Nhận thức rõ vai trò, vị trí, tầm quan trọng của công tác thi đua khen thưởng vừa là một giải pháp hữu hiệu, vừa là động lực thúc đẩy mạnh mẽ việc nâng cao chất lượng mọi mặt hoạt động của nhà trường, ngay từ đầu năm học, cùng với việc triển khai kế hoạch, nhiệm vụ năm học và hưởng ứng phong trào thi đua “Dạy thật tốt, học thật tốt” gắn với các cuộc vận động lớn do Ngành giáo dục đào tạo phát động như: Cuộc vận động “Kỷ cương, tình thương, trách nhiệm”; cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục; nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo và hiện tượng học sinh ngồi nhầm lớp”; cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; cuộc vận động “mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức về học tập và sáng tạo"...Nhà trường cũng chủ động tổ chức đăng kí giao ước thi đua đến với từng đối tượng trong nhà trường. Phương châm chung là
"không ngừng đổi mới để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường". Cụ thể là:
2.1 Đối với cán bộ quản lý nhà trường:
- Chủ động đổi mới công tác tổ chức đội ngũ và xây dựng kế hoạch. Chủ động đổi mới phương pháp chỉ đạo, lãnh đạo. Tích cực đổi mới quản lý hành chính nhà nước - quản lý theo hướng tích cực hóa đối tượng quản lý, khoán sản phẩm đến người lao động chứ không nặng về hành chính đơn thuần. Công khai dân chủ, chi tiết hóa kế hoạch nhiệm vụ đến từng cá nhân. Tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất về thời gian, về bố trí công tác, về điều kiện làm việc để các cá nhân chủ động hoàn thành tốt mục tiêu kế hoạch được giao. Tổ chức khảo sát, bàn giao chất lượng và giao khoán chất lượng giáo dục đào tạo cho từng cá nhân.
- Tiếp tục đổi mới công tác chỉ đạo hoạt động dạy và học và các hoạt động giáo dục. Triệt để phân luồng học sinh trong quá trình đào tạo gắn chặt với việc tăng cường hiệu quả phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh khá, giỏi. - Tăng cường và phát huy tốt vai trò lãnh đạo của Chi bộ, sự quản lý của BGH cũng như các tổ chức đoàn thể và các ban ngành trong mọi hoạt động của nhà trường, nhất là công tác chuyên môn gắn với nhiệm vụ chính trị của nhà trường trong từng giai đoạn, từng thời kỳ. Luôn phát huy tính tự giác, tiên phong tích cực, gương mẫu của cán bộ, giáo viên, nhân viên trên mọi lĩnh vực công tác kết hợp với việc tăng cường kiểm tra, thanh tra xếp loại, biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân kịp thời. Để thực hiện tốt điều này, quan trọng là luôn đảm bảo thực hiện đúng các chế độ, chính sách nhà nước quy định, các quy chế nội bộ, đặc biệt là Quy chế dân chủ cơ sở, các vấn đề liên quan đến tổ chức, tài chính…Ban giám hiệu phải luôn gần gũi, nắm vững tâm tư, tình cảm của GV, CBCNV từ đó đáp ứng được những nhu cầu của GV, CBCNV một cách khách quan, công bằng.
- Duy trì thật tốt công tác thi đua và chế độ khen thưởng. Chú ý đến việc khen và thưởng cao cho các sáng kiến hay, kinh nghiệm quí; sáng chế đồ dùng tốt để dạy học. Khen thưởng cho các giáo viên dạy giỏi các cấp, giáo viên có học sinh giỏi đạt giải, giáo viên có chất lượng đỗ tốt nghiệp cao, khen thưởng học sinh giỏi đạt giải các cấp, thưởng học sinh tự thi đỗ vào các trường Đại học… Riêng đối với giáo viên, CBCNV, cao hơn nữa còn là được ưu tiên bố trí sắp xếp công tác, ưu tiên chọn cử tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận và chuyên môn nghiệp vụ, ưu tiên xét đề nghị nâng lương sớm...Từ việc khen thưởng đó mà kịp thời phát triển nhân tố, nhân rộng điển hình, khiến cho công tác thi đua khen thưởng thực sự vừa là một phong trào, nhưng cũng vừa là động lực thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của nhà trường.
2.2. Đối với giáo viên, CBCNV:
- Thi đua dạy tốt, giáo dục tốt. Cụ thể là tích cực đổi mới nội dung, phương pháp dạy học; sáng chế đồ dùng dạy học; tích cực nghiên cứu sáng tạo, áp dụng những giải pháp mới trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh cho trình độ nhận thức, năng lực tiếp thu, phù hợp với cách thức cảm nhận và bản chất tâm lý có tính đặc thù của học sinh DTNT. Thi đua phấn đấu mỗi thầy cô giáo thực sự là một tấm gương sáng về đạo đức và nhân cách cho học sinh noi theo. Mỗi thầy giáo, cô giáo phấn đấu thực sự xứng đáng với tư cách là người cha, người mẹ thứ hai của học sinh DTNT. Nhất là mỗi khi các em gặp khó khăn về sinh hoạt, về tư tưởng, về sức khỏe… những sự giúp đỡ, chia sẻ, quan tâm của các thầy, các cô chính là chỗ dựa vững chắc và động lực tinh thần lớn lao nhất cổ vũ học sinh DTNT tích cực phấn đấu vươn lên để học tập tốt tu dưỡng tốt vì ngày mai lập nghiệp.
- Tích cực xây dựng, củng cố và giữ gìn tinh thần đoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong công tác chuyên môn và trong tất cả các hoạt động; phát huy được sức mạnh, trí tuệ tập thể trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị.
- Bản thân mỗi giáo viên phải tự xây dựng chương trình, kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng, đi học nâng cao trình độ chuyên môn. Thường xuyên trao đổi kinh nghiệm với bạn bè, đồng nghiệp. Tích cực tham gia vào các đợt bồi dưỡng chuyên môn của Sở góp phần nâng cao năng lực bản thân và chất lượng giáo dục.
2.3. Đối với học sinh: Cam kết thi đua phấn đấu học tập tốt, tu dưỡng vàrèn luyện tốt vì ngày mai lập nghiệp, học để trở thành người con ưu tú của rèn luyện tốt vì ngày mai lập nghiệp, học để trở thành người con ưu tú của đồng bào dân tộc, người công dân có ích cho Tổ quốc.