểu học (tập 2), NXB Giáo dục, Hà Nội. 6. Nguyễn Mạnh Cƣờng (2007), Phương tiện kĩ thuật dạy học và ứng dụng

công nghệ thông tin trong dạy học ở tiểu học, NXB Hà Nội.

7. Phạm Quang Huy, (2003), Bài tập thực hành Wildfrom FX & Flash MX, NXB Thống kê.

8. Nguyễn Quốc Hƣng (2002), Sự phát triển của các phần mềm dạy học, các công nghệ mới và các ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục,

ĐHSP, Hà Nội

9. Đặng Vũ Hoạt, Nguyễn Hữu Hợp (2008), Giáo dục tiểu học tập II, NXB Đại học sƣ phạm, Hà Nội.

10. Lê Văn Hồng (1995), Tâm lý lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, NXB Hà Nội, Hà Nội.

11. Đỗ Đình Hoan (1996), Hỏi đáp về đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

12. Đào Thái Lai (2007), Phương tiện kĩ thuật dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở tiểu học, NXB Hà Nội.

13. Bùi Phƣơng Nga (1996), Phương pháp dạy học Tự nhiên và Xã hội, NXB Giáo dục, Hà Nội.

15. PGS.TS. Nguyễn Đức Vũ (2005), Phương pháp dạy học Tự nhiên và Xã hội, NXB Giáo dục.

Một phần của tài liệu Thiết kế mô hình động trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội ở tiểu học (Trang 46 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)