Bức tranh hiện thực về Tây Bắc sau Cách mạng tháng Tám

Một phần của tài liệu bức tranh hiện thực qua tiểu thuyết miền tây của nhà văn tô hoài (Trang 43 - 56)

6. Cấu trúc của đề tài

2.2.Bức tranh hiện thực về Tây Bắc sau Cách mạng tháng Tám

2.2.1. Sự đổi đời của ngƣời dân miền núi từ khi có Đảng

Trong các sáng tác của những nhà văn trước Cách mạng, khi viết về đề tài miền núi, họ thường miêu tả rừng núi là nơi âm u, rùng rợn đầy chết chóc nơi “rừng thiêng nước độc”. Con người nơi đây thường chỉ sống theo bản năng. Hành động của họ có khi được mô tả táo bạo và rùng rợn. Khi viết về Tây Bắc , trong sáng tác của Tô Hoài , con người miền núi hiện lên với hình ảnh khác . Họ không chỉ là những người có ý thức giác ngộ . Trong họ luôn tiềm tàng khả năng vùng dậy và tin tưởng vào tương lai . Tô Hoài đã thực sự thành công ở “miền đất bị bỏ quên trong văn ho ̣c”.

Có thể nói, ý thức cách mạng đến với đồng bào miền núi từ khá sớm. Họ đến với cách mạng như một lẽ tự nhiên. Chính Đảng đã khơi dậy triệt để tinh thần cách mạng của họ. Tô Hoài đã nói: “tôi thấy ở nơi rừng núi tuyệt vời, thơ

mộng ấy, các dân tộc không lặng lẽ chịu đựng. Họ đều đã thức tỉnh. Người cán bộ của Đảng tới đâu thì các dân tộc đứng lên tới đó, trước nhất là những người trẻ tuổi. Họ thật đẹp và yêu đời (…). Làm sao cho tôi thể hiện được lòng tin, lòng yêu cuộc đời của những người trẻ tuổi và sức mạnh tin yêu mãnh liệt đó cuối cùng sẽ đem lại tất cả mọi thắng lợi”. [7; 232]

Ở Miền Tây, Tô Hoài đã tập trung miêu tả những thay đổi lớn lao về mọi mặt và sự trưởng thành nhanh chóng của người dân Tây Bắc từ sau khi chính quyền cách mạng thành lập. Từ những cuộc đời cụ thể, những không gian sinh hoạt cộng đồng mà Tô Hoài đã khái quát lên những vấn đề chung về bước phát

triển của phong trào xây dựng cuộc sống mới, kèm theo đó là tình cảm thắm thiết, tin yêu của mình với dân Tây Bắc.

Phản ánh cuộc sống mới trên vùng cao, trong Miền Tây, Tô Hoài đã miêu tả không khí lao động hồ hởi và vui tươi của người dân với khung cảnh Phìn Sa trong ngày hội làm kho, làm trạm xá và cửa hàng mậu dịch thật là vui vẻ. Nhân dân từ khắp các nơi kéo về, ngựa thồ “lọc cọc, leng keng” kéo nhau đi từng đàn. Các chị ríu rít vui đùa với trẻ con, tranh nhau nắm đuôi ngựa để leo dốc, và : “cụ

già người Xá, người Dao khéo tay. Các cụ cởi trần trật khăn đầu níu xuống vai, vung búa đẽo gỗ. Các cụ cứ bảo cán bộ Nghĩa nhà mậu dịch phải làm cái cột đục cho chắc chắn, lâu dài như chính phủ ta, không tạm bợ cột ngoãm. Rồi bọn trai trẻ xuống suối mò ở các khe, khiêng tảng đá lên đẽo ra những hòn đá vuông, phẳng, để kê chân cột”. [3; 164]

Để phản ánh cuộc sống mới, Tô Hoài đã rất tinh tế và dụng công khi miêu tả hai phiên chợ để lột tả sự khác nhau giữa hai chế độ mới và cũ. Vẫn có những cảnh sinh hoạt quen thuộc những hàng rượu, những hàng thắng cố, nhưng những câu chuyện của họ đã khác. Họ bàn về những chuyến hàng mới lên, cửa hàng mậu dịch, thuốc trừ sâu, …

“Các ông già Mèo tay rìu tay búa làm quầy hàng, giá thuốc. Các bà, các mẹ ngồi trong bóng nắng xe lanh thêu cổ áo. Trẻ con ríu rít đốt lửa nướng ngô. Khung cảnh thật nhộn nhịp, đông vui” (…) Trai gái vui vẻ đi sắm hàng ở mậu

dịch. Ngày chợ trên vùng cao không còn cảnh cướp bóc, chèn ép đến chết người vì hạt muối nữa mà ngày chợ “cũng là ngày công tác, ngày hẹn, ngày chờ, ngày

chơi, ngày nghỉ, nhiều vẻ, …”. Ngày chợ cũng không còn thấy cảnh người hút

thuốc phiện nằm ngổn ngang trên cái lều giữa bãi, rì rầm những chuyện bán súng, bán lậu bạc trắng sang Miến Điện, sang Trung Quốc. Cũng không còn những ông già mặt hốc hác, trắng bệch vì thiếu muối ngồi chống tay lên má, lặng lẽ, nghĩ ngẫm nữa mà thay vào đó là tiếng cười khà khà “Ông cười khà khà,

húp cạn nốt bát rượu”. Lưỡi cày, lưỡi cuốc, lưỡi rìu của các bác thợ đúc người

Mèo Xanh đem bán, bác thợ đúc bắt nạt người mua, cứ phải có ba lưỡi hỏng với hai đồng bạc trắng đến mới đổi được một lưỡi cày mới nữa, mà bây giờ đã có

hẳn lò rèn của chủ tịch Tỏa, với những người thợ rèn, những người học nghề thợ rèn nhộn nhịp nhanh nhẹn. Người gọt khuôn, người vùi lại chiếc lưỡi vừa rời khuôn đúc còn bùng lửa trong đống mạt cưa. Nhìn những mẻ lưỡi cày đúc mới ra lò, nhẵn bóng xếp nghiêng trước cửa lò, màu gang như những miếng bánh ngô tía, ngon tưởng ăn được.

Bao nhiêu hoạt động được mô tả chỉ trong phiên chợ, là bấy nhiêu sự đổi khác. Cuộc sống của người dân miền núi đổi thay nhiều, đủ đầy và vui vẻ hơn nhiều. Ấy là nhờ có Đảng, nhờ có Cách mạng soi đường. Người dân miền núi cũng ý thức được điều đó. Ông cụ quay lại trở vào đám người đằng sau:

-“ Khác trước rồi, khác trước rồi.

Dưới kia đương đông. Ô đen, ô xanh xoay tròn quanh từng đàn ngựa đứng phẩy đuôi. Trông một lúc rồi ngẫm nghĩ, khác trước thật’’.[5; 58]

Khi miêu tả những đổi thay của mảnh đất miền Tây, Tô Hoài không chỉ miêu tả sự đổi thay về kinh tế, mà còn thể hiện sự thay đổi kì diệu trong cuộc sống của những con người ngày xưa từng chịu bao tăm tối cực khổ trong xã hội cũ.

Chắc hẳn, chúng ta không thể nào quên được hình ảnh bà giàng Súa như một bóng ma phải lẩn trốn mọi người, sống đói rét nuôi mấy đứa con nhỏ trong một cái hang đá suốt những năm cách mạng chưa về. Ngày hôm nay, người đàn bà khổ cực ấy đã sống giữa tình thương và sự đùm bọc của xóm làng. Trong làng, bà vẫn còn nỗi chua xót của một người mẹ có con đi lầm đường. Nhưng ở bà niềm vui vẫn lớn hơn, vẫn là một tình cảm bao trùm khi bà nghĩ đến cuộc đời mới, nghĩ đến Thào Khay, Thào Mỵ, những đứa con rất xứng đáng với lòng tin cậy và niềm tự hào của bà cũng như của mọi người. Mọi người không cần hắt hủi, ghẻ lạnh mẹ con bà giàng Súa như xưa nữa. Không còn những đứa trẻ bị xua đuổi, đánh khi xuống chợ, đang say mê cảnh chợ như trước kia người ta đã từng làm với Thào Nhìa và Thào Mỵ nữa. Vì họ được ánh sáng của cách mạng soi đường chỉ lối:

“Ở khu du kích không giống như ở làng ngày trước. Chẳng ai ở đây

thấy bà giàng Súa có ma, không ai đánh, không ai đòi đem giết mẹ con bà giàng Súa” [5; 52].

Trong làng, người đàn bà tưởng như chỉ biết đến khổ đau ấy bây giờ đã lấp lánh những niềm vui “yên vui rồi! đất nước ta thật đây rồi” [5; 55]. Trong suy nghĩ của bà quá khứ càng tủi nhục bao nhiêu, cuộc sống ngày nay càng làm cho bà hạnh phúc: “ngày trước, bà giàng Súa hay ví đời con người như

mớ củi đốt lên đến tàn. Bây giờ bà giàng Súa lại thấy đời người như bếp lửa đang lên, mỗi lúc một sáng, mỗi ngày một sáng hơn (…) Đời người ta quả là mỗi ngày một sáng hơn” [5; 64]. Trong nỗi niềm sâu kín của bà, tuy vậy đôi

khi bà vẫn còn bị những ấn tượng về cuộc đời cũ ám ảnh với nếp suy nghĩ mê tín dị đoan, bà cảm thấy mệt nhọc, lo lắng. Và khi ngắm mình với cuộc đời mới bà đã cảm nhận được niềm vui thanh thoát bù đắp cho những gì trong quá khứ bà đã từng trải qua.

Cùng với sự đổi đời của mẹ con bà giàng Súa, Vừ Sóa Tỏa - người chủ tịch Mông cũng có sự trưởng thành trong cuộc sống như bao người dân nơi đây. Vừ Sóa Tỏa là người lao động nghèo khổ phải đi làm công cho tên thống lý Mùa Sống Cổ, phải đổi họ thay tên, bị đánh đập tàn nhẫn, Sóa Tỏa hiểu rất rõ nỗi cơ cực của người xưa cũ. Sau cách mạng, Sóa Tỏa là người cách mạng được nhân dân yêu mến, hết lòng vì phong trào. Tính tình thẳng thắn, bộc trực, đôi khi hơi nóng nảy, nhưng Sóa Tỏa rất vui vẻ, hòa đồng với mọi người, hăng hái trong công việc. Đó là những ngày lao động trong khu du kích Phìn Sa, Sóa Tỏa say sưa kéo bễ làm nền. Nghĩ tới công sức của mọi người, nghĩ tới ngày mai, Sóa Tỏa đã thấy niềm tin vào cách mạng, vào cuộc đời mới. Hay cũng một kiểu người như Vừ Sóa Tỏa, có trưởng thôn Pàng, thẳng thắn, mạnh mẽ, mộc mạc và chân chất. Vừ Sóa Tỏa và Pàng là những kiểu người thuộc tính cách gốc cơ bản của người vùng cao. Họ là những viên gạch xây dựng nền móng cách mạng.

Có lẽ khi viết về sự đổi thay trong cuộc sống của người dân miền núi Tây Bắc, Tô Hoài đã viết bằng tình cảm chân thành, bằng lòng thương mến bằng cả trái tim của một người con đối với quê hương. Ông không nhìn ngắm con người

nơi đây bằng cặp mắt dò la, tìm hiểu. Ông không quan sát họ với sự chăm chú, lạ lẫm. Ông đến với họ như những người bạn chân tình, như anh em đồng chí của mình. Viết về Phìn sa, quê hương thứ hai, cũng chính là viết lên nỗi lòng của chính tác giả.

2.2.2. Những đổi thay trong nhận thức của ngƣời dân miền núi.

Ở Miền Tây, Tô Hoài không chỉ tái hiện lên trước mắt ta những cảnh đời lam lũ, tội nghiệp của những người dân sống trên mảnh đất Phìn Sa mà còn phê phán những tư tưởng, những hủ tục mê tín dị đoan. Đồng thời đó còn là một bản trường ca về niềm vui và lòng tự hào của nhân dân Tây Bắc trong những năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nhà văn đã đặt ra được một số vấn đề của vùng cao trong những năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội và củng cố chính quyền cách mạng. Nếu trong kháng chiến, cán bộ Tây Bắc chỉ làm công tác chính trị hay vũ trang tuyên truyền tổ chức chống càn quấy, đồn bốt thì bây giờ công việc xây dựng chủ nghĩa xã hội khó khăn và phức tạp hơn trước. Tô Hoài đã xây dựng lên những điển hình về người cán bộ miền xuôi như Nghĩa, người cán bộ miền xuôi như Thào Khay. Nghĩa đã từng làm cán bộ ở khu du kích Phiềng Xa, nay chuyển sang làm công tác chính trị bằng thước vải, viên thuốc sốt, chai dầu,… chăm lo tới đời sống hằng ngày người vùng cao. Còn Thào Khay, từng là bộ đội tham gia chiến dịch Tây Bắc, Điện Biên thì giờ đây làm công tác phòng bệnh và chữa bệnh. Thào Khay không chỉ chữa bệnh về sức khỏe mà chữa bệnh tinh thần do ảnh hưởng từ tập tục mê tín dị đoan của người dân miền núi. Thay đổi những hủ tục ăn sâu, bám rễ vào đời sống tinh thần của người dân. Công việc ấy thật khó nhưng phải dùng thực tiễn để chứng minh, mới giác ngộ được lòng người. Tô Hoài muốn đặt ra một vấn đề mang tầm ý nghĩa lớn lao đối với những người cán bộ miền núi: không phải muốn giác ngộ ý thức cách mạng cho người dân chỉ cần hô hào lý thuyết mà cần gắn liền với một công việc nhất định, đồng thời, ngòi bút Tô Hoài luôn muốn dành những trang đẹp nhất để ca ngợi người cán bộ miền xuôi trong thời kì chống Pháp gian khó. Tiêu biểu là hình ảnh cán bộ Nghĩa. Anh đã lặn lội vùng núi Tây Bắc mang ánh sáng của Đảng lên vùng cao, đã thực hiện lý tưởng của người Đảng viên, đoàn viên thanh niên tình (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nguyện lên công tác miền núi. Anh đã lấy Tây Bắc làm quê hương thứ hai của mình, vui buồn, sướng khổ luôn sát cánh bên đồng bào Tây Bắc trong công tác, cũng có lúc họ có tư tưởng cầu an, ngại gian khổ, có những cái nhìn cũ về người cán bộ trẻ, có những băn khoăn về tình cảm gia đình, vợ con, … nhưng lý tưởng của Đảng, lòng yêu mến nhân dân Tây Bắc đã giúp họ tự mình vượt lên chính mình, vượt lên hoàn cảnh gian khổ, sẵn sàng hi sinh tất cả vì cuộc đời mới của người vùng cao, đang cần ánh sáng của Đảng soi đường.

Người ta không còn u mê sống trong cảnh phụ thuộc những tập tục mê tín dị đoan nữa. Ông cụ người Xá không còn chỉ ở dưới Ná Đắng mà gieo lóc cóc sừng trâu hỏi ma nữa. Ông đi với mấy thanh niên lên Phìn Sa mua bộ chân chài mới. Cả đời ông, bảy mươi tuổi ông cũng chỉ có một bộ chân chài để kiếm ăn khắp các suối. Đến giờ, ông được biết rằng, lò rèn của Chủ tịch Tỏa sản xuất rất nhiều, nhiều bộ chân chài mới và đẹp như thế. Phải chăng ông cũng đã nhận thấy sự thay đổi ấy chính nhờ Đảng, nhờ Cách mạng: “Ông cụ đứng ngước mắt lên trời, hỏi như reo rồi giơ cả hai tay ra hứng bộ chân chài. Những điều cả đời người Xá nghèo mong ước và đi tìm, đã thấy đây và ở lò chủ tịch Tỏa còn nhiều nữa, lò chủ tịch Tỏa rèn được cả” [5; 274]. Ông cụ người Xá, và tất cả những người Xá ở Ná Đắng, người Mèo ở Phìn Sa đã có cuộc sống mới đổi khác, họ vui hơn, khuôn mặt luôn rạng rỡ những nụ cười chứ không xám xịt u ám như xưa nữa. Họ vui vì họ đã có cuộc sống vật chất đủ đầy hơn. Và hơn hết là họ đã được khai thông tư tưởng, không còn quá tin vào những con ma chài, bị bệnh họ không nhờ thầy cúng nữa mà biết đến trạm xá chữa bệnh. Thành quả ấy là nhờ sự cố gắng của những cán bộ như Nghĩa, Khay, Mỵ, …

Xây dựng quá trình trưởng thành của Thào Khay, Thào Mỵ, Huổi Ca, Pàng, Khúa Lỳ- những lực lượng tiên tiến nhất trong nhân dân Tô Hoài muốn thể hiện hình ảnh những người chủ của bản làng, đất nước có lý tưởng tinh thần yêu nước, quyết tâm xây dựng cuộc sống mới. Cũng từ cuộc sống ấy, tác giả cũng nhằm nêu lên một vấn đề thời sự nóng hổi, đó là tinh thần cảnh giác cách mạng ngay trong cuộc sống hòa bình.

Nhìn toàn diện Miền Tây, có thể nhận thấy rằng, ánh sáng cách mạng, lý tưởng Đảng đã góp phần không nhỏ trong thành công xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc. Khẳng định sự thất bại trong luận điệu xuyên tạc chia rẽ dân tộc của kẻ gian cũng là sự khẳng định tinh thần đoàn kết, yêu nước, tin tưởng ở cách mạng, hoàn thành tốt quá trình xây dựng đất nước trong hành trình đi đến “cánh đồng vui”

* Tóm lại: Bên cạnh những phẩm chất đẹp đẽ, đáng quý của con Người

Tây Bắc, Tô Hoài còn đưa vào cuộc sống của họ cái không khí của thời đại, lịch sử để làm nổi bật những phẩm chất cách mạng như lòng tin với cách mạng, thái độ sẵn sàng đi theo cách mạng, trung thành ở lý tưởng cách mạng. Có thể nhận định rằng, chỉ đến ngòi bút Tô Hoài, thì con người miền núi mới hiện ra một cách toàn diện, đầy đủ trong mối quan hệ với các hiện tượng trong lịch sử- xã hội

2.3. Thiên nhiên Tây Bắc qua tiểu thuyết Miền Tây 2.3.1. Thiên nhiên mang vẻ đẹp tự nhiên 2.3.1. Thiên nhiên mang vẻ đẹp tự nhiên

Vẻ đẹp của thiên nhiên Tây Bắc luôn là đề tài được rất nhiều nhà văn quan tâm. Ngòi bút của mỗi nhà văn sẽ hướng tới thiên nhiên Tây Bắc ở những phương diện khác nhau. Với Tô Hoài, thiên nhiên ấy không xa vời, tưởng tượng mà ngược lại, là một thiên nhiên tự nhiên trong dáng vẻ vốn có của nó. Tác gỉa Mai Thị Nhung trong Luận án Tiến sĩ: “Phong cách nghệ

thuật Tô Hoài” đã từng nhận xét như sau: “trong sáng tác của Tô Hoài, yếu tố chi phối có tính chất quyết định làm nên phong cách nghệ thuật nhà văn là cảm quan hiện thực… cảm quan hiện thực đời thường, là hạt nhân phong

Một phần của tài liệu bức tranh hiện thực qua tiểu thuyết miền tây của nhà văn tô hoài (Trang 43 - 56)