Những chuyển biến mới về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội ở Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất

Một phần của tài liệu On su 12 HKI (Trang 29 - 30)

chiến tranh thế giới thứ nhất

1. Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp:

Nêu chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Việt Nam sau CTTG I. Tác động của cuộc khai thác đến tình hình kinh tế - xã hội nước ta?

a. Hoàn cảnh thế giới sau chiến tranh thế giới thứ nhất:

- Các nước thắng trận đã phân chia lại thế giới, hình thành một trật tự thế giới mới. - Các nước tư bản châu Âu chịu hậu quả nặng nề, nhất là Pháp (1,4 triệu người chết..) - Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi, Quốc tế cộng sản ra đời... tác động đến Việt Nam.

b. Chính sách khai thác thuộc địa lần hai của thực dân Pháp:

- Từ 1919 - 1929, ở Đông Dương chủ yếu là Việt Nam Pháp thực hiện chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai.

- Pháp đầu tư với tốc độ nhanh, quy mô lớn vào các ngành kinh tế ở Việt Nam: 4 tỉ France (1924 - 1929).

+ Nông nghiệp: vốn đầu tư nhiều nhất, chủ yếu cho đồn điền cao su, diện tích trồng cao su tăng nhanh, nhiều công ti cao su được thành lập.

+ Công nghiệp: Pháp mở mang một số ngành công nghiệp:dệt, muối, xay xát...; coi trọng khai thác mỏ, trước hết là mỏ than.

+ Thương nghiệp: ngoại thương có bước phát triển mới, buôn bán nội địa phát triển.

+ Giao thông vận tải: được phát triển, các đô thị được mở rộng.

+ Ngân hàng Đông Dương nắm quyền chỉ huy nền kinh tế Đông Dương.

+ Pháp thi hành các biện pháp tăng thuế.

2. Chính sách chính trị, văn hóa, giáo dục của thực dân Pháp:

* Chính trị:

- Tăng cường cai trị Đông Dương: nhà tù, cảnh sát, mật thám...hoạt động ráo riết - Thi hành cải cách chính trị - hành chính: lập các Viện dân biểu Trung Kì, Bắc Kì. * Văn hóa, giáo dục:

- Hệ thống giáo dục Pháp - Việt được mở rộng.

- Xuất bản sách báo nhiều, văn hóa phương Tây xâm nhập vào Việt Nam.

3. Những chuyển biến mới về kinh tế và giai cấp xã hội ở Việt Nam:

Trình bày những chuyển biến mới về kinh tế và giai cấp xã hội ở Việt Nam dưới tác động chính sách khai thác thuộc địa của thực dânPháp.

a. Về kinh tế:

- Nền kinh tế của tư bản Pháp ở Đông Dương có bước phát triển mới, có đầu tư kĩ thuật, nhân lực song hạn chế.

- Kinh tế Việt Nam vẫn mất cân đối, lệ thuộc Pháp, là thị trường độc chiếm của Pháp.

b. Về giai cấp xã hội: có những chuyển biến mới

* Giai cấp nông dân:

- Bị đế quốc, phong kiến tước đoạt ruộng đất, bần cùng, không lối thoát, mâu thuẫn gay gắt với đế quốc Pháp và phong kiến tay sai.

- Là lực lượng cách mạng to lớn.

* Giai cấp tiểu tư sản:

- Tăng nhanh về số lượng, có tinh thần dân tộc chống Pháp và tay sai

- Học sinh, sinh viên nhạy cảm với thời cuộc, hăng hái đấu tranh vì độc lập dân tộc.

* Giai cấp tư sản:

- Ra đời sau chiến tranh, bị Pháp chèn ép, kìm hãm, số lượng ít, thế lực kinh tế yếu. - Phân hóa thành hai bộ phận:

+ Tư sản mại bản: có quyền lợi gắn với đế quốc nên cấu kết chặt chẽ với chúng. + Tư sản dân tộc: có xu hướng kinh doanh độc lập, ít nhiều có tinh thần dân tộc, dân chủ.

* Giai cấp công nhân:

- Phát triển nhanh về số lượng (22 vạn - năm 1929).

- Bị đế quốc, thực dân, tư sản…áp bức, bóc lột có quan hệ gắn bó với nông dân; kế thừa truyền thống yêu nước của dân tộc, sớm ảnh hưởng trào lưu Cách mạng vô sản, nên nhanh chóng vươn lên thành một động lực của phong trào dân tộc dân chủ theo khuynh hướng cách mạng tiên tiến.

Như vậy, sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam sâu sắc, chủ yếu là mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân ta với đế quốc Pháp và tay sai. Cuộc đấu tranh chống đế quốc, tay sai diễn ra với nội dung, hình thức phong phú.

Một phần của tài liệu On su 12 HKI (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w